Hôm nay,  

Thanh Thiếu Niên Và Công Tác Xã Hội -- Bài 3: Chương Trình Phát Triển Quận 8 Saigon

03/07/201500:00:00(Xem: 4167)

** Khác với Chương trình Công tác Hè 1965, Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon đặt trọng tâm vào công việc phát triển cộng đồng tại một quận ven biên của thành phố Saigon, lúc đó quận này chỉ có dân số cỡ 150,000 người. Những anh em chủ trương thiết lập chương trình này, thì phần đông cũng đã từng tham gia với công tác cứu trợ bão lụt miền Trung vào cuối năm 1964, cũng như ít nhiều tham gia cộng tác với Chương trình Hè trong mấy tháng đầu năm 1965. Cho nên tuy đây là ba loại công tác khác nhau, nhưng cũng đều do giới thanh niên đứng ra khởi xướng và đảm trách, nên có thể nói được rằng cả ba chương trình hoạt động này đều là sự biểu lộ của tinh thần dấn thân nhập cuộc của giới thanh thiếu niên tại miền Nam Việt nam, hồi giữa thập niên 1960, với những công việc cụ thể, thiết thực nhằm phục vụ tầng lớp đồng bào kém may mắn nhất trong xã hội thời ấy. Anh chị em đều có một mẫu số chung, tức là đem hết tâm sức và khả năng hiểu biết của mình vào việc thực hiện cho được những việc có ích lợi rõ rệt cho quần chúng nhân dân, mà hiện đang phải sống trong những điều kiện rất khó khăn thiếu thốn về nhiều mặt vật chất, cũng như tinh thần.

Trong khoảng tháng 5 và 6 năm 1965, một số chừng trên 15 anh em đã hội họp bàn thảo với nhau để lập ra một dự án công tác (project) nhằm phát động công cuộc phát triển tại một quận kém mở mang nhất tại Saigon, đó là quận 8 tọa lạc phía bên kia cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, giáp ranh với quận Cần Giuộc, Long An. Sau vài tháng miệt mài tìm hiểu tình hình tại chỗ và nghiên cứu soạn thảo, anh em đã hoàn thành được một bản dự án mệnh danh là “Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon“ và đệ trình lên văn phòng Thủ tướng Chánh phủ lúc đó do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đứng đầu, để xin duyệt xét và chấp thuận cho anh em được quyền cùng chung nhau thực hiện chương trình này.

Sau khi cứu xét, văn phòng Thủ tướng đã chấp thuận trên nguyên tắc mấy đề nghị ghi trong dự án, đại cương như sau:

1/ Chấp thuận cho hai người trong anh em là Hồ Ngọc Nhuận và Mai Như Mạnh giữ chức vụ Quận trưởng và Phụ tá Quận trưởng Quận 8.

2/ Cấp phát 10 triệu đồng VN để làm Quỹ Điều hành của Chương trình.

3/ Đặt Chương trình Phát triển Quận 8 dưới sự bảo trợ và kiểm soát của Đô trưởng Saigon (lúc đó là Bác sĩ Văn Văn Của) và Bộ trưởng Thanh niên (lúc đó là Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng).

Như vậy là chỉ có hai người của Nhóm anh em trong Ban Điều hành Chương trình mới là viên chức cùa nhà nước mà thôi. Còn tất cả các anh chị em khác, thì đều là những thiện nguyện viên, không hề có giữ chức vụ gì trong guồng máy chánh quyền địa phương cả. Và sau một vài phiên họp với Tòa Đô chính và Bộ Thanh niên là hai cơ quan bảo trợ, để bàn thảo về các chi tiết thi hành dự án, thì anh chị em bắt đầu khởi sự kéo nhau xuống làm việc ở Quận 8, vào giữa tháng 8 năm 1965.

Phải thành thật mà nói, anh chị em chúng tôi đều có lòng hăng say, có thiện chí muốn phục vụ đồng bào, nhưng tất cả đều còn quá trẻ, mới ở vào lứa tuổi 20-30, làm gì có kinh nghiệm nào trong loại việc vận động quần chúng địa phương tham gia vào công việc cải tiến dân sinh. Vì thế, phải mất một thời gian dò dẫm, thăm hỏi các vị thân hào nhân sĩ, các vị tôn trưởng, các vị tu sĩ của các tôn giáo và nhất là các thầy cô giáo trong các phường khóm, thì lần hồi chúng tôi mới nắm bắt được cái phương thức sinh hoạt và làm việc với bà con trong cộng đồng địa phương.

