Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Thầy Giác Nhiên

18/08/201500:00:00(Xem: 6980)

Bải này được viết để tưởng nhớ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, nhìn từ cương vị một nhà báo ở Nam California, ghi lại một số hình ảnh bên lề, chưa được (hay ít được) nhắc tới về Thầy trong các bản tin chính thức. Bởi vì, các bản tin chính thức lúc nào cũng khô khan, ngắn gọn, không ghi hết được những sinh động của dòng đời. Bài viết này đặc biệt được hiệu đính bởi Cư sĩ Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy, một cựu thị giả của Thầy Giác Nhiên.

*

Tôi thường nói với nhiều bạn hữu rằng Thầy Giác Nhiên là một vị Phật. Rất mực hy hữu, Phật Giáo Việt Nam đã có một vị thầy như thế. Ca ngợi thầy bằng danh xưng như thế cũng không thích nghi, vì Thầy Giác Nhiên nhiều lần nói rằng thầy chỉ là một hạt cát so với Đức Phật. Thêm nữa, cũng từng có lúc, Thầy Giác Nhiên khi nói về Tổ Sư Minh Đăng Quang, đã gọi rằng đó là Bồ Tát Minh Đăng Quang.

Thầy Giác Nhiên là cách gọi đơn giản của nhiều đồng bào nơi đây, tuy rằng chức vụ chính thức của Thầy là Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, nghĩa là một chức tương đương với Đức Tăng Thống, hay Đức Pháp Vương, nghĩa là cương vị cao nhất của một giáo hội. Dù vậy, tâm hồn Thầy rất mực đơn sơ, khiêm tốn. Khi Thầy giảng, Thầy thường nói rằng Thầy chỉ trùng tuyên kinh điển, không thể nói hết những cao sâu diệu nghĩa.

*

blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma trao khăn trắng tặng Thầy Giác Nhiên.(Photo VB)

Nơi Thầy cư trú là Tịnh Xá Minh Đăng Quang, trên đường Westminster, gần góc đường Magnolia, cách một quãng phía sau một ngôi chợ Việt Nam. Tôi từng có kỷ niệm nơi ngôi chùa này: lần đầu tôi tới thăm là khoảng hơn 2 thập niên trước, lúc đó Quận Cam không có nhiều chùa. Vào buổi lễ ban chiều, đông người chen vào ngôi chùa nhỏ này, sau khi đi qua ngõ của gian bếp, tự nhiên như có ai đẩy tôi lên chiếc gác xép nhỏ chút xíu, chen chúc và chỉ sợ sập, vì đây là gác gỗ. Không khí đông người, mùi nhang khói, tiếng giảng, lời kinh chiều đọc bằng giọng Nam Kỳ… tạo ra một không khí rất mực dân gian Việt Nam, không có vẻ gì như ở Hoa Kỳ.

Những ngôi chùa trước đó tôi thăm, ở Virginia, hay ở thủ đô Washington D.C., hay ở một làng thiền Hoa Kỳ ở West Virginia đều có không gian rộng, có rừng vây quanh, hoặc nếu không có rừng cũng có vườn rộng.

Sau này, thế hệ môn đệ của Thầy Giác Nhiên có chùa rộng hơn nhiều. Thầy có khả năng tìm chùa lớn hơn, nhưng tính của Thầy là thế. Thầy được Phật tử dâng cúng nhiều ngôi nhà để làm chùa, nhưng Thầy chỉ trao tặng cho đệ tử Thầy trụ trì. Rất mực hiếm vị sư nào như thế. Đó cũng là phong thái của nhiều vị sư bên hệ Khất sĩ, đa số sống rất mực tri túc như thế.

Lý do nữa: hễ có tiền là Thầy đi làm từ thiện. Thầy Giác Nhiên từng mở mấy đợt cứu trợ từ thiện tại Việt Nam, lần đầu hình như khoảng năm 1999, rồi một số lần ở các năm sau. Thầy làm từ thiện bằng tấm lòng đơn sơ của Thầy, cũng từ đi làm từ thiện ở một số quốc gia Đông Nam Á khi trận song thần 2005 quét vào nơi này.

