Hôm nay,  

Tôn Giáo và Xã Hội Dân Sự (II): Từ Họat Động Nhân Đạo Đến Xây Dựng Hòa Bình (Trường hợp của Giáo hội Tin Lành Mennonite)

15/07/201500:00:00(Xem: 7696)
Tin lành Mennonite là một giáo hội rất nhỏ, số tín đồ trên tòan thế giới tính ra chưa tới quá 1.5 triệu người. Số tín đồ đông nhất là ở nước Mỹ, thì cũng chỉ có trên 368,000 người. Nhưng họ lại tham gia rất tích cực trong lãnh vực từ thiện nhân đạo, cũng như trong công cuộc xây dựng hòa bình tại khắp nơi trên thế giới.

 Giáo hội này đã khởi sự sinh họat tại Việt nam từ trên 50 năm nay, cả trong lãnh vực truyền đạo và họat động từ thiện nhân đạo.Trong những năm gần đây, các nhà thờ tại gia (house churches) của tín đồ Tin lành Mennonite bị chính quyền cộng sản làm khó dễ đủ điều, đặc biệt là đối với người sắc tộc theo đạo Mennonite tại các vùng rừng núi cao nguyên. Việc này đã bị dư luận quốc tế phản ứng mạnh mẽ, nên kể từ năm 2004 – 2005 trở đi, thì đã có sự nới lỏng dễ thở phần nào. Ta sẽ có dịp tìm hiểu cặn kẽ hơn về chuyện này trong khuôn khổ chính sách của chính quyền Hanoi đối với các tôn giáo ở Việt nam trong một dịp khác.

Trong bài này, người viết xin trình bày chi tiết hơn về các họat động của người Mennonite tại Mỹ, mà tôi đã có dịp gần gũi quen biết từ nhiều năm qua. Như đã ghi trên nhan đề, bài viết này sẽ lần lượt đề cập đến hai lãnh vực : Từ thiện Nhân đạo và Xây dụng Hòa bình.

I- Ủy ban Trung ương Mennonite – MCC  (Mennonite Central Committee)

Ủy Ban này là cơ quan lúc ban đầu chỉ chuyên về họat động từ thiện nhân đạo do sự phối hợp của hai giáo hội Mennonite ở Canada và Mỹ với tổng số tín đồ lên tới khỏang nửa triệu người. Nhưng sau này, thì MCC lại mở rộng phạm vi họat động thêm nữa sang lãnh vực xây dựng hòa bình, chuyển hóa tranh chấp, bênh vực công lý và nhân quyền. MCC có trụ sở chính tại thành phố Akron tiểu bang Pennsylvania, trong khu vực Lancaster gần với thủ phủ Harrisburg.

 Cơ quan này khởi sự từ hồi đầu thập niên 1920 khi chế độ cộng sản bolshevik được thiết lập tại nước Nga, thì xảy ra nạn đói rất trầm trọng tại miền Ukraine vốn xưa kia nổi tiếng với “vựa lúa mì Ukraine”. Được thành lập tại Chicago vào năm 1920, lúc đầu MCC chuyên tìm cách cứu trợ những người đồng đạo Mennonite đang lâm vào cảnh đói khát tại Liên Xô trong thời kỳ nội chiến đẫm máu giữa hồng quân Liên Xô với quân bạch vệ. Chiến dịch cứu trợ này kéo dài cho đến năm 1925 với chi phí tổng cộng lên tới trên 1.2 triệu dollar theo giá trị vào thời đó. Sau đó trong thập niên 1930, MCC tập trung vào việc giúp định cư những người Mennonite tỵ nạn từ Liên Xô chạy qua các nước Brazil và Paraguay ở châu Mỹ latinh.

Trong thế chiến thứ hai 1939 - 45, MCC lo việc cứu trợ cho mọi nạn nhân chiến tranh (chứ không chỉ hạn chế cho các đồng đạo như lúc ban đầu) tại các nước Ba lan, Anh và Pháp. Và sau đó, MCC tiếp tục phát triển và tham gia vào việc cứu trợ tại nhiều nơi khác trên thế giới. Hiện nay, MCC đang họat động tại trên 50 quốc gia ở khắp 5 châu lục với tổng số nhân viên là trên 1,100 người và ngân sách hàng năm lên tới trên 70 triệu dollars.

