Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Mạc Đăng Doanh

04/05/201508:08:00(Xem: 4136)
MẠC ĐĂNG DOANH
                                                                (? - 1540)

Mạc Đăng Doanh là vua thứ hai của họ Mạc, thời nhà Lê được phong Dục mỹ hầu. Khi Đăng Dung lên ngôi, ông được lập làm Thái tử. Ngày tết Nguyên đán năm Canh Dần (1530), được vua cha truyền ngôi, ông xưng đế hiệu Mạc Thái Tông.

Năm 1530, Mạc Thái Tông đem binh đến huyện Hoằng Hoá đánh Lê Ý, không thắng hồi kinh, cử Mạc Quốc Trinh ở lại cầm quân. Sau đấy, Lê Ý chủ quan, bị Mạc Quốc Trinh bắt được giải về kinh giết chết. Mạc Thái Tông là người chú trọng việc khoa cử. Ông mở các khoa thi đều đặn, 3 năm một lần và chọn được nhiều nhân tài đỗ Trạng nguyên, như: Nguyễn Thiến (1532), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535), Giáp Hải (1538). Năm 1536, ông cử Khiêm quận công Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám. Năm 1539, quân nhà Lê do Nguyễn Kim từ Ai Lao đem về nước đánh chiếm Thanh Hóa. Lãnh thổ Đại Việt vào thời nhà Mạc bắt đầu bị chia cắt.

Khi mới lên ngôi, Mạc Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp bèn ra lệnh cấm dân không được mang gươm dao hoặc binh khí ra đường, từ đó trộm cướp không thấy nữa. Liên tiếp trong mấy năm được mùa, nhân dân được no đủ, nước nhà yên ổn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi thời Mạc Thái Tông: “Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”.

Thời Mạc Thái Tông, nhà Minh mấy lần mang quân áp sát biên giới, lấy cớ phò Lê để cướp nước ta. Ông cho tăng cường phòng bị, rồi sai Nguyễn Văn Thái sang Quảng Tây dâng biểu “xin hàng”, nói rằng Lê Duy Ninh là con của Nguyễn Kim dựng lên, không phải dòng dõi nhà Lê. Nhà Minh muốn xem hai phe của Đại Việt đánh nhau, tạm án binh bất động. Năm 1540, ông qua đời, con là Mạc Phúc Hải nối ngôi.

Cảm niệm: Mạc Thái Tông

Mạc Thái Tông, non nước khó khăn
Bắc Phương rình rập, muốn xâm lăng
Quân Lê đã chiếm vùng Thanh Hóa
Khoa cử toan lo, dẫu nhọc nhằn?!

Nguyễn Lộc Yên

.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi Nga bắt đầu các hành động gây hấn với Ukraine, các quan chức Nga đã cáo buộc NATO một loạt các mối đe dọa và hành động thù địch. Trong bài này, NATO đã chứng minh những cáo buộc của Nga là sai lầm và dối trá: -- Bài viết do tác giả Thục Quyên phỏng dịch.
Chiến tranh tại Ukraine bùng nổ. Chính phủ Ukraine đã chính thức tuyên bố tình trạng chiến tranh khi Thiết giáp xa và Không lực Nga đã vượt qua biên giới và tấn công một căn cứ quân sự của Ukraine. Sau đây là bản tổng hợp những nhận định của báo chí quốc tế về tình hình càng lúc càng nóng bỏng tại miền đất Đông Âu này.
Bình luận của hai nhà báo Đức về việc Nga, dưới quyền chỉ đạo của Vladimir Putin, công nhận các khu vực ly khai ở Ukrain, bài do tác giả Đỗ Kim Thêm chuyển ngữ. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Trích dẫn chính những nguồn báo chí và tài liệu học tập trong nước, tác giả Phạm Trần cho thấy lý do tại sao ngày nay các cán bộ đảng viên và sinh viên thờ ơ với môn Lý luận Chính trị, mặc dù đảng và nhà nước liên tục kêu gọi mọi người phải chú tâm học chính trị nhiều hơn nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tóm lược: ✱ The White House: Tăng cường mối quan hệ với các đối tác hàng đầu trong khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và các đảo Thái Bình Dương ✱ Dept. of The Air Force: Việt Nam luôn phải đương đầu vào các tranh chấp với Trung Quốc về Biển Đông trong nhiều thập kỷ và gần đây đã trở thành một đối tác toàn diện với Hoa Kỳ ✱ DoAF: Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á, tăng cường hỗ trợ ĐCSVN để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc ✱ DoAF: Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ giúp đỡ trong việc đối phó với Campuchia, quốc gia liên minh với Trung Quốc và gây lo ngại bị bao vây ✱ DoAF: Việt Nam giao tiếp với Hoa Kỳ để có quan hệ đối tác chiến lược, từ chương trình T-6 sẽ tiến đến việc mua máy bay chiến đấu F-15E hoặc F-16 tiên tiến nhất.
Việt Nam và Trung Cộng đang tố cáo lẫn nhau dùng “dân quân biển” để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không? Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không? -- Tác giả Phạm Trần đưa ra những chứng liệu để phân định cán cân lực lượng giữa hai quốc gia trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành. -- Một bài bình luận của Giáo sư Joachim Krause, giám đốc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Cộng Hòa Liên bang Đức, Thục Quyên chuyển ngữ.
Tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc khiến 6 nước ASEAN liên minh tìm biện pháp đối phó. ✱ East Asia Forum: Bắc Kinh phá hoại Biển Đông ✱ EAF Forum: Malaysia quyết tâm khai thác năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ✱ CSIS Center: Các hệ thống tên lửa EXTRA của Việt Nam có khả năng tấn công tất cả các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa ✱ Mỹ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải ✱ Chathamhouse Org: 6 nước trong khu vực Biển Đông hình thành Liên minh mới tìm cách đối phó với Trung Quốc. ✱ ABC News AUS.: Liên minh AUKUS, gồm Úc, Anh và Mỹ, cho phép Hoa Kỳ điều động Thủy quân lục chiến quân số "lớn hơn, đa dạng hơn, tham vọng hơn".
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (NNPQXHCN) là một khái niệm chỉ có tại Việt Nam sau ngày Đổi Mới năm 1986 và cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận về nội dung và dịch thuật trong khi tinh thần thượng tôn luật pháp là một thuật ngữ được phổ biến sâu rộng tại miền Nam trước năm 1975 và không có liên hệ đến nhà nước pháp quyền.
Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine? Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng của họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.