Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Mẫu Liễu Hạnh (1557? - 1578?)

03/06/201500:00:00(Xem: 5948)

Bà Liễu Hạnh còn gọi là: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu. Theo tín ngưỡng dân gian, Bà là một vị Thánh, một Tiên nữ. Về năm sinh và mất của Bà không thể xác định chắc chắn, còn theo truyền thuyết Bà đã giáng trần nhiều lần. Tương truyền những lần Bà đã xuất hiện ở trần gian như sau:

- Lần thứ I: Bà giáng sinh tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế huyện Thái An, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày nay), khi ấy thân phụ là ông Phạm Huyền Viên, Bà tại thế thời gian từ năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình nguyên niên (1434) cho tới năm Quí Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ 4 (1473). Ở đời này Bà luôn hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, cho đến khi trở về thượng giới.

- Lần thứ II: Bà giáng sinh khi ấy thân phụ là ông Lê Đức Chinh, ở xã Vân Cát huyện Vụ Bản, phủ Nghĩa Hưng. Danh tính Bà là Lê Thị Giáng Tiên, húy là Thắng, tự là Liễu hay Liễu Hạnh. Tới tuổi trưởng thành gả cho Trần Đào Lang ở thôn An Thái, sinh được một trai tên là Nhâm. Ở kiếp này, Bà giáng hạ từ đời Lê Trung Tông (1555), cho tới khi quy tiên ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch (năm 1577, đời Lê Thế tông). Nên ngày giỗ là mùng 8 tháng 3 âm lịch, dân gian có câu: “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ” (Tháng 8 giỗ Đức Thánh Trần mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300). Tháng 3 thì giỗ Bà Chúa Liễu). Bà có đền thờ ngay trước làng, gọi là đền Bóng Đa.

- Lần thứ III: Bà giáng sinh tại xã Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, lấy chồng họ Mai (truyền thuyết là Bà tái duyên với hậu thân của Đào Lang), sinh được một trai tên là Cổn, được hơn một năm, thì Bà rời cõi trần trở lại thượng giới.

Bà là một nữ thi sĩ uyên bác, đã có một giai thoại về xướng hoạ thơ phú với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở những lần khác nhau. Ngoài ra, Bà còn giáng bút bằng thơ hay câu đối ở nhiều nơi. Những truyền thuyết này đã được nhiều tác giả ghi thành thần tích ở mỗi thời đại như:

- Truyền kỳ tân phả, của Đoàn Thị Điểm thế kỷ (TK) 18.

- Liễu Hạnh công chúa diễn ngâm, của Nguyễn Công Trứ, TK 19.

- Vân Cát Thần Nữ Cổ Lục diễm ngâm (khuyết danh).

- Tam toà Thánh Mẫu, của Đặng Văn Lung, thế kỷ 20.

- Vân Cát Thần Nữ truyện, của Vũ Ngọc Khánh (1990).

Ngoài ra, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã viết truyện Chúa Liễu Hạnh bằng Pháp văn năm 1944, sau này Thuận Thiên lược thuật, đăng tạp chí Kiến Thức Ngày Nay. Kể rằng: “Vào thế kỷ 16, ở thôn Thiên Hương (Vân Cát), làng Kim Thái (An Thái), huyện Vụ Bản, có gia đình Lê Thái Công sinh được một gái duyên dáng, đặt tên là Giáng Tiên; có tên này là do tích Lê phu nhân mang thai đã quá ngày; bỗng một hôm Lê ông mệt ngủ thiếp, thấy một đạo nhân chỉ lối lên thiên đàng, cho ông chứng kiến buổi hội thiên đình đang vui, đột nhiên có vị tiên nữ làm vỡ chén ngọc. Thượng đế phạt xuống phàm trần! Đến đây Lê ông sực tỉnh, vừa khi Lê phu nhân hạ sinh một bé gái có khuôn mặt rất sáng sủa, nhân đó đặt tên là Giáng Tiên, huý Thắng, tự là Liễu”. Từ thiếu thời, cô Liễu thông minh duyên dáng, đức hạnh, được dân làng quí mến gọi là Liễu Hạnh, cô thích thi ca ngâm vịnh, cô đã làm bài ca từ vịnh bốn mùa và tự phả vào bài đàn, cùng bạn bè vui hát.


