Hôm nay,  

Thư Gửi Nghệ Sĩ Nam Lộc

26/07/201500:01:00(Xem: 6508)
Thư Gửi Nghệ Sĩ Nam Lộc
.
Nguyễn Viết Kim
.
Anh Nam Lộc với tên trên giấy tờ là Nguyễn Nam Lộc sau gần 40 năm phục vụ trong việc giúp đỡ đồng bào ty nạn đến từ mọi nơi vào Hoa Kỳ, đặc biệt là những đồng hương gốc Việt, này vào tuổi "thật thấp cổ lại hy" sẽ "rũ áo từ quan, rửa gươm gác kiếm, cất bỏ bút viết, không đến văn phòng" vào đầu tháng tám, 2015, xin có một bài viết gửi đến Anh, nhìn thoáng qua những gì chúng tôi có những kỷ niệm với nhau. Nguyễn Viết Kim

 ***

Chẳng lợi danh gì lại hóa hay, 
Chẳng gì phiền lụy chẳng ai rầy. 
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp,
 
Trong thú yên hà mặc tỉnh say. 
Liếc mắt coi chơi người lớn bé 
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay. 
Của trời trăng gió kho vô tận, 
Cầm hạc tiêu dao đất nước này
(Nguyễn Công Trứ)
.
Thư gửi Nam Lộc,
Được tin bạn sẽ về hưu vào đầu tháng tám, tức là chỉ còn tuần nữa khi viết thư này (July 24, 2015). Hưu trí theo định nghĩa bây giờ không hẳn chỉ là yếu tố tuổi tác song còn là một sắc thái kinh tế, yếu tố xã hội, với bạn thì là tổng hợp tất cả, năm nay nói theo văn hóa Việt thì bạn "thất thấp cổ lại hy" dù có một nhà văn y sĩ viết là thay vì:
- ngũ thập tri thiên mệnh, thất thập cổ lại hy
thì tại Hoa Kỳ nên cho thêm 25% tức là:
- khoảng 65,66 mới tri thiên mệnh, lúc đó bắt đầu được phép xin "medicare", một đạo luật năm nay được 50 tuổi, lúc ra đời vào năm 1965 thì bị chống đối dữ dội, sau này trở thành phần y tế trong đời sống ở cõi phù du này, quả thật bắt đầu thấm thía cuộc đời cao niên.
- thất thập phải trở thành bát tuần ngũ, tám mươi thêm năm năm tức là 85, vì nếu lấy social security benefit vào lúc được cao nhất từ năm 70 thì cũng mới được "ơn vua lộc nước" 15 năm, mà thực ra số tiền nầy do mình còm cõi góp nhặt đóng vào quỹ chung và có một y sĩ đồng song ở đây đã ra đi chưa kịp hoàn tất hồ sơ ở lúc sớm nhất được có quyền lợi là vào 65, 66.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm 1964 gặp bạn tại trang trại của luật sư Trịnh Đình Thảo (ông nầy vài năm sau vào bưng theo Mặt Trận), trong chương trình "picnic et dance", dạo đó giới trẻ Saigon sính Pháp Ngữ, phải có tiếng tây mới oai, các bạn nhạc trẻ nổi tiếng như "les vampires", có phim "Saigon by night" với các bài hát của Johnny Halliday, có Sylvie Vartan với "la plus belle pour aller dancer", sự dịu dàng của Francoise Hardy với "tous les garcons et les filles de mon age". Một năm sau đó (Mar 1965) cùng với sự đổ bộ của lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ (Marine Corps) đầu tiên tại bãi biển Đà Nẵng thì nhạc ngoại quốc khởi đầu với The Shadows, Cliff Richard qua The Beatles, The Rolling Stones vương nhẹ với Christopher và các giọng ca vừa kể đã ảnh hưởng Mỹ rất nặng từ Paul Anka rồi dữ dội hơn với "the house of the rising run"  (The Animals), các ban nhạc cũng bắt đầu có tên "the vibrations",  "the forty-six", "the rising sun".
Sau đó vì sinh kế phải đi xa nên tôi chỉ hàm thụ chứ không còn được chứng kiến hay sinh hoạt với âm nhạc của giới trẻ, biết là thay vì gọi là kích động nhạc đã có cái tên hợp hơn là nhạc trẻ.
40 năm sau đang ngồi làm việc tại Goddard Space Flight Center cho miếng cơm manh áo thì có một giọng nghe quen gọi tôi, hóa ra là Nam Lộc, và sau đó mời phi hành gia Mỹ Gốc Việt Trịnh Hữu Châu cho chương trình Mùa Hè Rực Rỡ, mở đầu cho việc giới thiệu các tinh hoa Gốc Việt qua phương tiện truyền thống với âm nhạc ca diễn trên quy mô rộng lớn toàn cầu.
Những đóng góp của bạn , một vài thí dụ như Tượng Đài Chiến Sĩ tại Westminster, Tượng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Washington DC  (giúp gây quỹ qua các chương trình đại nhạc hội ngoài trời tạo thêm khi thế) và mới đây bạn cho biết sẽ góp sức ở lúc sunset of lifetime, trước khi hoàn toàn adieu aux armes để có thể có một Đài Tưởng Niệm dành cho Việt Nam tại thủ đô Hoa Kỳ. Đại Nhạc Hội thường niên Cảm Ơn Anh Người Thương Binh QLVNCH đã qua kỳ thứ 9 và luôn được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người, bây giờ trong lúc renaissance của văn hóa Việt tại quốc ngoại, sự đóng góp của lớp thanh thiếu niên ngày càng nhiều.
Kỷ niệm sâu đậm nhất có với bạn là sau một buổi văn nghệ tại Virginia, khi ra ăn cháo tại một quán mở của đến 3 giờ khuya, khi ăn xong ra trả tiền thì chủ nhân cho biết đã có người trả rồi, vị đó đến nói với bạn là: trong lúc bị giam cầm tại lao tù cộng sản, nhờ nghe thoáng qua được bản nhạc "Saigon ơi vĩnh biệt" được phát thanh hầu như mỗi ngày trong các chương trình Việt Ngữ (Voice of America) vào thời gian đó từ Hoa Kỳ về Việt Nam, thì người bạn này đã có niềm hy vọng, vượt lên được nỗi tuyệt vọng khốn cùng.
Bây giờ bạn có nhà để an dưỡng với hiền thê cạnh biển cả mênh mông, hai ái nữ ý tốt nghiệp Ivy League Schools, tiếp tục lên Y Khoa, có người vợ hiền, và đủ thi giờ để theo đuổi những việc bạn thường ấp ủ trong việc phụng sự xã hội.
Gặp thời thế, thế thời phải thế, song tự trong tâm tư, có lẽ bọn mình vẫn mong muốn có những giấc mơ đẹp như thuở thanh xuân, dạo khu Bonard (Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do), nghe tiếng hát dịu dàng của Francoise Hardy trong Tous les garçons et les filles de mon age.
Kim
.
In all respects
No joy and such trouble
Oh, when will the sun shine for me?
Like the boys and girls my age
Will I soon know what love is?
Like the boys and girls my age
I wonder when the day comes
Or the eyes in eyes, hand in hand
I will have the happy heart without fear of tomorrow
The day that I will no longer be a lost soul
They day that I, too, will get someone who loves me
.
nhạc sĩ Nam Lộc phổ nhạc (và có đổi chữ "một" thành" bao") với tựa đề mới “Giọt Tình Sầu”  (thơ Trần Mộng Tú)
.
Ngày xưa trong quán nhỏ
Đời không có mùa đông
Trên môi cà phê ngọt
Trong mắt giọt tình nồng
Hôm nay trong quán lạ
Hai đứa ngồi nhìn nhau
Trên môi cà phê đắng
Trong mắt giọt tình sầu
Một năm trời lận đận
Đời ngọt những vết thương
Một năm trời bôi bác
Đời vui những tấn tuồng
Anh bây giờ đã khác
Trán đã thêm nếp nhăn
Em bây giờ đã khác
Má đã phai sắc hồng
Mắt nào không lệ chảy
Môi nào thơm hương hoa
Lòng nào như suối cạn
Tình nào đã chia xa?
Một năm trời xứ lạ
Không còn gì cho nhau
Giọt tình cuồng trong mắt
Cũng tan theo nỗi sầu...
.

