Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Ngô Thì Sĩ

04/08/201500:00:00(Xem: 4231)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

NGÔ THÌ SĨ (1726 - 1780)

Ngô Thì Sĩ, quê huyện Thanh Trì, Hà Tây (nay là Hà Nội), tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, đạo hiệu Nhị Thanh cư sĩ; ông là nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Ông sinh trong một gia đình truyền thống Nho học. Ông nội Ngô Thì Sĩ là Ngô Trân. Cha là Ngô Thì Ức lại mất sớm khi ông còn nhỏ!.

Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, thuở trẻ nổi tiếng thông minh hiếu học, ông là thân phụ Ngô Thì Nhậm, nhạc phụ Phan Huy Ích.

Năm 1743, Ngô Thì Sĩ thi đỗ Hương tiến (Cử nhân). Năm 1756, ông làm trong Văn ban của phủ chúa Trịnh, soạn thảo giấy tờ và làm Tùy giảng cho con chúa là Thế tử Trịnh Sâm. Năm 1764, ông làm Giám sát ngự sử đạo Sơn Tây.

Năm 1766, ông đỗ Tiến sĩ lúc 40 tuổi, thời vua Lê Hiển Tông, được bổ nhiệm làm Đốc đồng ở Thái Nguyên, sau đó được bổ làm Hiến sát sứ ở Thanh Hóa. Năm 1771, ông coi việc chấm thi ở trường thi Nghệ An, bị nghi ngờ ăn của đút lót học trò, bị án “hoàn dân thụ dịch” (làm dân chịu sai dịch). Năm 1774, chúa Trịnh Sâm đi tuần phương Nam, biết ông bị oan, triệu về kinh giữ chức Hiệu lý Viện Hàn lâm kiêm Hiệu chính quốc sử, sau đó thăng Thiêm đô ngự sử. Năm 1777, ông làm Đốc trấn Lạng Sơn. Ngày 22-10-1780, ông mất ở đó, thọ 54 tuổi.

Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị:

- Sử học: Việt Sử Tiêu Án (năm 1775), Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt Việt sử ký tục biên (soạn chung).

- Văn học: Anh ngôn thi tập (Tập thơ chim vẹt học nói), Quan lan thi tập, Ngọ phong văn tập, Sách chế khải tập, Ai khuê lục (nỗi buồn chuyện phòng khuê)...

Văn thơ của ông và các con cháu của ông đã trở thành một học phái “Ngô Gia Văn Phái” rất nổi tiếng thời bấy giờ.

Bộ “Việt Sử Tiêu Án”, ông biên soạn từ họ Hồng Bàng đến thời Lê Thái tổ. Trang 115 viết: “Người Minh cầu nhân tài, có phải thật có lòng hiếu hiền đâu; chỉ sợ người anh hùng nước Nam không bao giờ hết, khi cuộc nội thuộc đã thành rồi, tất sẽ có người khởi nghĩa, cho nên đưa lời nói ngọt, dụ cho tước vị để ràng buộc lấy, làm cho loài kiến ham mỡ, con sâu thấy lửa đỏ thì lăn vào, rồi chúng một mẻ bắt hết cả...”.

*- Thiết nghĩ: Ông Ngô Thì Sĩ là ngôi sao của “Ngô Gia Văn Phái”. Văn thơ Ngô gia văn phái khi bàn về quê hương, thì biểu lộ sâu sắc lòng thương yêu tổ quốc, tâm thiết tha với giống nòi. Do đấy, khi ông làm quan đã thể hiện lòng thương dân ái quốc, luôn làm tròn thiên chức của mình. Khi sáng tác văn thơ, thì trang trải đượm màu sắc trữ tình, hồn thơ của Ngô Thì Sĩ luôn hướng đến đời sống thiết thực, hữu dụng; không mộng mỵ phù phiếm. Vì vậy, văn thơ của ông rất đáng được trân trọng và đáng được lưu truyền cho hậu thế.

Tuy nhiên, bàn về quan điểm thời Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) là một triều đại chính thống của Việt Nam hay không?! Các sử gia: Lê Văn Hưu (TK 13), Trần Trọng Kim (TK 20) nghĩ rằng Triệu Vũ Vương là một triều đại chính thống của Việt Nam. Nhưng quan điểm của Ngô Thì Sĩ, thì Triệu Đà là kẻ ngoại tộc. Ông viết: “Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mưu lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta...”. Nhận định như vậy, e rằng không còn thích hợp với thời nay chăng?! Vì sao sử gia Lê Văn Hưu (TK 13), người tiền bối của ông, đã có cái nhìn thoáng đạt, Ngô Thì Sĩ thì không?!. Ngày nay tại Hoa Kỳ, ai sinh ở trên đất Mỹ thì được quyền ra ứng cử Tổng thống dù gốc gác ở đâu. Và người Việt hiện nay, ai dám khẳng định rằng tổ tiên của mình khi xưa không ở đất Trung Nguyên?. Xin nhắc lại rằng: Nòi giống Bách Việt của chúng ta, khi xưa sống ở vùng đất bờ Nam sông Dương Tử (Trung Hoa), đất ở đấy khi xưa là đất của Tổ tiên chúng ta đấy, bị người Hoa Hạ cướp lấy. Ngoài ra, Tổ tiên của nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa), vậy bảo nhà Trần không chính thống sao?!

Cảm Niệm: Ngô Thì Sĩ

Ngô Thì Sĩ, trác tuyệt văn chương
Văn phái Ngô Gia, đời vấn vương
Tha thiết lo dân, lưu luyến nước
Soạn biên Sử Việt, mến quê hương!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.