Năm 18 tuổi, cô Liễu Hạnh lấy chồng là Đào Lang, người cùng thôn Vân Cát, vợ chồng sinh được một người con trai. Đến năm Đinh Sửu, tự nhiên không bệnh tật mà mất, nhằm ngày mồng 8 tháng 3 năm đó, hưởng dương 21 tuổi. Thần tích kể rằng: “Khi về trời thấy chưa hết hạn đày, bà lại phải đầu thai xuống trần, nhưng lần này với danh hiệu Liễu Hạnh công chúa, bà không sống với gia đình mà chu du khắp nơi, dừng chân ở mọi danh lam thắng cảnh…”

Theo “Nam Hải Dị Nhân” của Phan Kế Bính, thì người mà Thánh Mẫu xuất hiện làm nữ thi khách để đối đáp thơ văn, nhiều nhất là với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Khi ông Phùng Khắc Khoan đi sứ sang Tàu, lúc qua khúc rừng Đoàn Thành (Lạng Sơn) bỗng gặp một người đàn bà còn trẻ ngồi dựa gốc cây. Qua lời chào hỏi đối đáp làm quen, biết nữ khách đó tên là Liễu Hạnh, rất giỏi điển ngữ văn chương. Ông Phùng Khắc Khoan liền ra câu đối dùng lối chiết tự:

“Tam mộc sâm đình, toạ trước hảo hề nữ tử.”
(Cô gái đẹp ngồi trước rừng rậm.)

Nữ khách (tức chúa Liễu Hạnh) liền ứng khẩu đáp:

“Trùng Sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân.”
(Từ rừng rậm sứ giả đi ra.)

Khi Trạng Bùng đi sứ trở về ngang chốn cũ, nhìn lại quang cảnh, thấy những thanh gỗ được sắp thành 4 chữ “Mão khẩu công chúa”. Thấy lạ, ông bèn chiết tự: Chữ mão, chữ khẩu lại được xếp bằng gỗ là chữ mộc; ghép lại thành chữ Liễu. Sực nhớ tên nữ sĩ đã gặp khi trước, ông đoán thế nào người ấy cũng có mặt ở quanh đây? Tìm không xa, lại thấy một cây gỗ nữa khắc bốn chữ “thuỷ mã dĩ tẩu”. Ông đoán biết bà Liễu Hạnh đã hoá, ý muốn nhờ ông dựng đền thờ Bà ở vùng này.

Có một hôm, chúa Liễu Hạnh hiện ra ở Hồ Tây, đàm đạo thi văn, làm thơ liên ngâm cùng với các vị danh nho: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan; Cử nhân Ngô Tường Sinh; Tú tài Lý Ha.

Cùng làm một bài thơ xuất khẩu liên ngâm, nhưng riêng chúa Liễu Hạnh chỉ làm một câu mở đầu và một câu kết. Đề bài thơ là: “Vịnh cảnh Hồ Tây”

Liễu Hạnh đọc trước:

Hồ Tây trời đất một vùng thiêng

Lý Hạ ứng khẩu tiếp:

Tạo hoá lập nên, thoáng một miền
Nước biếc bên nhà thêm mát mẻ

Phùng Khắc Khoan tiếp:

Rùa vàng dưới nước sống liên miên.
An nhàn đời sống vài gian nhỏ

Ngô Tường Sinh tiếp:

Lờ lững nhà ai một chiếc thuyền
Cảm tác bên hồ, vui gặp gỡ

Chúa Liễu Hạnh kết:

Vầng trăng vằng vặc, ta là tiên.

Chúa Liễu Hạnh đã liệt vào Thánh tứ bất tử của Việt Nam: Thần Tản Viên; Chữ Đồng Tử; Phù Đổng Thiên Vương; Liễu Hạnh (có sách nói người bất tử thứ tư là Công chúa Tiên Dung). Đồng bào đã lập đền thờ Bà nhiều nơi: Đền Phủ Dày ở An Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định là lớn hơn hết.

Cảm Niệm: Bà chúa Liễu

Liễu Hạnh giáng trần, ấy Giáng Tiên
Văn thơ thâm thúy, mãi lưu truyền
Hồng trần bụi bặm, sao lưu luyến?!
May mắn gặp Tiên, kẻ hữu duyên!

Nguyễn Lộc Yên

Ý kiến bạn đọc
03/06/201523:19:23
Khách
KInh chuyển.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.