Hôm nay,  

Nhơn Đọc Quyển Cha Vô Danh Của Tác Giả Phạm Ngọc Lân

31/07/201500:00:00(Xem: 9143)

blank
Bìa sách.

Hôm nay, mình không biết phải nói với tác giả bao nhiêu lời xin lỗi cho đủ vì nhận được quyển De Père Inconnu – Cha Vô Danh của Anh ngay từ những ngày đầu sách vừa phát hành mà vẫn giữ im lặng, không một lời cảm ơn cho đúng lúc vì vẫn có ý định sẽ cố gắng viết vài lời về quyển sách sau khi đọc xong. Phải cố gắng vì mình không có khả năng nhận định giá trị quyển sách cho đúng mức, lại càng không có khả năng phê bình văn chương chữ nghĩa. Mà đã lỡ thật lòng có ý định với bạn như vậy…

Cách nay vài hôm, mình tình cờ đọc truyện ngắn “Nghé tìm trâu”. Đó là một truyện kể về một Luật sư trẻ người Việt Nam ở Huê Kỳ đi tìm cha.

Một hôm, vào một tiệm tạp hóa gần văn phòng làm việc, bất chợt trông thấy một cái lon để gần “két” để quyên góp chút ít giúp thương phế binh ở Việt Nam, anh hỏi về cái lon và việc quyên góp có kết quả khả quan hay không. Người chủ tìệm cảm thấy hơi khó chịu vì nghĩ phải chăng anh luật sư trẻ này có ý nghĩ về việc quyên góp như vầy là không hợp pháp?

Thấy thái độ của chủ tiệm, anh vội giải thích là cha của anh là một quân nhơn mất tích trong chiến tranh Việt Nam mà từ khi sanh ra, anh chưa hề thấy mặt. Anh chỉ nghe mẹ kể lại là cha của anh là một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến, đi đánh trận ở Miền Trung và từ đó không trở về. Đơn vị cho biết có nhiều người mất tích vì chết không lấy được xác. Ngày nay, anh chỉ còn tấm hình mờ nhạt của người cha. Anh vội đưa ra cho người chủ tiệm coi và nói “lúc nào, khi có cơ hội, cháu cũng hỏi thăm các chú, các bác, bạn của cha cháu, về tin tức của cha cháu. Cháu biết là không phải sẽ tìm được cha. Cháu chỉ muốn thu thập được nhiều chuyện về cha của cháu để cháu có thể hình dung được rõ nét về người cha mà cháu chưa hề biết mặt.

Sau vài trao đổi, người chủ tiệm cho biết chính ông là bạn cùng khóa với cha của cậu thanh niên. Sau đó, ông liên lạc được nhiều bạn Thủy Quân Lục Chiến khác để một hôm tổ chức một bữa hội ngộ. Cậu thanh niên và bà mẹ tới tham dự. Mọi người đều vui mừng gặp lại gia đình người bạn mất tích. Riêng cậu thanh niên và bà mẹ vừa cảm động, vừa mãn nguyện như hôm nay tìm lại được người thân mất tích từ mấy chục năm qua.

Đọc xong chuyện “Nghé tìm trâu”, mình thấy không thể nào tự “hẹn” thêm được nữa mà không viết vài lời về quyển sách “Cha vô danh” hay, đúng hơn “Tôi đi tìm cha” của tác giả Phạm Ngọc Lân.

“Cha vô danh” hay “Cha không bìết”

Về cái tựa, nhiều tác giả giới thiệu quyển sách cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Họ đề nghị dịch ra tiếng Việt cho phù hợp với hoàn cảnh của tác giả hơn, hay nói cho đúng hơn, rõ nghĩa hơn. Anh Lân, trong phần trả lời Đài phát Thanh RFI, có nói tại sao anh viết “Cha vô danh” vì trong khai sanh lúc đó, ở cột dành cho người cha, một khi không khai được tên người cha thì theo thủ tục hộ tịch, phải ghi “Cha vô danh – De père inconnu”. Đây là đúng theo văn tự hành chánh Pháp-Việt lúc trước 1954.

Nhưng nếu để ý, lắng đọng lại một chút, người ta sẽ cảm thấy “De père inconnu” như có một sức mạnh, tuy không mãnh liệt lắm, nhưng đủ làm cho người đọc như bỗng bị “giựt mình” phải để tâm vào quyển sách nhiều hơn. Không phải gợi cảm mà như níu kéo người đọc phải dành nhiều chú ý hơn vào tác phẩm.

Cũng không nhứt thiết người cầm quyển sách phải cùng trường hợp với tác giả.

Phải chăng vì người ta không thể thiếu vắng cha? Cha là người xác định sự hiện hữu của mình giờ đây và ở đây.

