Hôm nay,  

Những Tác Giả Nào Có Trong “20 Năm VHNT Miền Nam”?

14/07/201500:00:00(Xem: 4187)

Orange county (ngày 13 tháng 7-2015): Tên đầy đủ của cuốn sách dầy 650 trang khổ lớn này là “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm VHNT miền Nam 1954-1975”, do nhà thơ Du Tử Lê biên soạn.

Mặc dù mới chỉ là cuốn thứ nhất trong bộ sách 2 cuốn, (cuốn thứ 2, sẽ được ấn hành tháng 4 năm 2016), nhưng ngay ở cuốn thứ nhất này, người ta đã đếm được gần 60 tác giả; hiện diện trong 6 chương, chia ra như sau:

blank
Bìa sách.

Chương một: Âm nhạc (Nhạc sĩ và ca sĩ):

- Đất nước và tình khúc Anh Bằng.

- Bạch Yến, tiếng hát mở tung cánh cửa Hollywood.

- Châu kỳ và ảnh hưởng của bản năng “tìm về”.

- Hiện tượng Cung Tiến trong nhạc Việt.

- Hoàng Trọng, “ông hoàng Tango” Việt Nam.

- Hoàng Thi Thơ, xuất hiện như một cơn lốc.

- Hoàng Quốc Bảo, dòng nhạc như chiếc cầu tâm linh nối liền đời thường và nẻo đạo.

- Khánh Ly, tiếng hát bất hoại, như nhan sắc Mona Lisa.

- Tính hai mặt của đồng tiền định mệnh trong cõi giới âm nhạc Lam Phương.

- Lâm Tuyền, bất hạnh gắn liền với “Hình ảnh một buổi chiều”.

- Minh Trang, định mệnh và những vòng nguyệt quế.

- Tình ca Ngô Thụy Miên, thơ Nguyên Sa và cách nói khác.

- Nhạc Phạm Đình Chương, hạnh phúc và nỗi buồn của tân nhạc Việt.

- Thái Thanh khúc / năm bảy.

- Những mảng tối cuối đời nhạc sĩ tài hoa Thanh Bình.

- Trầm Tử Thiêng, “Những đêm nằm mộng biển”.

- Trần Thiện Thanh, “tình ca” cho những tử sĩ.

- Trúc Phương, vị “hoàng tử” của những ca khúc chia lìa.

- Từ Công Phụng, sứ giả thương yêu của tuổi trẻ miền Nam.

- Đời nhạc Vũ Thành An, những dấu ấn thời đại đậm nét.

- Y Vân, huyền thoại và sự thật.

Chương hai: Báo chí, truyền thanh và xuất bản:

- Ai là cha đẻ cụm từ “Xin đừng gọi anh bằng chú”?

- Nguyên Sa, chia tay Sáng Tạo vì những ngộ nhận.

- Báo chí và hiện tượng văn nghệ học sinh

(Phỏng vấn nhà báo Ngọc Hoài Phương).

- Trần Phong Giao, người gác cổng văn học, tạp chí Văn.

- Thế Nguyên, cây ách chuồn của phong trào “Văn chương dấn thân”.

- Văn nghệ sĩ và “sân chơi” xuất bản của miền Nam, 20 năm.

Chương ba: Điện ảnh, sân khấu, cải lương:

- Người đem vinh dự về cho tập thể Việt: Tài tử Kiều Chinh.

- Sơ lược lịch sử thành hình bộ môn nghệ thuật Cải Lương.

(Phỏng vấn soạn giả Yên Lang)

Chương bốn: Hội Họa, điêu khắc:

- Duy Thanh, người họa sĩ cuối đời chỉ...Nguệch ngoạc!

- Đinh Cường, thi sĩ của màu sắc và đường nét.

- Mai Chửng, tài năng và nhân cách.

- Nghiêu Đề, người khước từ tác phẩm mình.