Thầy Giác Nhiên hành xử với tâm hồn đơn sơ tới mức ai cũng thấy Phật Giáo không có gì phức tạp. Có lần, một Phật tử tới chắp tay chào Thầy. Thầy thấy khuôn mặt lạ, mới hỏi, tên gì, Tuấn hả, có pháp danh chưa, lấy giấy bút ra ghi nhen, Thầy cho pháp danh bây giờ nhen...

*

Sống đơn giản, và giữ hạnh từ bi bố thí như thế là kiểu của Thầy Giác Nhiên. Bạn hãy suy nghĩ về một câu hỏi: làm cách nào xin gặp một vị sư trụ trì? Hay, làm thế nào để xin gặp vị sư Pháp chủ?

Không dễ đâu. Chỉ với Thầy, mới dễ thôi. Phải nói rằng, Thầy Giác Nhiên là vị Thầy duy nhất ai cũng có thể xin gặp được, bất kể rằng bạn chỉ là một người nghèo khó, hay một người mù chữ -- nghĩa là, tâm Thầy Giác Nhiên không phân biệt.

Vì tâm hồn Thầy Giác Nhiên từ bi như thế, nên rất nhiều Phật Tử mang ơn Thầy. Trước tiên, Thầy Giác Nhiên bảo trợ nhiều ngàn gia đình khi họ làm hồ sơ sang Mỹ định cư. Và Thầy quan tâm thực sự tới họ, chứ không phải chỉ ký tên trên giấy rồi để người khác lo mọi chuyện đời thường. Anh bạn mà tôi quen goị là Huy Nhỏ, cũng có tên là Henry Nguyen, kể rằng hồ sơ gia đình anh do Thầy Giác Nhiên bảo lãnh, lúc đó vì các cơ quan từ thiện Tin Lành và Công Giáo đầy rồi. Anh kể, chính Thầy Giác Nhiên ra phi trường đón gia đình anh; Thầy chống gậy, bước cà nhắc vì mới bị đụng xe và rời giường bệnh.

Trong khi đó, một số người khác lợi dụng tâm thầy từ bi: Tôi không dám nói rằng họ lừa gạt Thầy, mà chỉ dám nói rằng họ nợ tiền Thầy. Hãy hình dung thế này: rất nhiều vị thầy khác không ai lừa gạt nổi. Thí dụ như tôi (vì không lẽ, lấy thí dụ với ai khác), trong hoàn cảnh nào đó, khi vợ bệnh con đau, và xe hư cần sửa, tôi sẽ suy nghĩ rằng mình bế tắc rồi, hẳn là bây giờ có thể phải tạm mượn tiền, thí dụ, một ngàn đôla, từ quý Thầy cho qua cơn ngặt. Tôi sẽ nghĩ tới thầy nào? Người duy nhất tôi có thể nghĩ tới là Thầy Giác Nhiên. Lúc đó, tôi sẽ nói anh bạn chí thân của tôi là anh Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy (người từng là thị giả trong gần 2 năm bên Thầy Giác Nhiên, giúp Phật sự bên Thầy qua nhiều quốc gia) rằng anh Huy ơi, hai đứa mình tới thăm Thầy Giác Nhiên để Hải mượn tiền, rồi sẽ trả sau. Người duy nhất tôi thoải mái nghĩ tới như thế là Thầy Giác Nhiên. Và nếu một hay hai tuần sau, nếu gặp chuyện ngặt khác, tôi cũng sẵn sàng làm mặt dày tới năn nỉ Thầy Giác Nhiên để mượn lần thứ nhì. Tiền tam bảo, dĩ nhiên tôi không dám sơ suất. May mắn, tôi chưa rơi vào cảnh ngặt nghèo như thế. Thầy dưới mắt nhiều Phật Tử là nhà sư từ bi như thế. Hữu sự, Thầy Giác Nhiên cũng sẵn sàng đi mượn tiền giùm cho bạn. Có ai như thế không ở nơi vùng Nam California này? Ai cũng thấy rằng, Thầy Giác Nhiên là người thực sự tu hạnh Bố thí như thế.

