Hôm nay,  

Trịnh Cung Và Hành Trình Của Những Cuộc Hóa Thân Tháng Tư

22/05/201500:00:00(Xem: 5207)

Tháng tư năm nay lại về, về như một dấu hằn, dấu mốc, dấu thất lạc, dấu nhớ, dấu vỡ, dấu khắc khoải, dấu động kinh của 40 năm xưa mà như mới hôm qua. Tháng tư cũng là khởi điểm của những hành trình hoá thân của bao nhiêu triệu người Việt đã và đang sống ở trong nước cũng như ngoài nước Việt Nam.

Giống mọi người, Trịnh Cung đã trải nghiệm một cuộc hoá thân khởi đi từ tháng 4, năm 1975. Bầu trời ông thở vào thời điểm đó, của miền Nam sau khi thua cuộc, phát ra những tia sáng mong manh và yếu ớt một buổi chiều chạng vạng. Nó đã ảnh hưởng trực tiếp vào tâm hồn người cầm cọ, lại vướng tính mẫn cảm của một kẻ yêu và thích làm thơ như ông. Ông như người rơi vào vòm đêm rã rượi của tháng tư đen, như chìm trôi trong cuộc hôn mê suốt 10 năm dài, cuối cùng tỉnh lại và kịp thoát ra khỏi bóng đêm tuyệt vọng. Ông đã tìm thấy nghệ thuật là cái phao cứu độ đúng như ông đã tự bạch trong vựng tập của cuộc triển lãm cùng các hoạ sĩ đồng thời như Nguyễn Trung, Đinh Cường, Nguyễn Phước, Nguyên Khai… tại Houston, Hoa Kỳ năm 2012. “Hội hoạ luôn cứu chuộc tôi khỏi những vấp ngã, những khủng hoảng tưởng chừng không gượng dậy được..”

Sau 10 năm buông cọ ông đã nhận ra sao không biến những đau thương của đời mình thành những tác phẩm nghệ thuật và từ sự suy nghĩ đó tác phẩm “Những cuộc hoá thân tháng tư” ra đời năm 1990 như một đứa con mang dấu ấn kinh hoàng không bao giờ có thể quên, như hệ quả sau một cuộc hiếp dâm tập thể.

blank
Những Cuộc Hóa Thân Tháng 4 (1990), Sơn dầu trên canvas, Kích thước: 80cm x 100cm.

Bây giờ chúng ta hãy cùng theo dõi cuộc chuyển hoá của ông và hoàn cảnh đất nước vào năm 1990 trong tác phẩm “Những cuộc hoá thân tháng tư”.

Nhìn vào bố cục cân bằng của tranh, chúng ta thấy một lằn ranh màu xanh phân đôi bức tranh làm hai mặt phẳng, hai miền thời gian hay hai thế giới sắc màu rõ rệt. Lằn ranh ấy đồng thời miêu tả dáng cong một người phụ nữ bằng một đường ngực và hông, mở ra một chân trời mát dịu trong màu xanh pha xám lấm chấm xanh ngọc và bạc. Cách pha màu dịu nhẹ này của Trịnh Cung khiến mới nhìn, tôi có cảm tưởng như ông vẽ bằng màu nước chứ không phải sơn dầu trên bố. Lạ lắm cái màu, nửa xanh, nửa xám, nửa lam lại có vẻ trắng bàng bạc mà ông đặt tên là xanh phổ (Prusse Blue) này, theo tôi, nó diễn tả được những nội tâm phức tạp cũng như những cảm tính bất định nơi người phụ nữ.

Phía lằn ranh bên phải gần dưới cùng bức tranh, chúng ta thấy một con chim nhỏ màu bạc đuôi xanh. Phía trên con chim là một vòng tròn to đỏ, tượng trưng cho mặt trời và trên nữa là một mảnh trăng lưỡi liềm cũng đỏ. Màu xám bạc chung quanh vầng trăng và trong mặt trời nâng đỡ cho màu đỏ, khiến người ta nghĩ tới một tế bào máu hay giọt máu hồng. Màu đỏ cũng dịu nhẹ hơn nhờ sự hỗ trợ của xám và bạc lan toả. Trên nữa là hình một cái đầu ngựa màu nâu đất. Phía trên cùng góc trái là một đầu trâu. Còn dưới thấp trông như hình một con dao gẫy. Chung quanh những hình thể người, thú và vật là những mảng màu trắng bạc (Titanium White), nâu, xám được pha trộn làm nhạt đi, loãng ra để nổi bật lên màu chính là xanh phổ, đỏ và nâu đất.


Nhan đề “Những cuộc hoá thân tháng 4” là một dẫn dắt cần thiết cho người xem bước vào nội dung và ý nghĩa ẩn dụ của bức tranh. Chúng ta hãy đi ngược về quá khứ tháng tư năm 1990 để nhìn vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam thời ấy sẽ thấy ánh sáng của bức tranh được soi rọi và hiện ra dần. Trung tâm bức tranh là người phụ nữ mà cũng là cái trục của cuộc đời xoay quanh. Dáng hình người phụ nữ ấy như ở giữa lằn ranh của hư và thực và rồi bị đẩy trượt vào quá khứ màu xanh xám. Miền quá khứ ấy là những kỷ niệm đẹp đẽ để con người hoài niệm và tiếc nuối mà con người lỡ để nó tuột khỏi tầm tay. Bên phải, trái là những mặt nạ trá hình của lũ đầu trâu mặt ngựa hiện diện như số phận hay hình hài hoá thân của kẻ dữ trong một thời đại hỗn mang. Con chim mang ẩn dụ cho số phận nhỏ nhoi của người dân bị thu mình lại. Mặt trời và mặt trăng bị nhuộm đỏ tức cả nước chìm trong màu cờ đỏ của cộng sản. Con dao như vũ khí và sức mạnh của miền nam đã bị bẻ gẫy. Đó là phía của người thua cuộc.

