Hôm nay,  

Mục Sư Rick Warren Và Sự Nhập Cuộc Tín Đồ Tôn Giáo

21/07/201500:00:00(Xem: 6305)

Tại nước Mỹ kể từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, thì có nhiều vị mục sư nổi danh với ảnh hưởng rất lớn lôi cuốn được số đông quần chúng khắp nước Mỹ và cả ở ngoại quốc nữa. Trong số này, phải kể đến mục sư Billy Graham, mục sư Martin Luther King và mục sư Rick Warren.

Billy Graham sinh năm 1918 là một vị giảng thuyết lôi cuốn đến hàng trăm triệu người khắp nước Mỹ và cả trên thế giới. Luther King là vị lãnh đạo kiệt xuất của phong trào tranh đấu dân quyền (civil rights movement) của người Mỹ gốc Phi châu trong các thập niên 1950-60. Rick Warren là một tác giả cuốn sách “The Purpose Driven Life” (Cuộc sống có mục đích) bán chạy nhất, đến trên 30 triệu cuốn trong vòng có 6-7 năm.

Trong bài này, tôi xin viết về mục sư Rick Warren là người trẻ tuổi nhất, sinh năm 1954 tại San Jose và là người sáng lập nhà thờ Saddleback Valley Community Church tọa lạc tại thành phố Lake Forest trong Quận Cam, miền Nam California liền sát với khu Little Saigon của người Việt chúng ta. Trong bài sau, tôi sẽ viết riêng về mục sư Billy Graham. Còn về mục sư Luther King, thì đã có quá nhiều người biết đến rồi, nên tôi thiết nghĩ khỏi cần viết gì thêm về ông nữa.

1/ Tóm lược tiểu sử của Rick Warren.

Rick Warren là con của một vị mục sư và chính bản thân ông cũng đã hiến dâng trọn cuộc đời mình cho việc rao giảng Tin Mừng của Chúa Cứu thế theo truyền thống của phái Tin Lành Southern Baptist. Ông tốt nghiệp bậc cử nhân tại California Baptist University ở Riverside, bậc cao học về Thần học tại Southwestern Baptist Theological Seminary ở Fort Worth, Texas và bậc tiến sĩ về mục vụ tại Fuller Theological Seminary ở Pasadena, California.

Ông thừa nhận mục sư Billy Graham, giáo sư Peter Drucker và mục sư Jimmy Warren người cha của ông là những vị trong số những cố vấn đáng tin cậy nhất của mình (mentor).

Năm 1975, sau khi được truyền chức mục sư, Rick Warren làm lễ thành hôn với Kay Lewis sinh trưởng ở San Diego trong một gia đình có người cha cũng là một vị mục sư. Hai ông bà có 3 người con hiện đều đã trưởng thành và 4 cháu nội ngoại. Cả hai người cùng hợp tác trong việc truyền đạo và phát triển cộng đoàn tín hữu từ con số vài trăm người lúc mới thành lập tại Saddeback trong thành phố Lake Forest vào năm 1980 lên đến con số trên 20,000 tín hữu vào năm 2005. Với số tín đồ thường xuyên tham dự thánh lễ và các sinh họat rất đa dạng hàng tuần đông đảo như vậy, Saddleback Valley Community Church đã trở thành một “Megachurch” đứng hàng thứ 8 trong số trên 1,200 “đại giáo đoàn” của toàn nước Mỹ hiện nay. Megachurch là một hiện tượng tiêu biểu cho phong trào phát triển tôn giáo rất mạnh mẽ, lôi cuốn được hàng triệu tín đồ của các giáo hội Tin lành trong vòng 50 năm qua tại nước Mỹ và cả tại Đại Hàn.

Song song với việc phát triển cơ sở mục vụ này, Rick còn đóng góp rất tích cực vào việc đào tạo, hướng dẫn cho trên 400,000 mục sư và giới chức lãnh đạo hội thánh trên toàn thế giới, dựa theo tinh thần đã được phác họa trong cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1995, được bán rất chạy, với nhan đề là “The Purpose Driven Church”.

Rick Warren lại còn nổi danh hơn nữa với cuốn sách được xếp vào loại bán chạy nhất (bestseller), mà hiện đã lên đến 30 triệu cuốn, đó là cuốn sách có nhan đề “The Purpose Driven Life”. Người viết sẽ giới thiệu chi tiết hơn về hai cuốn sách này trong một dịp khác.

