Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Trước Thằng Thời Đại

16/07/201500:00:00(Xem: 5233)

Tao vui vì luôn nhìn thấy Đảng loạng choạng lùi, trước thằng... Thời Đại.(Trần Đĩnh)

Đảng đang “loạng choạng” ra sao, hay “loạng choạng” cỡ nào – nói thiệt – tôi không rõ lắm, và cũng không mấy quan tâm. Thân tôi lo chưa xong. (Ngó bộ mình cũng hơi loạng choạng tới nơi rồi). Sức đâu mà vui/buồn, theo kiểu bao đồng, như tác giả Đèn Cù.

Chỉ riêng cái “thằng thời đại thông tin” không (thôi) cũng đủ khiến tôi mệt muốn ứ hơi. Tin tức rồn rập, tràn ngập, và cấp kỳ tràn lan trên mạng khiến tôi phát ngộp nên (thỉnh thoảng) vẫn bỏ sót nhiều chuyện quan trọng, hay thú vị.

Mãi tới chiều qua, tôi mới biết là trên nhật báo Người Việt – phát hành từ California, số ra ngày 13 tháng 2 năm 2014 – có mẩu tin ngăn ngắn sau:

“SÀI GÒN (NV) - Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cũng là tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn sẽ tổ chức cầu nguyện cho ông Lê Quốc Quân vào chiều chủ nhật 18 tháng 3-2014.

Theo dự kiến, buổi cầu nguyện cho ông Quân tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng cứu giúp và cũng là tu viện của Dòng Chúa Cứu thế tại Sài Gòn sẽ bao gồm một thánh lễ đồng tế, có thắp nến cầu nguyện cho ông Quân và công lý, hòa bình sớm đến trên quê hương. Trước đó, Giáo xừ Thái Hà và cũng là một tu viện khác của Dòng Chúa cứu thế ở Hà Nội cũng loan báo sẽ tổ chức cầu nguyện cho ông Lê Quốc Quân vào ngày chủ nhật 16 tháng 2...

Sau thông báo vừa kể, Công an Hà Nội tăng cường giám sát khu vực nhà thờ Thái Hà. Tối 11 tháng 2, hai sĩ quan và dân phòng của Công an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội đã luồn vào tu viện của Dòng Chúa Cứu thế ở Thái Hà bằng cửa sau.

Một số giáo dân lập tức đánh trống, gióng chuông báo động. Hàng trăm giáo dân từ khắp nơi đã đổ về nhà thờ Thái Hà vây chặt hai sĩ quan và dân phòng này. Tới lúc đó, một viên thiếu tá là trưởng nhóm mới loan báo cả nhóm vào Tu viện Thái Hà để kiểm tra tạm trú. Giáo dân phản đối cả cách làm lẫn lối giải thích đó. Theo họ, nếu muốn kiểm tra tạm trú, công an và dân phòng phải dùng cửa trước, phải xin phép tu viện, chứ không thể hành xử tùy tiện như thế...

Giờ chót, hai sĩ quan công an và năm đội viên dân phòng của phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội đã phải xin lỗi các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà vì xâm nhập tu viện trái phép. Để có thể ra về, viên thiếu tá tên Nguyễn Duy Hưng là Phó Công an phường Quang Trung, thay mặt cả nhóm, nói: “Thưa linh mục và thưa bà con giáo dân, những gì chúng tôi làm không đúng hôm nay chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”.

blank
Thời đại tiến, đảng lùi.

Sau khi viên sĩ quan trưởng nhóm xin lỗi vì xâm nhập trái phép, giáo dân Thái Hà đã mở đường cho nhóm này ra về bằng… cổng sau.”

Những dòng chữ thượng dẫn khiến tôi chợt nhớ đến lời tường thuật của Mặc Lâm, về một hồi chuông báo động (khác) cách đây gần sáu mươi năm:

Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội giục giã vang lên chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh năm 1959. Không phải báo hiệu sự ra đời của Chúa Giê Su, mà tiếng chuông kêu cứu với giáo dân vì Nhà Thờ Lớn đang bị một nhóm người đến phá rối...

Câu chuyện vỡ lở ra sau đó cho thấy nhóm người đến phá nhà thờ do chủ trương quá khích của một nhóm người và kết quả là linh mục Trịnh Văn Căn, linh mục Nguyễn Văn Vinh cùng một số giáo dân bị quy tội phá rối trị an. Linh mục Căn chịu 12 tháng tù treo, linh mục Nguyễn Văn Vinh chịu 18 tháng tù giam vì tội “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân.”

Có thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. LM Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó, trong trại giam Cổng Trời.

Ngài sống, và chết, ra sao, sau mười hai năm (chứ không phải 18 tháng) bị giam ở trại Cổng Trời?

Tuân Nguyễn, một người bạn đồng tù với linh mục Nguyễn Văn Vinh, đã kể lại như sau:

"... Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị.


Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi.

Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương. Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười.

Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen...

Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế, người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.

blank
Thời đại tiến, đảng lùi.

Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm.

Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.



Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật… Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:

- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN. Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật....

Chữ NHẪN viết bằng than có lẽ chỉ in đậm trên lòng bàn tay của Tuân Nguyễn khoảng vài tiếng đồng hồ nhưng nó sẽ lưu mãi với thời gian. Và thời gian thì luôn chậm rãi, từ tốn hoàn thiện công việc của nó – với tất cả sự “nhẫn nhục” cần thiết– như đã ghi trên:

Giờ chót, hai sĩ quan công an và năm đội viên dân phòng của phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội đã phải xin lỗi các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà vì xâm nhập tu viện trái phép. Để có thể ra về, viên thiếu tá tên Nguyễn Duy Hưng là Phó Công an phường Quang Trung, thay mặt cả nhóm, nói: “Thưa linh mục và thưa bà con giáo dân, những gì chúng tôi làm không đúng hôm nay chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”.

Sau khi viên sĩ quan trưởng nhóm xin lỗi vì xâm nhập trái phép, giáo dân Thái Hà đã mở đường cho nhóm này ra về bằng… cổng sau. (G.Đ)”

Tôi thực qúi mến thái độ phục thiện của viên sĩ quan công an trưởng nhóm, và cách ứng xử đúng đắn của những giáo dân ở Thái Hà, vào đêm 11 tháng 2 năm 2014. Tôi cũng thành thực tin rằng không riêng gì nhóm giáo dân nhỏ bé này mà nhiều người Việt cũng sẽ rộng lượng để chấp nhận lời xin lỗi của những người cộng sản Việt Nam, nếu họ chân thành. Tôi còn hy vọng rằng dân tộc chúng ta đủ bao dung để (có thể) cho phép họ rút lui bằng “cổng trước,” qua một cuộc trưng câu dân ý đàng hoàng.

Đã bị thời thế đẩy lùi, đến độ phải “chập choạng lùi mà vẫn còn có đường để lùi là một trường hợp may mắn hiếm hoi. Lịch sử nhân loại đã để lại vô số những tấm gương (thê thảm) của những kẻ không biết, hay không kịp, lùi đúng lúc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.