Tôi cũng nghiệm ra một điều nữa: Thầy Giác Nhiên là vị sư duy nhất nói công khai trong một số buổi giảng rằng hiện nay có nhiều tăng ni sinh đang du học ở Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan… và Phật tử hãy ủng hộ để hỗ trợ quý tăng ni sinh đang du học. Tôi không nghe Thầy nào khác nói như thế. Có thể, có thầy khác nói như thế, nhưng là nói riêng trong tông môn của họ, nghĩa là yểm trợ có phân biệt. Đó là chưa kể chuyện chụp mũ, có thể có. Do vậy, đã có hằng trăm Tăng Ni hoàn tất Tiến Sĩ Phật Học với tiền hỗ trợ từ uy đức của Thầy Giác Nhiên.

*

blank
Thầy Giác Nhiên (tay cầm xâu chuỗi) và Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Ngày Tương Hội 2000. (Photo VB)

Có một điểm dễ thấy: tài liệu và hình ảnh về Thầy Giác Nhiên quá ít. Một phần, một số vị Thầy khác có dàn phóng viên riêng: buổi giảng nào, buổi lễ nào, hay sự kiện nào cũng ghi âm, chụp hình, quay video, viết bản tin… phóng lên Internet. Thầy Giác Nhiên không có ai làm như thế, do vậy rất ít tài liệu về Thầy có thể tìm ở mạng công chúng. Có thể hiểu rằng, Thầy không bận tâm quảng bá về Thầy.

Dĩ nhiên, chỉ trừ một vài sự kiện Thầy cần quảng bá và mời gọi hỗ trợ. Tôi còn nhớ rằng, khoảng mười năm trước, Thầy lên chương trình tổ chức một buổi lễ, và mời gọi Phật Tử tham dự: lễ này, Thầy Giác Nhiên gọi là Đại Lễ Vớt Vong ở Biển Đông.

Phải nói rằng, chữ “vớt vong” là chữ duy có Thầy sử dụng, một kiểu rất mực Nam Kỳ, khi Thầy kể về nỗi khổ của những hương linh chưa siêu thoát ở Biển Đông, đang cần Thầy đưa họ về quy y với Tam Bảo… Theo tôi biết, nhiều vị thầy khác, cả trong hay ngoài nước, đều sử dụng những chữ khác, thí dụ: đại lễ siêu độ, đàn tràng thủy lục, vân vân. Nhưng thiên tài của Thầy Giác Nhiên là dùng những chữ riêng của Thầy, dùng tự nhiên, đột khởi từ tâm thiền định của Thầy.

Tôi không dám nói những chữ khác với “vớt vong” là dở, nhưng chỉ nói được rằng tâm Thầy Giác Nhiên có một cảnh giới riêng; nếu không khởi lên từ cảnh riêng sẽ không có ngôn ngữ riêng. Bất kỳ nhà thơ nào cũng có những cảnh riêng cho ngôn ngữ riêng, và Thầy Giác Nhiên là một nhà thơ tuyệt vời của đời sống – ngôn ngữ thơ của Thầy vượt ra ngoài chữ đời thường.

Tôi có hỏi nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ rằng, bạn có thấy ai xài chữ hay như “vớt vong” cho một lễ cúng không? Nhà thơ này nói, quả là chữ của thiên tài, chữ tuyệt vời.

Không chỉ làm nghi lễ đâu, Thầy Giác Nhiên cũng là người đầu tiên tổ chức các phái đoàn thăm và tu sửa các nghĩa trang người Việt trên một số đảo Đông Nam Á.

*

Một điều rất nhiều Phật Tử nhớ về Thầy là cách thuyết giảng rất sinh động, rất Nam Bộ. Giảng một chặp, là Thầy ngâm thơ, có khi như dường thơ là tự tâm ra, chứ không phải thơ của trí nhớ. Cuối câu thơ thứ 2 hay câu thứ 4, Thầy Giác Nhiên ưa xuống giọng kiểu như buổi sinh hoạt đờn ca tài tử. Thế rồi Phật Tử vỗ tay rầm trời.