Thoạt nhìn tranh Trịnh Cung tôi nhận ra được những uẩn ức nội tâm đang được ông dùng những màu sắc nhẹ và mềm mại thể hiện. Ông sử dụng các hình tượng, chim, người phụ nữ, mặt nạ đầu trâu mặt ngựa để bộc lộ những suy tư từ lâu bị dồn nén. Ông đã dùng nghệ thuật Biểu Hiện. Tuy nhiên, vì sinh ra và lớn lên trong thời thịnh đạt của trường phái lãng mạn, cây cọ của ông thường ảnh hưởng đường nét của nghệ thuật lãng mạn. Thêm nữa, trong con người ông lại có tố chất của một người làm thơ vì vậy màu sắc và phong cách vẽ của ông không ít thì nhiều ảnh hưởng tính lãng mạn trữ tình của thi ca thời ấy. Ông không sử dụng màu dày, hay nổi bật dữ dội. Trái lại, cách ông pha màu hay chuyển đổi từ màu này qua màu kia, trông rất mềm mại, nhẹ nhàng và tinh tế. Đã vậy, hình như ông lại muốn vượt thoát ra khỏi ngôn ngữ ẩn dụ của hình thể, để vươn lên một cái gì mới hơn, vô hình thể hơn, trừu tượng hơn. Do đó, những mặt nạ, dáng người phụ nữ, con dao, đã trở nên mờ nhạt, không rõ rệt, mơ hồ và xa rời Biểu Hiện để bước vào thế giới của nghệ thuật Trừu Tượng. Phải nói là trạng thái nội tâm của ông khi vẽ bức tranh này rất là rất phức tạp, nên ông đã dùng hình thái nghệ thuật Biểu hiện – Trừu tượng (Abstract expressionism), để vẽ bức này.

Nói tóm lại, thông điệp của bức tranh đã nói lên được tâm trạng của Trịnh Cung vào một tháng tư và những tháng tư sau này. Tâm trạng một người nghệ sĩ tạo hình bất lực trước sự thay đổi hỗn mang của thời cuộc và đất nước. Ông, một con chim nhỏ, một kẻ lưu vong trên chính quê hương mình, không biết làm gì hơn là thu mình lại, và cất tiếng hót vào hư không.

Trịnh Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc
23/05/201516:32:23
Khách
Cách nhìn và cách phán đoán về bức tranh của Trịnh Cung tuy chủ quan, nhưng cũng nói lên trình độ nghiên cứu về hội họa của tác giả đã vượt lên tầng cao.
Cám ơn tác giả đã dẫn dắt người đọc xuyên suốt trong hành trình thưởng ngoạn bức tranh "Những cuộc hóa thân tháng 4". Xin gởi lời thăm tác giả và họa sĩ Trịnh Cung.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước để (2) gom góp tiết kiệm trong dân chúng nhằm (3) hỗ trợ cho đầu tư. Nếu so sánh cho dễ hiểu thì mô hình này cũng giống kiểu nhà nghèo bớt tiêu xài (hạn chế tiêu thụ) để dành tiền (tăng tiết kiệm) đầu tư cho tương lai (giáo dục con cái, mở cửa hàng buôn bán).
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010). Đối với nhiều người dân Việt thì muốn sống như một ngư dân nghèo nơi vùng biển quê hương (như ông Dang) hay mong “muốn cơ cực ở nhà gần mẹ suốt đời” (như cô Tuyết) e đều chỉ là thứ ước mộng rất xa vời trong chế độ hiện hành.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Nguyễn Khải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến đều đã đi vào cõi vĩnh hằng. Lớp người Việt kế tiếp, đám thường dân Bốn Thôi cỡ như thì sống cũng không khác xưa là mấy. Tuy không còn phải “né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ” như trong thời chiến nhưng cuộc sống của họ (xem ra) cũng không được an lành hay yên ổn gì cho cho lắm
Như vậy là bao trùm mọi lĩnh vực quốc phòng, an ninh xã hội có nhiệm vụ bảo vệ đảng và chế độ bằng mọi giá. Nhưng tại sao, giữa lúc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống và tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn ngổng ngang thì lại xẩy ra chuyện cán bộ nội chính lừng khừng trong nhiệm vụ?
Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo – Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này phù hợp với lý luận đó.
Liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội Đức 2021 trước đây tôi đã giới thiệu lần lượt ba ứng cử viên: Scholz của SPD, Laschet (CDU) và Baerbock (Xanh). Nhưng trong những tháng qua có khá nhiều tin giật gân nên để rộng đường dư luận tôi lại mạn phép ghi ra vài điểm chính bằng Việt ngữ từ vài tin tức liên quan đến cuộc bầu cử 2021 được truyền thông và báo chí Đức loan tải.
Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh. Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.