Với số lợi tức thu nhập thật lớn lao do việc bán sách, vào năm 2005 Rick Warren đã hoàn lại cho nhà thờ toàn bộ số lương bổng ông nhận được trong 25 năm với cương vị một mục sư. Và còn hơn thế nữa, ông tiếp tục đóng góp cho nhà thờ 90% số lợi tức thâu nhập của mình, thay vì số 10% mà người tín đồ thường đóng góp vào công quỹ của hội thánh, được gọi là “tithe” (thập phân).Và ông bà tiếp tục sống thanh đạm trong căn nhà nhỏ bé, với cái xe cũ kỹ, chứ không hề có một biểu hiện xa hoa nào của một gia đình triệu phú thường tình.

Nhưng điều đáng ghi nhận hơn cả về vị mục sư danh tiếng này, chính là việc ông đã tổ chức cho các tín đồ và các bạn hữu thân tín của mình tham gia dấn thân nhập cuộc với các dự án hết sức lớn lao về xã hội, y tế, giáo dục và phát triển có tầm vóc toàn cầu. Ta sẽ xem xét công việc này trong các mục tiếp theo đây.

2/ Sự gắn bó với Phi châu: Khởi sự ở Rwanda.

Sau mấy năm chuẩn bị, Rick Warren đã bắt đầu một loạt chương trình hành động của “đại giáo đoàn Saddenback” được mệnh danh là PEACE plan tại nước Rwanda là nơi có cuộc diệt chủng kinh hoàng vào năm 1994, tàn sát đến gấn một triệu sinh mạng trong một quốc gia với dân số chỉ có 9 triệu người. Chữ PEACE này ngoài ý nghĩa là Hòa bình, lại chính là chữ viết tắt của khẩu hiệu gồm 5 mục: Promote Reconciliation, Equip servant-leaders, Assist the poor, Care for the sick, Educate the next generation (Phát triển công cuộc Hòa giải, Trang bị cho người lãnh đạo-phục vụ, Giúp đỡ người nghèo khó, Chăm sóc người bệnh tật, Giáo dục thế hệ tương lai).

Vào năm 2005, tức là 11 năm sau vụ diệt chủng, Rwanda vẫn còn là một quốc gia vào loại nghèo nhất trên thế giới với 90% dân chúng có thu nhập chưa tới 2 dollars mỗi ngày. Ngay từ lúc đặt chân tới đây, Warren liền phát động ngay một chương trình hành động cấp thời gồm nhiều phương diện y tế, xã hội, giáo dục và nhất là cả kinh tế. Ông dẫn các giám đốc xí nghiệp, các doanh gia từ trong số các thành viên của cộng đoàn Saddenback đến tiếp súc và làm việc với giới doanh nghiệp và nhân viên chánh phủ Rwanda để tìm cách xây dựng nền kinh tế của xứ sở này. Họ chú trọng vào công việc đào tạo huấn luyện cho các nhà doanh nghiệp nhỏ tại các làng quê hẻo lánh, cho đến cả việc yểm trợ các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở rất lớn lên đến nhiều triệu dollar. Điển hình như dự án xây dựng đường sắt dài 720 miles nối liền Rwanda với Tanzania và Burundi, chi phí lên đến 2.5 tỷ mỹ kim vừa do 3 nước đó ký kết vào tháng Tư năm 2009.

Rick Warren rõ ràng là có tầm nhìn xa và có uy tín để kết hợp được cả giới lãnh đạo chánh quyền, giới doanh nghiệp tư nhân, cũng như giới lãnh đạo tôn giáo ở hạ tầng cơ sở tại những xóm làng hẻo lành, để cùng nhau thực hiện được rất nhiều dự án cụ thể về y tế đại chúng, từ việc lo chăm sóc cho hàng vạn người mắc bệnh HIV/AIDS, cho bao nhiêu trẻ mồ côi cha mẹ đã chết vì căn bệnh hiểm nghèo này, cho đến việc cấp vốn cho các gia đình nghèo túng để giúp họ phương tiện tự lực mưu sinh, để khỏi phải lệ thuộc mãi vào sự bố thí của người khác.

Phái đòan do Rick Warren hướng dẫn đã được chính Tổng thống Rwanda là Paul Kagame và tòan thể chánh phủ tín nhiệm và hợp tác rất chặt chẽ; nhờ vậy mà sau mấy năm làm việc chung với nhau, thì quốc gia này đã gặt hái được những thành quả rất đáng khích lệ về nhiều mặt kinh tế, xã hội cũng như văn hóa, ngọai giao.

3/ Quần chúng tín đồ các tôn giáo là một nguồn tiềm năng vô biên.