Tôi không thấy có Thầy nào biện tài kiểu Nam Bộ như thế. Dĩ nhiên, có nhiều thầy thuyết giảng hay, kinh điển nhiều, giọng Huế, giọng Bắc, kể cả giọng Nam… nhưng không ai biến nổi một buổi thuyết giảng cho thành nửa phần đờn ca tài tử, mà không cần tới đờn ca.

Thương Thầy Giác Nhiên biết là bao nhiêu. Tìm đâu ra vị thầy nào như thế.

Còn về hình ảnh nữa. Tôi có thấy một số vị tìm hình ảnh về Thầy Giác Nhiên rất mực gian nan, thậm chí có vị lên mạng email để hỏi xem ai có hình của Đức Pháp Chủ Hòa Thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên hay không. Nơi đây xin phổ biến hình Việt Báo chụp Thầy Giác Nhiên với Đức Đạt Lai Lạt Ma và chư tăng VN trong Ngày Tương Hội năm 2000 tại Nam California. Trong đó, có một tấm ảnh chụp khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng khăn quàng trắng cho Thầy Giác Nhiên.

Có lẽ, ít thấy hình Thầy Giác Nhiên trên Internet cũng chỉ vì, Thầy thực sự không bận tâm tuyên truyền cho Thầy, mà chỉ một lòng lo cho đạo?

*

blank
Thầy Giác Nhiên (Photo VB).

Một điểm nữa về lời Thầy Giác Nhiên thuyết giảng. Nơi đây chỉ ghi lại một số lời Thầy Giác Nhiên giảng, nghe từ nơi này, nơi kia. Lời ghi này hoàn toàn có tính khách quan, nghe sao ghi vậy; không mang bất kỳ thẩm quyền giải thích nào.

Trong khi nhiều người gọi Thầy là Pháp sư, Thầy Giác Nhiên đã nhiều lần nói rằng Thầy là Thiền sư. Và Thầy ưa nói rằng Phật giáo là phải tu Thiền.

Thầy Giác Nhiên ưa nhấn mạnh ý nghĩa rằng khổ mới tu, mới cần giải thoát. Điểm này làm Thầy mang tính truyền thống, khác biệt với nhiều vị thầy khác hiện nay, ưa nhấn mạnh tính an lạc của định tâm. Có thể vì, Phật Tử chung quanh Thầy đa số là người bình dân, nghèo, đời sống gian nan. Cũng nên thấy, chỉ trí huệ mới giữ người ta ở với Đạo Phật, trong khi cõi này hễ bật TV lên là thấy tu sĩ đạo khác rồi..

Nói như thế, không có nghĩa là Thầy Giác Nhiên không nêu lên phương diện an lạc của tâm. Nhưng Thầy ưa nói về giây phút ngộ lý, rằng chỉ một phút thôi, là hiểu hết kinh điển. Lúc đó Thầy giảng là Phật giáo có Đốn giáo, có Tiệm giáo, có Quyền giáo. Thầy từng nói rằng, hiện tại quý vị, bây giờ nghe pháp trang nghiêm, quý vị đang ở cõi Phật, đang ở Tịnh Độ, đang ở Niết Bàn.

Những lúc đó, Thầy ưa đọc mấy câu thơ:

Ma ma Phật Phật chính là ta
Ma Phật khác nhau chỗ chánh tà
Giác Phật, mê là ma đó vậy
Chơn như là Phật, vọng là ma.

Có một lần, thầy khuyên rằng khi ngồi thiền, nên tập hơi thở: hít vào, niệm 3 chữ “Nam Mô A” và thở ra niệm 3 chữ “Di Đà Phật.” Nhưng rồi chặp sau, hay lần sau, Thầy giảng là chỉ cần quan sát, chỉ cần lắng nghe hơi thở. Có vẻ như gặp nhiều thành phần khác nhau, thầy nói về nhiều phương tiện khác nhau.

Thầy nói rằng, không hề có chuyện Đại thừa, Tiểu thừa, Trung thừa gì, vì cả ba thừa là tâm mình thôi. Vì tất cả chỉ là Nhất Thừa, một tâm, Thầy Giác Nhiên dẫn câu trong Kinh Pháp Hoa: Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật Tánh… Tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh. Lúc đó, Thầy giảng về câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.” Thầy nói, tất cả đều từ một tâm Bát Nhã thôi, tức là trí tuệ qua bờ kia để giải thoát.