Nhờ thái độ khiêm tốn nhã nhặn trong cách giao tiếp với các vị tôn trưởng tại địa phương như thế, nên chúng tôi đã nhận được nhiều sự góp ý chân tình và thiết thực về tất cả những gì cần phải làm, cần phải chuẩn bị để có thể lôi cuốn, thuyết phục được người dân tích cực và phấn khởi tham gia vào các việc có ích lợi cho tập thể cộng đồng. Bắt đầu bằng những công tác đơn giản, nhỏ bé như sửa chữa đường hẻm, khai thông ngập úng, đặt đường cống thoát nước, tu sửa cầu tiêu công cộng, v.v… Rồi lần lần tiến lên mời gọi bà con tham gia vào những công tác có quy mô lớn lao và phức tạp hơn, điển hình như chỉnh trang gia cư tại những khu ổ chuột, xây cất thêm trường lớp cho các học sinh có chỗ học vào các giờ mát mẻ, thay vì phải học vào ca buổi trưa nóng bức, bắc cầu qua các kinh rạch để bà con đi lại cho thuận tiện và an toàn, v.v…Các dự án cải tiến nhỏ bé, đơn giản như vậy mà được bà con cùng góp công, góp vật liệu để cùng chung nhau thực hiện cho thành công tốt đẹp, thì có tác dụng tinh thần và tâm lý rất tốt, tạo thêm sự quen biết gắn bó, liên đới thân thương với nhau giữa các thành viên trong khu xóm, cũng như giữa bà con với cán bộ thiện nguyện chúng tôi. Và một khi đã có được sự tin tưởng của quần chúng địa phương như vậy, thì sự vận động cho những dự án tiếp theo sẽ dễ dàng êm xuôi hơn. Rồi qua năm 1966, thì chương trình đã mở rộng thêm sang các quận 6 và 7 nữa, với tổng số dân trong cả 3 quận lên đến 500,000 người.

Nói cho ngắn gọn lại, qua thời gian cộng tác mật thiết với bà con ở các khóm hẻm rải rác trong quận, anh chị em chúng tôi đã học tập được vai trò “làm chất men, chất súc tác”, được hòa vào với môi trường của quần chúng nhân dân địa phương và đã phát huy tác dụng là khơi động được sự hăng hái, phấn khởi nhiệt tình của số đông quần chúng, trong việc hưởng ứng tham gia tích cực vào công cuộc phát triển xã hội văn hóa tại địa phương của chính họ. Đây chính là cái quá trình “gây ý thức, gây men và vận động quần chúng“ (mass conscientisation/fermentation/mobilization) mà các nhà nghiên cứu xã hội học thường hay nói tới. Và quần chúng tại hạ tầng cơ sở lần hồi đã cảm nhận ra được các nhu câu cần phải cải thiện môi trường sinh hoạt tại địa phương của mình (felt needs), để rồi từ đó ra tay dấn thân nhập cuộc vào công trình xây dựng và phát triển của địa phương, nơi chính họ và gia đình cùng sinh sống cư ngụ.

Trong 6 năm hoạt động tại cả 3 quận 6,7 và 8, chương trình đã cùng với đồng bào thực hiện được hàng mấy trăm công trình cải tiến ngõ hẻm, và đặc biệt hoàn thành được việc chỉnh trang gia cư tại trên 20 khu trong khắp 3 quận, với tổng số căn nhà được xây cất mới lên đế 8,000 đơn vị gia cư. Sở dĩ số nhà phải chỉnh trang tái thiết lên cao như vãy, đó là vì do các vụ tấn công hồi Tết Mậu thân năm 1968, khu vực 3 quận này bị thiệt hại rất nặng nề. Chương trình cũng giúp tổ chức nhiều lớp dậy nghề như các lớp nữ công gia chánh, các lớp may cắt, thêu đan cho nữ giới, các lớp sửa máy xe hơi, máy thủy động cơ, sửa radio, TV cho nam giới. Phần lớn các lớp này là do các tu sĩ Phật giáo hay Công giáo đứng ra tổ chức tại khuôn viên các chùa hay các nhà thờ. Và Chương trình đi xin các phương tiện máy móc và vật liệu từ những cơ quan từ thiện nhân đạo quốc tế, để rồi chuyển đến cho các trung tâm dậy nghề này. Về mặt y tế, chương trình còn có một xe y tế lưu động, để đi khám bệnh và phát thuốc cho bà con tại các khu vực hẻo lánh trong cả 3 quận nữa.