Trong nhiều dịp được mời tham gia các diễn đàn quốc tế như ở New York, Washington DC, ở Davos Thụy sĩ v.v…, Rick Warren đã luôn luôn trình bày rất thẳng thắn đại để như thế này: “Trên thế giới ngày nay, chúng ta có đến trên 2 tỷ người tín đồ Thiên chúa giáo gồm Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo, trên 1.5 tỷ người tín đồ Ấn độ giáo và Phật giáo và trên 1 tỷ người tín đồ Hồi giáo. Khối quần chúng tín đồ lớn lao như thế đó là một nguồn tài nguyên vô biên, mà cho đến nay chưa được mấy ai trong các tổ chức quốc tế chú trọng đúng mức để động viên thuyết phục họ cùng bắt tay dấn thân vào việc giải quyết những khó khăn bế tắc trầm trọng có tầm vóc tòan cầu. Riêng cá nhân tôi là một mục sư Thiên chúa giáo, thì với khả năng hạn hẹp của mình, tôi đã cùng với các tín đồ của nhà thờ Saddenback phát động kế hoạch PEACE để góp phần vào công cuộc phục vụ bà con đang gặp khó khăn ở nhiều nơi, cụ thể như ở Rwanda. Và tôi cũng ước mong quý vị tất cả nên chú ý đến cái khối tiềm năng vĩ đại này, hầu đề ra được những giải pháp tốt đẹp cho thế giới chúng ta đang gặp bao nhiêu bế tắc khủng hỏang ngày nay…”

Dịp khác, ông còn gợi ra hình ảnh tôn giáo là cái chân thứ ba để cùng hợp với khu vực nhà nước và khu vực tư nhân để tạo được thế đứng vững chắc cho tòan bộ chiếc ghế của thế giới ngày nay. Với uy tín sẵn có, Warren có dịp thường xuyên trao đổi và hợp tác với các nhân vật có tầm vóc họat động rộng rãi tòan cầu, điển hình như cựu Tổng thống Bill Clinton, cựu Thủ tướng Tony Blair …

Trong mùa tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, Warren đã mời được cả hai ứng cử viên John McCain và Barak Obama cùng đến Saddenback để trình bày với cử tri về lập trường của mỗi người trước những vấn đề hệ trọng của đất nước. Và mục sư Warren lại còn được mời đọc lời kinh cầu nguyện trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Obama tại thủ đô Washington vào đầu năm 2009.

Tạp chí US News and World Report xếp hạng Rick Warren là một trong “25 vị lãnh đạo hàng đầu của nước Mỹ” vào năm 2005. Tạp chí Time thì gọi ông là một trong “15 nhà lãnh đạo thế giới đáng kể nhất trong năm 2004” và cũng là một trong “100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới” vào năm 2005. Còn báo Newsweek trong năm 2006, thì gọi ông là một trong “15 nhân vật đã làm cho nước Mỹ trở thành vĩ đại”.

Tuy được tung hô khen tặng như vậy, Warren vẫn luôn giữ được sự khiêm cung đạo hạnh của một tu sĩ. Ông thường xuyên cầu nguyện và bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào sự dẫn dắt của Thiên chúa trên bước đường phục vụ tha nhân. Niềm xác tín và lòng nhiệt thành của ông đối với sứ mệnh rao giảng lời Chúa như vậy đã lôi cuốn, thuyết phục được hàng triệu tín đồ cũng như các mục sư khác cùng nhau dấn thân nhập cuộc vào những chương trình cụ thể, thiết thực nhằm chống lại nạn nghèo đói và bệnh tật, mở mang về giáo dục cho lớp người bị gạt ra ngòai lề xã hội và bảo vệ môi sinh trên phạm vi tòan cầu.

Tư tưởng cũng như hành động của mục sư Rick Warren quả thật là rất gần gũi với lập trường của Hội đồng Giám mục Công giáo Châu Mỹ La tinh (CELAM) đã được xác định từ lâu, đó là “Sự Chọn lựa của Giáo hội đối với Người Nghèo khổ” ( Churchs Option for the Poor) vậy./

California đầu tháng Mười 2010

Đoàn Thanh Liêm

Ý kiến bạn đọc
21/07/201519:01:14
Khách
Ban không nên nghi ngờ vì chính đạt Lai Lạt Ma đã khuyên các Phật tử và chư tăng hãy học theo người Công Giáo mà đừng xây chùa , hãy ra khỏi chùa làm công ích cho xã hội ...Các nước theo Thiên Chúa Giáo đều hùng mạnh , văn minh , nhân bản và nhất là giúp người nghèo khổ trên thế giới hữu hiệu nhất.
21/07/201516:26:02
Khách
Nếu đây tòan là những việc không kèm thêm chủ kiến của người viết thì đấy mới thực sự là một Đại-Bồ-Tát đúng nghĩa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.