Tous les garçons et les filles

 .
(Lyrics in French (original) and translated English)
Tous les garçons et les filles de mon âge
Se promènent dans la rue deux par deux
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent bien ce que c'est qu'être heureux
Et les yeux dans les yeux, et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule par les rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule, car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et plein d'ennuis
Personne ne murmure je t'aime à mon oreille
Tous les garçons et les filles de mon âge
Font ensemble des projets d'avenir
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent très bien ce qu'aimer veut dire
Et les yeux dans les yeux, et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule par les rues l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule, car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et pleins d'ennuis
Quand donc pour moi brillera le soleil?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Connaîtrais-je bientôt ce qu'est l'amour?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Je me demande quand viendra le jour
Où les yeux dans ses yeux et la main dans sa main
J'aurai le coeur heureux sans peur du lendemain
Le jour où je n'aurai plus du tout l'âme en peine
Le jour où moi aussi j'aurai quelqu'un qui m'aime
.
All the boys and girls my age
Walk down the street in pairs
All the boys and girls my age
Know well what it means to be happy
Eyes in eyes, and hand in hand
They fall in love without fear of tomorrow
Yes, but I, I walk the streets alone, the lost soul
Yes, but I, I am alone, because nobody loves me
My days are like my nights
In all respects
No joy and such trouble
Nobody whispers "I love you" in my ear
All the boys and girls my age
Make projects for the future
All the boys and girls my age
Know very well what love means
Eyes in eyes, and hand in hand
They fall in love without fear of tomorrow
Yes, but I, I walk the streets alone, the lost soul
Yes, but I, I am alone, because nobody loves me
My days are like my nights
In all respects
No joy and such trouble
Oh, when will the sun shine for me?
Like the boys and girls my age
Will I soon know what love is?
Like the boys and girls my age
I wonder when the day comes
Or the eyes in eyes, hand in hand
I will have the happy heart without fear of tomorrow
The day that I will no longer be a lost soul
They day that I, too, will get someone who loves me


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.