Hôm nay,  

Thư Gửi Nghệ Sĩ Nam Lộc

26/07/201500:01:00(Xem: 6510)
Thư Gửi Nghệ Sĩ Nam Lộc
.
Nguyễn Viết Kim
.
Anh Nam Lộc với tên trên giấy tờ là Nguyễn Nam Lộc sau gần 40 năm phục vụ trong việc giúp đỡ đồng bào ty nạn đến từ mọi nơi vào Hoa Kỳ, đặc biệt là những đồng hương gốc Việt, này vào tuổi "thật thấp cổ lại hy" sẽ "rũ áo từ quan, rửa gươm gác kiếm, cất bỏ bút viết, không đến văn phòng" vào đầu tháng tám, 2015, xin có một bài viết gửi đến Anh, nhìn thoáng qua những gì chúng tôi có những kỷ niệm với nhau. Nguyễn Viết Kim

 ***

Chẳng lợi danh gì lại hóa hay, 
Chẳng gì phiền lụy chẳng ai rầy. 
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp,
 
Trong thú yên hà mặc tỉnh say. 
Liếc mắt coi chơi người lớn bé 
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay. 
Của trời trăng gió kho vô tận, 
Cầm hạc tiêu dao đất nước này
(Nguyễn Công Trứ)
.
Thư gửi Nam Lộc,
Được tin bạn sẽ về hưu vào đầu tháng tám, tức là chỉ còn tuần nữa khi viết thư này (July 24, 2015). Hưu trí theo định nghĩa bây giờ không hẳn chỉ là yếu tố tuổi tác song còn là một sắc thái kinh tế, yếu tố xã hội, với bạn thì là tổng hợp tất cả, năm nay nói theo văn hóa Việt thì bạn "thất thấp cổ lại hy" dù có một nhà văn y sĩ viết là thay vì:
- ngũ thập tri thiên mệnh, thất thập cổ lại hy
thì tại Hoa Kỳ nên cho thêm 25% tức là:
- khoảng 65,66 mới tri thiên mệnh, lúc đó bắt đầu được phép xin "medicare", một đạo luật năm nay được 50 tuổi, lúc ra đời vào năm 1965 thì bị chống đối dữ dội, sau này trở thành phần y tế trong đời sống ở cõi phù du này, quả thật bắt đầu thấm thía cuộc đời cao niên.
- thất thập phải trở thành bát tuần ngũ, tám mươi thêm năm năm tức là 85, vì nếu lấy social security benefit vào lúc được cao nhất từ năm 70 thì cũng mới được "ơn vua lộc nước" 15 năm, mà thực ra số tiền nầy do mình còm cõi góp nhặt đóng vào quỹ chung và có một y sĩ đồng song ở đây đã ra đi chưa kịp hoàn tất hồ sơ ở lúc sớm nhất được có quyền lợi là vào 65, 66.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm 1964 gặp bạn tại trang trại của luật sư Trịnh Đình Thảo (ông nầy vài năm sau vào bưng theo Mặt Trận), trong chương trình "picnic et dance", dạo đó giới trẻ Saigon sính Pháp Ngữ, phải có tiếng tây mới oai, các bạn nhạc trẻ nổi tiếng như "les vampires", có phim "Saigon by night" với các bài hát của Johnny Halliday, có Sylvie Vartan với "la plus belle pour aller dancer", sự dịu dàng của Francoise Hardy với "tous les garcons et les filles de mon age". Một năm sau đó (Mar 1965) cùng với sự đổ bộ của lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ (Marine Corps) đầu tiên tại bãi biển Đà Nẵng thì nhạc ngoại quốc khởi đầu với The Shadows, Cliff Richard qua The Beatles, The Rolling Stones vương nhẹ với Christopher và các giọng ca vừa kể đã ảnh hưởng Mỹ rất nặng từ Paul Anka rồi dữ dội hơn với "the house of the rising run"  (The Animals), các ban nhạc cũng bắt đầu có tên "the vibrations",  "the forty-six", "the rising sun".
Sau đó vì sinh kế phải đi xa nên tôi chỉ hàm thụ chứ không còn được chứng kiến hay sinh hoạt với âm nhạc của giới trẻ, biết là thay vì gọi là kích động nhạc đã có cái tên hợp hơn là nhạc trẻ.
40 năm sau đang ngồi làm việc tại Goddard Space Flight Center cho miếng cơm manh áo thì có một giọng nghe quen gọi tôi, hóa ra là Nam Lộc, và sau đó mời phi hành gia Mỹ Gốc Việt Trịnh Hữu Châu cho chương trình Mùa Hè Rực Rỡ, mở đầu cho việc giới thiệu các tinh hoa Gốc Việt qua phương tiện truyền thống với âm nhạc ca diễn trên quy mô rộng lớn toàn cầu.
Những đóng góp của bạn , một vài thí dụ như Tượng Đài Chiến Sĩ tại Westminster, Tượng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Washington DC  (giúp gây quỹ qua các chương trình đại nhạc hội ngoài trời tạo thêm khi thế) và mới đây bạn cho biết sẽ góp sức ở lúc sunset of lifetime, trước khi hoàn toàn adieu aux armes để có thể có một Đài Tưởng Niệm dành cho Việt Nam tại thủ đô Hoa Kỳ. Đại Nhạc Hội thường niên Cảm Ơn Anh Người Thương Binh QLVNCH đã qua kỳ thứ 9 và luôn được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người, bây giờ trong lúc renaissance của văn hóa Việt tại quốc ngoại, sự đóng góp của lớp thanh thiếu niên ngày càng nhiều.
Kỷ niệm sâu đậm nhất có với bạn là sau một buổi văn nghệ tại Virginia, khi ra ăn cháo tại một quán mở của đến 3 giờ khuya, khi ăn xong ra trả tiền thì chủ nhân cho biết đã có người trả rồi, vị đó đến nói với bạn là: trong lúc bị giam cầm tại lao tù cộng sản, nhờ nghe thoáng qua được bản nhạc "Saigon ơi vĩnh biệt" được phát thanh hầu như mỗi ngày trong các chương trình Việt Ngữ (Voice of America) vào thời gian đó từ Hoa Kỳ về Việt Nam, thì người bạn này đã có niềm hy vọng, vượt lên được nỗi tuyệt vọng khốn cùng.
Bây giờ bạn có nhà để an dưỡng với hiền thê cạnh biển cả mênh mông, hai ái nữ ý tốt nghiệp Ivy League Schools, tiếp tục lên Y Khoa, có người vợ hiền, và đủ thi giờ để theo đuổi những việc bạn thường ấp ủ trong việc phụng sự xã hội.
Gặp thời thế, thế thời phải thế, song tự trong tâm tư, có lẽ bọn mình vẫn mong muốn có những giấc mơ đẹp như thuở thanh xuân, dạo khu Bonard (Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do), nghe tiếng hát dịu dàng của Francoise Hardy trong Tous les garçons et les filles de mon age.
Kim
.
In all respects
No joy and such trouble
Oh, when will the sun shine for me?
Like the boys and girls my age
Will I soon know what love is?
Like the boys and girls my age
I wonder when the day comes
Or the eyes in eyes, hand in hand
I will have the happy heart without fear of tomorrow
The day that I will no longer be a lost soul
They day that I, too, will get someone who loves me
.
nhạc sĩ Nam Lộc phổ nhạc (và có đổi chữ "một" thành" bao") với tựa đề mới “Giọt Tình Sầu”  (thơ Trần Mộng Tú)
.
Ngày xưa trong quán nhỏ
Đời không có mùa đông
Trên môi cà phê ngọt
Trong mắt giọt tình nồng
Hôm nay trong quán lạ
Hai đứa ngồi nhìn nhau
Trên môi cà phê đắng
Trong mắt giọt tình sầu
Một năm trời lận đận
Đời ngọt những vết thương
Một năm trời bôi bác
Đời vui những tấn tuồng
Anh bây giờ đã khác
Trán đã thêm nếp nhăn
Em bây giờ đã khác
Má đã phai sắc hồng
Mắt nào không lệ chảy
Môi nào thơm hương hoa
Lòng nào như suối cạn
Tình nào đã chia xa?
Một năm trời xứ lạ
Không còn gì cho nhau
Giọt tình cuồng trong mắt
Cũng tan theo nỗi sầu...
.