Thầy ưa nói, không có chùa nào là chùa Đại thừa, không có chùa nào là chùa Tiểu thừa, vì tất cả là cây, lá, đá, gạch. Chỉ có tâm quý vị thôi, khi từ bi bố thí, đó là Tâm Bồ Tát, khi bỏn xẻn giận hờn, đó là tâm chúng sanh.

Có lúc Thầy nói rằng Thầy là Thiền sư Đốn giáo, rằng hãy để tâm không đi, rằng tâm trống mới chứa nhiều, rằng tâm không chính là tam nghiệp tịnh, rằng đó là tịnh độ, rằng tụng kinh không thành Phật được, rằng bỏ tụng kinh đi mà hãy nghe một thời pháp để hiểu lý, để ngộ lý rồi thực hành theo, vì ngộ lý là mở cửa, là vào được. Thầy Giác Nhiên có lần nói, Kinh A Di Đà là Quyền giáo, là phương tiện.

Có lúc, Thầy khuyên niệm Quan Âm, và Thầy nói rằng hãy tin có hộ pháp, vì chuyện được bảo vệ là có thực. Nhưng Thầy cũng nói, rằng phải nắm lý mà tu, hãy niệm Quan Âm để lửa dục dập tắt, để chuyện thế gian vây bọc tan rã….

Thầy Giác Nhiên ưa khuyên ăn chay. Thầy kể là hồi nhỏ đã thấy cảnh mấy con bò lúc bị lôi vào lò sát sinh đã khóc, và rống như tiếng gọi mẹ. Thầy kể chuyện nhân quả cuối đời đối với một vài người làm nghề đồ tể ở Cần Thơ.

Thầy Giác Nhiên từng nói, học kinh nghe kinh ngàn năm không bằng ngộ lý một phút. Rằng giải thoát là xa lìa sắc thanh hương vị xúc pháp, là không dính chút trần. Rằng Phật tức tâm, tâm tức Phật. Rằng Ngài Địa Tạng nguyện độ tận chúng sinh là vì, Địa Tạng là tâm rộng lớn bao la, ai quăng gì, cũng nhận, tâm như đất mênh mông, che chở khắp chúng sinh… Độ tận chúng sanh là độ qua bờ kia hết tất cả các tâm xấu.

Rằng, “Bà con nào giữ 3 nghiệp thanh tịnh, chết đọa địa ngục, ông Giác Nhiên này chịu thế cho.”

Phong thái và ngôn ngữ của Thầy Giác Nhiên dộc đáo như thế. Tôi không có đôi mắt nhìn xuyên các cõi, và nơi đây chỉ nói trong cương vị một nhà báo vùng Nam California, tôi thấy rằng Thầy Giác Nhiên đã giữ được 3 nghiệp thanh tịnh.

Nguyên Giác (với hiệu đính bởi Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy)

Ý kiến bạn đọc
19/08/201520:14:58
Khách
Video clip Thầy Giác Nhiên giảng on youtube:
Nhân Qủa 3 Đời - HT Thích Giác Nhiên
https://www.youtube.com/watch?v=SwAy86B9gkI
Tu Những Gì - H.T. Thích Giác Nhiên.mp4
https://www.youtube.com/watch?v=iQ1wnT39ey4
+....
+.....
18/08/201514:49:22
Khách
Tại Việt Nam trước 30/4/1975 cũng vậy Thầy Giác Nhiên được thiện tín cúng đất để làm Tịnh Xá Thầy thấy Quý Sư cô hay Quý sư cần ra riêng tu Thầy cũng sẳn sàng nhường lại không bao giờ có ý nghĩ là dành cho bản thân bất cứ một cái gì, Ngài đúng là bậc chân tu đáng kính.
18/08/201513:45:18
Khách
Tíec khong có video các bài thuyết giảng của Thầy. Tôi nghe nói Thầy giảng rất hay mà chưa từng có duyen tham dự hay nghe qua. Nếu vị nào có đuọc thì xin gủi Link cho thính chúng cùng xem. Xin cam on.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.