Trong phần xác định mục tiêu họat động của mình, MCC ghi nhận ngắn gọn rõ ràng như sau : “ MCC tìm cách biểu lộ Tình yêu của Thiên Chúa bằng cách làm việc cùng với mọi người đang đau khổ vì nạn nghèo túng, vì tranh chấp, vì bị áp bức và vì là nạn nhân của thiên tai. MCC phấn đấu cho hòa bình, công lý và phẩm giá của mọi người bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm, tài nguyên và niềm tin nơi Chùa Giêsu Kitô.”

Nhân đây, cũng cần phải phân biệt rằng họat động của MCC thì độc lập riêng biệt so với họat động truyền giáo của các nhà thờ Tin lành Mennonite, mặc dầu tất cả đều cùng theo đuổi một tôn chỉ là nhằm thể hiện tinh thần môn đệ Chúa Giêsu Cứu thế tại trần gian này.

1 / Hoạt động từ thiện nhân đạo.

MCC họat động tại rất nhiều nơi trong các chương trình cứu trợ khẩn cấp, phát triển cộng đồng, xây dựng hòa bình, điều giải tranh chấp, bênh đỡ các nạn nhân, bằng cách chi tiêu tiền mặt và cung ứng thực phẩm, thuốc men, quần áo và dụng cụ học sinh…Ngòai những cứu trợ cấp thời, MCC tập chú những cố gắng phát triển lâu bền vào các lãnh vực như y tế, giáo dục, công lý và hòa bình, và trao đổi thương mại sòng phẳng (fair trade).

Đặc biệt phải kể đến hệ thống các cửa hàng do MCC bảo trợ, có tên là “Ten Thousand Villages”, nhằm phổ biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại nhiều nơi trên thị trường Mỹ và Canada với doanh số hàng năm lên tới 5 triệu US dollars.

Riêng tại Việt nam, thì từ nhiều năm gần đây MCC vẫn có chương trình họat động thường xuyên tại nhiều địa phương trong các lãnh vực cứu trợ, phát triển cộng đồng, giáo dục, y tế, tín dụng nhỏ, cung ứng nước sạch, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, cấp học bổng, dậy Anh ngữ tại đại học… Ngân khỏan chi tiêu mỗi năm cho các chương trình này ở Việt nam lên đến 9 triệu dollars, với số nhân sự lên tới gần 20 người.

2 / Họat động xây dựng hòa bình.

MCC tổ chức 3 văn phòng vận động (advocacy offices) bên cạnh tổ chức Liên Hiệp Quốc và các chính quyền Canada & Mỹ. Văn phòng ở New York được gọi là  MCC United Nations Liaison Office. Văn phòng ở thủ đô của Canada có tên là MCC Canada Ottawa Office. Văn phòng ở thủ đô Mỹ có tên là MCC US Washington Office. Cả ba văn phòng này vừa làm công tác thông tin liên lạc, phối hợp họat động và vận động về đường lối chính sách theo tinh thần hòa bình, công lý bên cạnh Liên Hiệp Quốc và các chính phủ Canada và Mỹ.

Các văn phòng này tiếp nối tinh thần của các vị tiên tri như Môisen, Esther, và John the Baptist là dám đương đầu với viên chức chính quyền về những vấn đề công lý và đức tin (challenge public officials on issues of justice and faith). Đó là một hình thức làm chứng nhân và phương cách cụ thể của lòng yêu thương con người đồng lọai bên cạnh mình vậy.

Lập trường kiên quyết chống việc sử dụng bạo lực và chiến tranh để giải quyết những mối bất đồng tranh chấp trong xã hội, thì luôn luôn được người Mennonite (cũng như người Amish và người Quaker) theo đuổi từ nhiều thế kỷ nay, mặc dầu họ thường bị các chính phủ ngăn cấm và đàn áp. Từ lâu nay, họ luôn tự nhận mình là “người chống đối không tham dự chiến tranh vì lý do lương tâm” (Conscientious Objector = CO) và cương quyết không tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời chiến tranh, dù có bị chính quyền làm khó dễ đến mức nào đi nữa.

