Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Giáp Hải

12/05/201500:00:00(Xem: 4037)

GIÁP HẢI (1515 -1585)

Giáp Hải còn tên là Giáp Trừng, hiệu Tiết Trai, quê Bắc Giang, còn gọi là Trạng Kế. Tương truyền, cha đẻ của ông ở làng Bát Tràng họ Hà, nên còn gọi ông là Hà Giáp Hải, mẹ của ông là người bán hàng nước bên bờ sông. Khi Giáp Hải khoảng 2 tuổi, chơi một mình, có một thuyền buôn qua đó, người lái buôn không có con, bắt cóc ông đem về làm con. Bà mẹ ngỡ con mình bị té xuống sông! Khi ông lớn lên, người láng giềng bảo kín cho ông biết sự thật, nhưng không rõ bị bắt ở đâu?

Ông đỗ Trạng nguyên năm 1538, thời Mạc Thái Tông, làm quan đến Thượng thư bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Kế Khê Bá. Ngày kia, ông vâng mệnh triều đình đi tuần tra Bắc Giang, khi đến làng Bát Tràng, tạm dừng chân nơi quán ở bờ sông ngồi uống nước, vô tình để lộ “7 chấm sao” ở bàn chân. Bà chủ quán trông thấy “7 chấm sao” thì khóc òa. Ông hỏi vì sao bà khóc? Bà kể: “24 năm trước, bà bị mất một người con, có 7 chấm sao ở bàn chân”. Ông nhận bà là mẹ, và thờ mẹ rất có hiếu.

Năm 1540, nhà Minh lấy cớ phạt nhà Mạc cướp ngôi vua Lê, cử Đô đốc Cừu Loan và Tán lý Mao Bá Ôn, điểm quân chuẩn bị xâm lược nước ta. Khi họ Mao gặp quan Trạng Giáp Hải (có mặt Mạc Đăng Dung) tại Ải Nam Quan để trao đổi văn thơ mà dò xét thái độ và thực lực. Thủ tục đặc biệt này, khi xưa giữa Việt và Hoa thăm dò để xem nên chiến hay hòa. Mao Bá Ôn làm bài thơ xướng: “Vịnh Cánh Bèo”:

Tùy điền trục thủy mạo ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu bản căn không hữu cán
Cảm sinh chi tiết cảm sinh tâm
Đồ trừ tự xứ minh tri tán
Đản thức phù thì ná thức trầm
Đại để trung thiên phong khí ác

Tảo qui hồ hải tiện nan tầm.

Nghĩa là:

Ruộng nước bập bềnh nhỏ tợ kim
Nơi đây yếu ớt, mới nằm im
Không cành, cằn cỗi còn không gốc
Có rễ khẳng khiu, lại có tim
Chẳng biết rã rời, còn kết hợp
Không hay trôi giạt, đến khi chìm
Giữa trời giông bão thân bì bõm
Đưa đẩy ra khơi, hết cách tìm!.

Bài họa Giáp Hải:

Cẩm lân mật mật bất dung châm
Đối diệp liên căn bất kế thâm
Thượng dữ bạch vân tranh thủy diện
Khẳng giao hồng nhật chiếu ba tâm
Thiên tùng lãng đả thanh nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.

Nghĩa của bài họa:

Khắng khít gấm nhung khó lọt kim
Lá chùm, rễ bám, chẳng nằm im
Chắn che mây bạc, long lanh nước
Ngăn cách ánh hồng, cứng cỏi tim
Sóng nọ dập dồn, không sợ đắm
Gió kia xào xạc, chẳng lo chìm
Ít nhiều rồng đợi chờ bên dưới
Lã Vọng buông câu, hết cách tìm

Bài “Vịnh Cánh Bèo”, Mao đã ví nước ta mỏng manh như cánh bèo, nước Tàu thì mạnh như giông tố, sẽ đánh tan cánh bèo một cách dễ dàng. Mao không ngờ Giáp Hải của nước ta lại tranh luận văn thơ ẩn chứa khí thế hùng hồn. Nên có lẽ bài thơ họa với hùng khí ấy đã làm cho quân Tàu lo ngại mà chịu bãi binh. Đây là một thắng lợi ngoại giao đặc biệt của nhà Mạc, vì giống trường hợp nhà Minh đã đánh nhà Hồ. Nhưng Tàu lại lui quân và thông hiếu với nhà Mạc. Tránh được cuộc chiến tranh với một cường quốc, trong lúc đất nước ta đang có nhiều khó khăn. Ông để lại tác phẩm “Bang giao bị lãm”.

Cảm mộ: Giáp Hải

Gia đình nghèo khó, sống long đong!
Giáp Hải biệt tăm, mẹ ngóng trông!
Mài miệt học hành, nên đỗ trạng
Văn thơ khí khái, giúp non sông!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.