Ngoài ra cũng cần phải kể đến 2 công trình phát triển có ảnh hưởng lâu dài nhất, đó là chương trình đã xây dựng được hai trường trung học cộng đồng ờ quận 6 và quận 8, mà tổng số học sinh vào năm 1974-75 lên đến trên 3,000 em. Các em học sinh lớp đầu tiên nhập học năm 1966 ở trung học quận 8 (nay là trường Lương Văn Can) lúc đó cỡ 13-14 tuổi, thì nay đã ở vào tuổi 57-58, đã có cả cháu nội, cháu ngoại cả rồi. Và hiện vẫn còn nhiều thành phần trong số các em đó vẫn tiếp nối được cái tinh thần “tự nguyện dấn thân vào công cuộc phát triển tại địa phương”, mà lớp cha bác và thầy của các em đã từng tham gia và truyền lại cho thế hệ các em bây giờ. Đó mới chính là cái thành quả bền vững nhất, đáng ghi nhớ nhất của chương trình phát triển cộng đồng mà đã khởi sự tại 3 quận 6,7,8 cách nay đã trên 45 năm rồi vậy.

** Tóm lược về mục “Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội”

Trong ba bài trên đây, chúng tôi đã trình bày đại cương ngắn gọn về ba chương trình công tác xã hội do giới thanh thiếu niên tại miền Nam Việt nam thực hiện hồi giữa thập niên 1960. Đó là “Ủy ban Phối hợp Cứu trợ Nạn nhân Bão lụt miền Trung năm 1964”, “Chương trình Công tác Hè 1965” và “Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon”. Tất cả ba chương trình đều phát xuất từ tinh thần hy sinh tự nguyện của giới trẻ để tham gia đóng góp vào những công việc xã hội cụ thể, thiết thực, nhằm phục vụ đồng bào gặp cảnh khó khăn ngặt nghèo, cũng như tạo cơ hội cho giới thanh thiếu niên được gặp gỡ thân thiện gắn bó với nhau, trong khi cùng nhau theo đuổi công tác xã hội nhân đạo, phục vụ đồng bào.

Đó chính là các anh chị em đã bắt đầu “có ý thức về xã hội” (social awareness), rồi lôi cuốn rủ rê nhau cùng tích cực tham gia những chương trình phục vụ đồng bào và phát triển xã hội tại các địa phương. Thực hiện các chương trình xã hội cụ thể, thực tiễn như thế đó, chính là các anh chị em đã đóng vai trò “làm đối tác” (counterpart) của Xã hội Dân sự để cùng chung với Nhà nước trong việc phục vụ quần chúng nhân dân tại hạ tầng cơ sở vậy.

Nếu ta chú ý đến bối cảnh chính trị, quân sự vào giai đoạn những năm trước sau 1965, khi cuộc chiến mỗi ngày một leo thang với bao nhiêu sự thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản và tình hình chính trị bất ổn ở miền Nam hồi đó, mà nội các chánh phủ cứ bị thay đổi hoài hoài, thì việc giữ cho phong trào sinh hoạt văn hóa xã hội của giới thanh thiếu niên vẫn có thể tiến hành tương đối tốt đẹp, êm thắm như đã được thể hiện qua 3 chương trình công tác như được ghi lại trong mục này,- cầnphải được coi như là một sự thành công ngoạn mục của lớp huynh trưởng sáng lập và điều hành của phong trào.

Vào thời gian đó, thì vẫn có một số thanh niên ngả hẳn theo đường lối tranh đấu chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt nam do Hà nội chỉ đạo. Giới thanh niên này luôn chỉ trích các chương trình xã hội nhân đạo nói trên như là một thứ “cải lương”, chỉ có tác dụng làm hậu thuẫn cho cái “chánh quyền bù nhìn của các Tướng Thiệu Kỳ” mà thôi. Thế nhưng đại đa số anh chị em thanh niên ở miền Nam hồi đó đã “bỏ ra ngoài tai các lời chỉ trích cực đoan” như thế – mà họ vẫn tiếp tục dấn thân vào những dự án xã hội văn hóa cụ thể và thiết thực của mình, ngay cho đến năm 1975, khi chế độ Việt nam Cộng hòa sụp đổ.

Vào năm 2010 này, khi cầm bút ghi lại cái kỷ niệm thân thiết của giới trẻ ở miền Nam cách nay đã trên 45 năm, người viết lại càng xác tín rằng lớp người trẻ này đã có sự chọn lựa đứng đắn và can đảm trong bối cảnh đất nước đen tối vì cuộc chiến tranh tàn khốc thưở đó. Và cảm thấy lương tâm thanh thản nhẹ nhàng, vì đã cố gắng hết sức mình trong công cuộc phục vụ số đông đồng bào nạn nhân chiến cuộc của mình trong giai đoạn khó khăn đó vậy./

California, Tháng Ba 2010

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.