Một nhà tâm lý học người Nhựt - rất tiếc mình quên tên vì tên Nhựt cũng khó nhớ - đã quả quyết “Người ta, ai cũng có nhu cầu phải có cha. Nếu không có cha thì phải đi tìm cha. Cha ghẻ, cha nuôi cũng được”. Tìm cha, phải chăng để cho tâm thức được quân bình trở lại?

Đọc “De père inconnu” để thấy thương anh Phạm Ngọc Lân. Anh dành nhiều thì giờ đi lục tìm tông tích của cha từ các trung tâm tài liệu dân sự và quân sự của thời Pháp ở Đông Dương. Sau đó, anh lần về Việt Nam, từ Sài Gòn, Đà Lạt, Cam Ranh, ra Bắc, hi vọng thu thập được chút thông tin nào về người cha mà anh chưa từng bìết mặt. Thật ra, về Vìệt Nam là để sống lại những kỷ niệm cũ. Với thời trẻ của anh, với gia đình gồm 9 người em trai gái, với người mẹ và người cha kế. Một thời trẻ có vất vả vì chiến tranh nhưng vẫn được đầm ấm về mặt tình cảm. Chính nhờ mái ấm gia đình là chỗ dựa vững chắc đã giúp anh tiến thân vượt bực, và tiến xa, trên nhiều địa hạt. Và cũng chính nền tảng tình cảm quí báu này đã xây dựng ở anh những tình cảm đẹp, chơn thật với bạn bè, và nhứt là đem lại cho anh một mái ấm gia đình hạnh phúc như anh hiện sống.

Đọc “De père inconnu” sẽ thấy anh Lân là người đa tình – nghĩa là tình đối với gia đình và cả tình đối với “bạn bè” - nhưng anh lại tự giới hạn ở một chừng mực nào đó. Trong sách, ở nhiều chỗ, người đọc bắt gặp anh rất giàu tình cảm, giàu cảm súc, nhưng anh lại diễn tả tình cảm của anh như có một qui ước phải tôn trọng. Chính điều này lắm khi làm cho người đọc bị hụt hẫng.


Yêu nhau là định mệnh

Xưa nay, người ta nói vợ chồng là do “định mệnh” an bài. Ông bà Lân và Mỹ Lan, trái lại, yêu nhau là hoàn toàn do định mệnh điểm đúng tên họ, rồi sau đó mới dẫn tới tình vợ chồng cho tới ngày nay.

Tác giả sanh ra trong Sài Gòn nhưng đã ra Hà Nội, vỉ “nửa kia” của anh vừa chào đời! Hai người từ nhiều năm là láng giềng gần vì cùng ở trên đường Graffeuil, Đà Lạt. Trong nhiều năm dài nhà người nọ gần trường người kia! Họ đi học chung con đường mỗi ngày vậy mà họ chưa hề quen biết nhau. Chưa từng gặp nhau, cả trông thấy nhau lúc đi ngang qua đường. Có lạ không? Trừ phi Cụ Lân lúc đó đã nhiều lần lấp ló ngang qua nhà nàng mà không dám ra mặt vì bản tánh không can đảm lắm. Như nhiều lần thân thiện với bạn gái trước đó để rồi:

“Đưa người, ta không đưa qua sông,

Mà sao có tiếng sóng ở trong lòng” (Thơ Thâm Tâm)!

Nhưng khi đã yêu, anh Lân bỗng trở thành con người phi thường. Con đường Sài Gòn-Đà Lạt dài 300km, anh coi như pha. Vìệt Cộng phục kích, gài mìn, đắp mô, thú dữ ở hai bên rừng, anh không chút ngần ngại, một mình lái Vespa lướt gió thâu ngắn đoạn đường mà xe đò phải mất 8 giờ. Để thăm nàng!

Từ đó, gần như mỗi ngày, đôi khi nhiều lần trong ngày, anh viết cho người yêu một bức thư. Bức đầu tiên được trích dẫn đề ngày 11/11/1968. Bức cuối cùng trong sách vào tháng 7/1969. Nếu đem tất cả những bức thư tình của anh xếp theo chiều dài không biết có phủ kín đoạn đường Vespa của anh không? Còn nếu đem đo chiều sâu của tình yêu thì phải nói tình yêu của anh chị Lân quả thật là sâu thăm thẳm như lòng Đại dương.

Còn gì bằng!