Vào cuối năm 2008, do sự sắp xếp của vị Đại sứ của chính quyền Hanoi cạnh Liên Hiệp Quốc, Giám đốc Văn phòng Liên lạc của MCC ở New York là Doug Hostetter đã có dịp trao đổi thân mật và thẳng thắn với phái đòan Ban Dân Vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việtnam về sự liên hệ giữa Tôn giáo và Chính quyền nước Mỹ, dựa trên tinh thần của Khỏan 1 Bản Tu chính trong Hiến Pháp Hoa kỳ. Cụ thể là Nhà nước tách biệt với Tôn giáo, nhưng giữa hai phía lại có sự tương kính tôn trọng lẫn nhau và có sự bảo đảm về tình trạng ” tự do tín ngưỡng và đa nguyên tôn giáo”.


II – Sự kết hợp giữa Đại học và Tôn giáo.

 Riêng tại nước Mỹ, Giáo hội Mennonite đã thành lập được nhiều trường đại học, điển hình như  Eastern Mennonite University (EMU) tại Harrisonburg Virginia, Fresno Pacific University (FPU) ở California, Goshen College (GC) ở Indiana… Đó là chưa kể đến một chủng viện có quy mô lớn, lấy tên là Associated Mennonite Biblical Seminary (AMBS) tại Elkhart Indiana.

Các cơ sở giáo dục này là biểu hiện của sự hợp tác chặt chẽ giữa giới hàn lâm đại học và giới họat động tôn giáo. Đặc biệt trong vài chục năm gần đây, thì tại các cơ sở đại học này, ngòai công tác thường lệ về giảng dậy đào tạo sinh viên, thì lại đã có nhiều sự nghiên cứu trao đổi, gặp gỡ quốc tế để học hỏi thảo luận về những vấn đề sinh tử của thế giới ngày nay, điển hình như : - làm sao chấm dứt hay giảm bớt được những tranh chấp căng thẳng đẫm máu vì lý do sắc tộc, tôn giáo tại các địa phương? - làm sao chấm dứt được tình trạng bất công, bóc lột, đàn áp tàn bạo nhan nhản ở khắp nơi? - làm sao hàn gắn được những hận thù đổ vỡ giữa các nhóm đối nghịch cựu thù với nhau? v.v…

Những cuộc chiến tranh tại các địa phương khắp nơi kể từ sau năm 1945, thì còn gây ra sự thiệt hại khủng khiếp về nhân mạng tổng cộng gấp mấy lần so với hai cuộc thế chiến hồi đầu thế kỷ XX. Đó là điều khiến cho các tôn giáo hiện nay rất quan tâm lo lắng và cùng tìm mọi phương cách để giảm bớt lọai tai họa này do con người gây ra (man - made disaster) ngay tại mỗi địa phương.

Cụ thể như tại đại học EMU ở Virginia, cách xa thủ đô Washington DC chừng 100 miles, thì từ trên 15 năm nay đã thiết lập một cơ sở lấy tên là “Trung tâm Công lý và Xây dựng Hòa bình (CJP = Center for Justice and Peacebuilding) trong đó ngòai việc nghiên cứu lại còn có chương trình đào tạo bậc Cao học về “Chuyển hóa Tranh chấp” ( Master of Arts in Conflict Transformation). Hiện đã có đến trên 300 sinh viên tốt nghiệp về ngành này, trong số đó có mấy sinh viên từ Việt nam được cấp học bổng sang theo học tại đây.

Trong khuôn khổ của CJP tại EMU, lại còn có Viện Xây dựng Hòa bình Mùa Hè (Summer Peacebuilding Institute = SPI). Viện này chuyên tổ chức các khóa hội thảo học tập trong suốt mấy tháng 5 và 6 mỗi năm dành cho các tham dự viên từ khắp nơi trên thế giới quy tụ gặp gỡ nhau để cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau về các đề tài như “Hàn gắn Chấn thương” (Trauma Healing), “Chuyển hóa Tranh chấp” (Conflict Transformation), “ Công lý phục hồi” (Restorative Justice), “Phát triển cộng đồng và phát triển quốc tế”  (Community and International Development)… Các chương trình học hỏi trao đổi này đều do các giáo sư hướng dẫn điều khiển, nên có giá trị vững chắc theo đúng tiêu chuẩn nghiêm túc của môi trường đại học.

 Hiện đã có trên 2,200 tham dự viên từ 121 quốc gia trên thế giới đến sinh họat trong các mùa hè tại đây. Các tham dự viên thuộc đủ mọi nghề nghiệp khác nhau và theo khuynh hướng tôn giáo khác nhau, như Tin lành, Công giáo, Chính thống giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo , v.v... Có người là mục sư, linh mục, nữ tu, chức sắc tôn giáo, hoặc chỉ là tín đồ bình thường. Có người là dân biểu, nghị sĩ, giáo sư, luật sư, kỹ sư, viên chức chính quyền hay là thiện nguyện viên… họat động ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

 Và hiện đã có tất cả 7 viện Xây dựng Hòa bình trong 6 quốc gia đang sinh họat theo mô hình SPI của EMU.