Tous les garçons et les filles

 .
(Lyrics in French (original) and translated English)
Tous les garçons et les filles de mon âge
Se promènent dans la rue deux par deux
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent bien ce que c'est qu'être heureux
Et les yeux dans les yeux, et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule par les rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule, car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et plein d'ennuis
Personne ne murmure je t'aime à mon oreille
Tous les garçons et les filles de mon âge
Font ensemble des projets d'avenir
Tous les garçons et les filles de mon âge
Savent très bien ce qu'aimer veut dire
Et les yeux dans les yeux, et la main dans la main
Ils s'en vont amoureux sans peur du lendemain
Oui mais moi, je vais seule par les rues l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule, car personne ne m'aime
Mes jours comme mes nuits
Sont en tous points pareils
Sans joies et pleins d'ennuis
Quand donc pour moi brillera le soleil?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Connaîtrais-je bientôt ce qu'est l'amour?
Comme les garçons et les filles de mon âge
Je me demande quand viendra le jour
Où les yeux dans ses yeux et la main dans sa main
J'aurai le coeur heureux sans peur du lendemain
Le jour où je n'aurai plus du tout l'âme en peine
Le jour où moi aussi j'aurai quelqu'un qui m'aime
.
All the boys and girls my age
Walk down the street in pairs
All the boys and girls my age
Know well what it means to be happy
Eyes in eyes, and hand in hand
They fall in love without fear of tomorrow
Yes, but I, I walk the streets alone, the lost soul
Yes, but I, I am alone, because nobody loves me
My days are like my nights
In all respects
No joy and such trouble
Nobody whispers "I love you" in my ear
All the boys and girls my age
Make projects for the future
All the boys and girls my age
Know very well what love means
Eyes in eyes, and hand in hand
They fall in love without fear of tomorrow
Yes, but I, I walk the streets alone, the lost soul
Yes, but I, I am alone, because nobody loves me
My days are like my nights
In all respects
No joy and such trouble
Oh, when will the sun shine for me?
Like the boys and girls my age
Will I soon know what love is?
Like the boys and girls my age
I wonder when the day comes
Or the eyes in eyes, hand in hand
I will have the happy heart without fear of tomorrow
The day that I will no longer be a lost soul
They day that I, too, will get someone who loves me


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.