- Nguyên Khai, “Màu sắc là dầu được thắp lên bởi trái tim”.

- Tạ Tỵ, người mở những cánh cửa lớn cho hội họa Việt Nam.

Chương năm: Thi ca:

- Lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp lớn.

- Văn giới nghĩ gì về thơ Đỗ Quý Toàn?

- Kim Tuấn, chiếc cầu nối huy hoắc giữa thi ca và âm nhạc.

- Nhã Ca, một xuất hiện rực rỡ của văn học miền Nam.

- Nguyên Sa, vị trí và ảnh hưởng trong văn học Việt.

- Nguyễn Lương Vỵ, bi kích và thi ca.

- Thành Tôn, nhà thơ “Sống đẹp”.

- Thanh Tâm Tuyền, con ngựa chứng của thi ca hôm nay.

- Trần Dạ Từ, một tuổi thơ dữ dội và, những thành tựu quyết liệt.

- Tình yêu, bảng chỉ đường cho một Tuệ Mai, khác.

Chương sáu: Văn xuôi:

- Nhà văn Bình Nguyên Lộc, “Tam kiệt” Việt Nam?

- Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và niềm vinh dự, hân hoan lớn.

- Dương Nghiễm Mậu, trước sau chói gắt ý thức chọn lựa tự do, nhân bản

- Mai Thảo và thế giới đèn màu Saigon, trước 1975.

- Nhã Ca, nhà văn nói “không” với dục tính.

- Nguyễn Thị Hoàng, từ “Vòng tay học trò” tới đời thường.

- Hành trình trở thành nhà văn của nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng.

- Trần Hoài Thư, ngọn cờ đầu: nỗ lực xiển dương 20 năm văn chương miền Nam.

- Trần Thị NgH, nhà văn, như một kẻ xa lạ.

- Quan niệm văn chương và, người lính qua tiểu thuyết Văn Quang.

- Võ Phiến qua tâm bút “Bắt trẻ đồng xanh”.

- Vũ Khắc Khoan, nhà văn, trí tuệ lớn của văn học miền Nam.

.Theo cách nói của tác giả Du Tử Lê thì, “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm VHNT miền Nam 1954-1975”, một loại tùy-bút-nhận-định, do Người Việt Books liên doanh với công ty Amazon, xuất bản tháng 12 năm 2014; ấn phí 32 Mỹ kim.

Bạn đọc có thể order thẳng từ Amazon, hoặc liên lạc với Người Việt Books; Nhà sách Tự lực Bookstore. Muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, vui lòng liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email: phanhanhtuyen@gmail.com, hoặc Tel. số (714) 383-4937.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội
Tạp chí Cộng sản số 11 đăng bài viết của tác giả Trần Duy Hương vu khống, xuyên tạc cuộc đấu tranh của chúng ta, quy kết những nhà đấu tranh cho Dân chủ
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực
Phương pháp luyện lực gTum-mo của truyền thống Tây Tạng đã được nhóm nghiên cứu ngành y khoa của đại học Harvard khảo sát tận nơi
Cảm ơn trang mạng tuyệt vời của quý vị, luôn cập nhật kịp thời mọi tình huống Phật giáo đang xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Benazir Bhutto đã thoát chết trong vụ mưu sát tối 18 tháng 10 tại Karachi của xứ Pakistan. Dư luận được biết như vậy về một đòn khủng bố tự sát
Trước sự kiện các nhà dân chủ Trung quốc, đối lập với chế độ độc đảng hiện hành ở trung Quốc do Mao dựng lên, đang khẩn trương đưa nội dung cuốn sách
Ta phải nhận thức rõ ràng là mọi người mà ta tiếp xúc đều giống như ta trên nguyên tăc căn bản:  họ muốn được hạnh phúc.
Trong Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 30/7/2007, Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã viết về công tác kiểm tra, giám sát
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã được Tổng Thống Bush và quý vị Dân Biểu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.