III – Đòan Xây dựng Hòa bình Thiên chúa giáo

(Christian Peacemaker Teams  CPT)

CPT là một tổ chức quốc tế được thành lập vào giữa thập niên 1980 nhằm yểm trợ các thiện nguyện viên họat động cho hòa bình trong các vùng có tranh chấp trên thế giới. CPT có nguồn gốc từ các nhà thờ theo chủ trương Hòa bình (Peace Churches) tại Bắc Mỹ và được sự hỗ trợ của các giáo hội Mennonite ở Mỹ và Canada và một vài giáo hội khác. Họ theo đuổi chủ trương bất bạo động trong việc góp phần hòa giải tranh chấp tại các địa phương. Hiện CPT có chừng 30 đòan viên họat động tòan thới gian cùng với trên 150 đòan viên trừ bị (reservists) tự nguyện tham gia công tác từ 2 tuần đến 2 tháng mỗi năm.

CPT đang họat động tại Colombia, Irak, West Bank (giữa Do Thái & Palestine), biên giới Mỹ- Mễ Tây Cơ, Kenora, Ontario Canada. Họ theo lý tưởng Xây dựng Hòa bình của Chúa Kitô, nhưng lại không nhằm đi truyền đạo như các vị thừa sai. Các đòan viên này là những tín hữu có niềm tin sâu sắc và kiên trì dấn thân bằng hành động cụ thể và bất bạo động theo đúng lời giảng dậy trong kinh thánh là: “Phúc thay cho những ai làm cho người hòa thuận” (Blessed are the peacemakers). Họ sinh sống và cùng làm việc với các người có thiện chí tại những vùng có tranh chấp căng thẳng,
 nhằm mục đích duy nhất là tìm cách hòa giải giữa các phe đối kháng thù nghịch lẫn nhau. Vì thế mà họ gặp rất nhiều hiểm nguy đến tính mạng của bản thân mình.

Điển hình như vào cuối năm 2005, bốn thành viên họat động về nhân quyền liên kết với CPT đã bị bắt cóc ở thủ đô Baghdad của Irak, trong đó có ông Tom Fox bị hạ sát. Ông này 54 tuổi và là một vị lãnh đạo của chương trình sinh họat thanh niên tại Virginia. Và những đòan viên CPT họat động trong lãnh thổ của người Palestine tại vùng West Bank, thì nhiều khi bị thương tích do những cuộc xung đột thường xuyên giửa người định cư Do thái (settler) với người Palestine địa phương.  Cả ở Colombia, Mexico bên Nam Mỹ, thì CPT cũng thường gặp những chuyện hiểm nguy tương tự như vậy nữa.

Nói chung, thì trong mấy chục năm gần đây, các tôn giáo đã bắt đầu tham gia tích cực và cụ thể vào lãnh vực xây dựng hòa bình và bảo vệ công lý tại hạ tầng cơ sở ở các đia phương, cũng như tham gia góp phần xây dựng hòa bình trên bình diện tòan thế giới nữa. Từ vị thế làm đối tác (counterpart) với chính quyền nhà nước, thông qua những họat động từ thiện xã hội nhân đạo truyền thống, các tôn giáo đã can đảm chủ động dấn thân nhập cuộc hơn trong vai trò làm đối trọng (counterbalance) đối với chính quyền để bảo vệ người công dân trước những bất công, bóc lột đàn áp và dày xéo nhân phẩm do các thế lực chuyên chế thống trị gây ra. Những hoạt động của các tín đồ Mennonite tại Canada và Mỹ như được ghi lại vắn tắt trong bài viết này, thì đó là một minh họa rõ ràng cho chiều hướng nhập cuộc hết mình của Tôn giáo cùng với xã hội ngày nay vậy.

 Trong một bài viết sau, chúng tôi sẽ trình bày về họat động của Hội đồng Giám mục Công giáo tại châu Mỹ Latinh (CELAM). Xin mời quý bạn đọc tiếp tục đón xem./

Costa Mesa, tháng 7 năm 2011

Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.