Lính “Babylac”

Đọc “De père inconnu” để có dịp thoải mái sống lại những kỷ niệm thân yêu của Sài Gòn một thời. Đây là những kỷ niệm đẹp vô cùng. Nó có hồn vì Sài Gòn lúc bấy giờ là nơi có nhiều biến cố thu hút cả thế giới nhìn vào và bất cứ ai xa Sài Gòn cũng mang theo hình ảnh, kỷ niệm của thành phố đã từng là thủ đô cũa nước Việt Nam Cộng Hòa.

Tết Mậu thân, Việt Cộng tràn vào Sài Gòn nhưng người dân Sài Gòn vẫn ăn Tết tỉnh rụi. Dân đốt pháo. VC bắn AK. Cho tới khi biết VC tấn công thì VC ở yên trong chỗ ẩn núp vì ngơ ngác không biết đường xá. Như chuột chù (la taupe) ra khỏi hang. Một số khác đành tháo lui trước đà phản công của quân đội Quốc gia. Dân Sài Gòn còn đi ra đường tìm VC coi cho bìết vì xưa nay chỉ nghe nói VC là những người răng đen mã tấu, cả năm người đeo cọng đu đủ không gãy!!!

Nay đọc Phạm Ngọc Lân bắt gặp “Lính Babylac”, tức hiệu sữa bột nuôi trẻ nít, để chỉ sinh viên Sài Gòn –sau biến cố Mậu Thân1968 - được kêu gọi mặc đồng phục màu vàng đất nhạt, đầu đội calot, lãnh súng carabine nhưng không được phát đạn, với ba-lô, lên đường ra chìến trường tận… Chợ Lớn, leo lên nóc mấy chung cư, canh chừng VC!

Những người “lính sữa” đó về sau đã trở thành những người phục vụ đắc lực cho Chánh phủ Sài gòn để rồi sau biến cố 1975 đã đồng loạt vào tù Cộng Sản. Ông Dược sĩ Việt lai Pháp Phạm Ngọc Lân đang dạy ở Đại Học cũng trở thành người “có tội với nhân dân” theo cái nhìn của chính quyền mới và cũng cùng anh em bè bạn đi vào trại tập trung! Nghĩa là chuyện đời mặn ngọt, chua cay, món gì anh cũng trải qua nhưng chỉ kịp vừa đủ thắm!

Nét đặc biệt

Đọc “De père inconnu”, phải đọc mới được, để sống lại, không phải riêng Sài Gòn, mà cả Miền Nam, cả nước Vìệt Nam, với lịch sử đất nước, với nhiều nét văn hóa đặc thù, ở thành phố, ở thôn quê, nếp sanh hoạt của người dân đầy ắp tình người với tấm lòng đôn hậu, …Về những biến cố chánh trị, người đọc có thể có cả kho tài liệu trải dài trong hậu bán thế kỷ XX. Về phần này, tác giả, vì với dự tính làm luận án Tiến sĩ Sử học ở Đại học Paris VII, nên cung cấp cho độc giả những ghi chú về nguồn tài liệu có giá trị và rất chi tiết.

Một chút nhận xét riêng của người đoc

Đọc qua “De père inconnu”, ai cũng sẽ đồng ý tác giả Phạm Ngọc Lân là một người “Vìệt Nam hơn Việt Nam”!

Anh Việt Nam từ trong cách suy nghĩ, cách diễn tả tuy anh viết bằng tiếng Pháp. Không lúc nào có thể bắt gặp anh mất cái hơi hướng Việt Nam. Có lẽ nhờ cái “bệ Việt nam” vững chắc này mà anh như hỏa tiễn được phóng bay xa.

Phần nhiều người Pháp-Việt/Việt-Pháp mang nặng mặc cảm mình không phải người Việt Nam mà cũng không phải người Pháp, bên nội không nhìn, bên ngoại chối bỏ, thường phải sống một đời sống không được như ý. Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau chỉ vì thiếu một bệ đỡ vững chắc.

Cái bệ đỡ đó, nó vô hình và thiêng liêng lắm.

Tác giả Phạm Ngọc Lân có thể nói đã sống một cuộc đời viên mãn vì có cái bệ đỡ đó. Khi gấp quyển sách lại thì độc giả thấy cái bệ đỡ đó đến từ bà ngoại, từ người mẹ và từ người vợ của anh, những người đã giữ được cái “chất Việt Nam” chảy mạnh mẽ trong huyết quản của một người mang hai dòng máu đã vượt qua số phận của mình để đạt được những gì anh mong muốn ngay cả về âm nhạc mà anh từng ấp ủ từ tuổi thơ.

Nguyễn Thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
31/07/201517:39:21
Khách
Many of anh PN Lân’s guitar performance have been posted on YouTube.
This is one of my favorite which shows his talent, and Vietnamese culture:

https://www.youtube.com/watch?v=2wmgDbUb1ns

San Diego - Hoa Kỳ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.