Hôm nay,  

Tầng Lớp Tạch Tạch Sè, Lực Lượng Cứu Nguy Của Dân Tộc

04/08/201500:00:00(Xem: 7208)

Theo học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Cộng sản mác-xít, giai cấp công nhân là giai cấp vô sản, đóng vai trò trung tâm của xã hội tư bản, là động lực vĩ đại của phát triển xã hội, dẫn đến thiên đàng hạnh phúc CS trên trái đất, có tự do, bình đẳng, pháp quyền công bằng cho mọi người chung hưởng.

Rốt cục đó chỉ là một mớ học thuyết sai lạc, lẩm cẩm, phản nhân quyền, mù quáng, ảo tưởng, chỉ đẩy xã hội vào con đường đối kháng, chiến tranh, căm thù và đổ vỡ; nó đã bị cả loài người phủ nhận, bác bỏ và lên án là tội ác chống nhân loại.

Vậy giai cấp hay tầng lớp nào sẽ đóng vai trò cứu tinh của nhân loại hiện nay?

Theo nghiên cứu, quan sát, suy ngẫm của một số nhà xã hội học thì chính «tầng lớp trung lưu», thường được gọi là «tầng lớp tạch tạch sè» - tiểu tư sản.

Tầng lớp «tạch tạch sè» gồm những ai? Đó có thể là một tầng lớp khá đông đảo trong xã hội, thường đông hơn giai cấp tư sản, có khi đông hơn tầng lớp công nhân - vô sản, lao động chân tay nghèo khổ thường thất học, là tầng lớp bị áp bức nhất trong xã hội mà học thuyết Mác - Lê nin coi là giai cấp tiên phong lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc Cách mạng vô sản, nhưns đã thất bại ê chề hiển nhiên trong thế kỷ XX đã qua rồi.

Trong diễn văn tranh cử Tổng thống năm 2008, Thượng Nghị sỹ Barack Obama đã nhắc đến tầm quan trọng của «giai cấp trung lưu của Hoa Kỳ», coi đó là nền tảng rộng lớn, đông đảo, hùng mạnh của nền chính trị - kinh tế - tài chính - văn hoá của Hoa Kỳ trong cuộc Thay Đổi Lớn - the Change we need - mà Hoa Kỳ cần đến lúc này.

Giai cấp trung lưu, đó chính là số đông cử tri Hoa Kỳ, là tầng lớp năng động, đông đảo nhất trong xã hội, là bộ xương sống gồm đông đảo người làm các nghề tự do: bác kỹ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề, viên chức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, nhà nghiên cứu, phát minh, sáng chế, các nghệ sỹ tự do, nhà văn, nhà báo, luật sư, kiến trúc sư, họa sỹ, nhà thơ tự do. Trong nền công nghiệp kỹ thuật hóa và thương mại xuất nhập khẩu, họ là các doanh nhân, tiểu thương, tiểu chủ đông đảo, chủ công ty vừa và nhỏ có mặt khắp mọi nơi mọi lúc, cung cấp kịp thời đủ loại nhu yếu phẩm cho xã hội.

Họ là muôn vàn tế bào sống động, ganh đua cạnh tranh với nhau theo luật pháp, là chân rết hiệu quả cho các đại công ty quốc doanh của Nhà nước, các đại công ty của tư nhân, là động lực mạnh mẽ nhất cho lợi nhuận công bằng và các khoản thu thuế hợp lý tạo nên ngân sách và tài sản công của quốc gia, được tích lũy với dự trữ lâu dài, bền vững.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề tầng lớp và giai cấp được đặt ra cực kỳ cấp bách, nhưng rất ít các nhà nghiên cứu xã hội đề cập bàn luận đến do nền văn hóa vô sản của đảng CS toàn trị còn đang khống chế.

Nền chính trị - văn hóa vô sản toàn trị đã 70 năm nay tịch thu tất cả mọi quyền tự do, bình đẳng của công được ghi trong Hiến pháp, từ đó thủ tiêu mọi quyền tư do công dân trong xã hội, tận diệt tầng lớp trung lưu bị vu cáo, bôi nhọ là tầng lớp bóc lột tay sai cùng chung bản chất xấu xa của giai cấp tư sản.

Trong nội bộ đảng CS, rất nhiều đảng viên thuộc tầng lớp «tạch tạch sè» bị lên mâm trong các sinh hoạt chi bộ, vạch mặt chỉ tên là có tội chồng chất, nhiễm nặng văn hoá giáo dục thực dân Pháp, không thuần, bảo mạng, hưởng lạc, hủ hoá, đồi trụy, chậm tiến, cầu an, đủ các tội lỗi phi vô sản nặng nề, do suy luận, tưởng tượng, không có thật.

Bản thân tôi, suốt hơn 44 năm trong đảng CS, thường bị đem ra đấu tố làm điển hình mẫu mực cho các cuộc sinh hoạt chính trị, nào là bản chất «tạch tạch sè tệ hại», điển hình có mẹ là phong kiến tay sai thực dân vì bố làm Thượng thư cho Vua Bảo Đại, cha là thực dân Pháp vì học trường Tây từ thuở vỡ lòng, bố và mẹ đều thuộc thành phần đại phản động, có tội với nhân dân. Nhục ơi là nhục, phi lý không để đâu cho hết, cho đến khi tôi thoát nạn từ 25 năm nay.

Thật ra «tầng lớp tạch tạch sè» là tầng lớp ưu việt nhất, không đến nỗi nghèo khổ cùng cực thất nghiệp như chính Karl Marx phân tích về tầng lớp lưu manh vô sản thối nát, cũng chưa bị tha hoá vì lòng tham lam vô độ siêu lợi nhuận, siêu mê tiền mê gái như các nhà giàu phất lên do bóc lột, hối lộ mua quan bán tước như tầng lớp viên chức CS cấp cao – Con Cháu Các Cụ Cả - Tư bản Đỏ độc quyền thối nát ăn bám, tàn phá đạo đức xã hội, không phương cứu chữa hiện nay.

Đó là tầng lớp quan chức ung thối, hoại thư kiểu Chu Vĩnh Khang, có 3 vợ sau khi giết vợ cả, có một tá nhân tình, tài sản cả phe nhóm lên đến 12 tỷ đô la, bị kết án tù chung thân. Ở Việt Nam, kiểu làm giàu phi pháp vào loại bự gần như thế cũng không phải là hiếm.

Hãy nhìn vào hàng ngũ nam nữ công dân dấn thân cho nhân quyền và dân chủ, bênh vực tù chính trị, xuống đường chống bành trướng và bảo vệ cây xanh thì quá rõ, toàn là dân có học vấn, có lương tâm trong sáng, có trí tuệ thời đại và tâm huyết cao quý, có thể nói toàn là «dân tạch tạch sè» - tiểu tư sản nhà ta cả.

Đó là LS Cù Huy Hà Vũ, các nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Huỳnh Thục Vy, các nhà văn Võ Thị Hảo, Dương Thu Hương, Dạ Ngân, Nguyên Ngọc, Tương Lai, nhà thơ Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, các nhà báo Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Tường Thụy, Người Buôn Gió, Huy Đức, Tường An, Mạc Việt Hồng… dân «tạch tạch sè» nhà ta tuốt luột cả. Thật là vui vẻ, thỏa chí tang bồng, thỏa tình nghĩa anh chị em chí cốt đồng thuyền, đồng mộng, chung sức chung lòng bảo vệ nhau, có cả cụ già quắc thước gần trăm tuổi, như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cùng cô con gái Trung tá nhà báo Nguyễn Thanh Bình hăng say phản biện không mệt mỏi, đang cùng nhiều tổ chức xã hội dân sự và tổ chức chính trị khác như Tập thể Dân chủ Đa nguyên, Họp mặt Chuyển hóa Dân chủ…tạo nên chuyển biến lịch sử, đưa đất nước VN bước vào Kỷ nguyên Dân chủ sáng chói trước mắt chúng ta.

Mong rằng cả một đội ngũ đông đảo các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, trong và ngoài nưóc, trẻ trung, năng động, mê cải tạo xã hội hơn mê kinh doanh, lợi nhuận sẽ tham gia đội ngũ của giai cấp trung lưu, giác ngộ về vai trò lịch sử không ai thay thế được của mình, tăng lực đáng kể về tinh thần vật chất cho cuộc đấu tranh lịch sử Thoát Trung, Thoát Cộng vẻ vang hiện nay, ngay trong dịp Đại hội Đảng CS lần thứ XII này.

Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.