Hôm nay,  

Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận, Mùa Tháng Tư Đen

30/04/201500:00:00(Xem: 5443)
“Thái độ vô nhân đạo của Hoa Kỳ là thái độ của một cường quốc lớn đang trốn trách nhiệm của mình” (Trích Diễn văn từ chức của TT Nguyễn văn Thiệu 21/4/1975).

“Cộng Sản không thể nào sửa chửa,mà cần phải đào thải nó” (Cố Tổng thống Nga Boris Yelsin).

Lịch sử đấu tranh cho một Việt Nam Tự do Dân Chủ đầy máu và nước mắt của dân quân Miền Nam đã tạm thời kết thúc vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là ngày đánh dấu sự sụp đổ của Việt Nam Công Hoà, đó là ngày Cộng Sản Hà nôi cưởng chiếm Miền Nam vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris, đó cũng là một bài học chua cay thấm thía về cam kết trong danh dự của một đồng minh cường quốc Hoa Kỳ mà vì quyền lợi quốc gia, họ đã bức tử VNCH trong ván cờ giành giựt ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ -Nga Xô -Trung Cộng. Ai là người phác hoạ kế hoạch? “Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Viêt Nam mình vào một định mệnh hết sức thảm khóc như ngày hôm nay”: đó là lời phát biểu trong diễn văn từ chức của TT Nguyễn văn Thiệu hôm 21 Tháng Tư năm 2015 trong Dinh Độc Lập.

30-04-1975 kết thúc cuộc chiến với việc nguỵ quyền cộng sản áp đặt một chế độ toàn trị độc ác nhứt lịch sử,và 40 năm trôi qua, kể từ 30-04-1975, nhà cầm quyền Hà Nội làm được gì với chiêu bài “độc lập tự do hạnh phúc” cho tổ quốc, cho nhơn dân so với thành tựu của nền Đệ nhị Cộng Hoà Việt Nam mà tôi có dịp trình bày trong Sách Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) do Đại Học Cornell University Xuất bản vào Mùa Xuân năm nay, về thành tựu xây dựng một Miền Nam dân chủ,tự do, pháp trị và dân chúng được no cơm ấm áo trong một thời gian ngắn trong tám năm.

Nguyên nhơn và hệ luỵ của sự sụp đổ VNCH và biến cố ngày Quốc Hận sẽ in hằng mãi trong tâm tư của hàng triệu người dân Việt đã liều mạng sống vượt biển sau biến cố 1975, nhưng còn lại hàng chục triệu người sống dưới cảnh đoạ đày,tủi nhục trong chế độ cộng sản,độc tài toàn trị. Hàng năm, cộng đồng người Việt tị nan cộng sản trên khăp thế giới trang trọng làm lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận để:

- Tưởng Niệm ngày VNCH bị bức tử, chua cay ở chỗ bởi chính đồng minh của mình là Hoa Kỳ,

- Để tưởng niệm hàng trăm ngàn chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu, đã hy sinh cho đại cuộc hoặc đã nằm xuống trong các trại tù khổ sai,

- Để tưởng niệm hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong biển cả,trong rừng sâu trong cuộc trốn chạy ra khỏi địa ngục trần gian của chế độ cộng sản,

- Để tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN trước Cộng Đồng Thế giới Tự Do; về những vi phạm nhơn quyền và dân quyền trầm trọng, để lên án tội “Hèn với giặc ác với dân”, tội bán đất bán biển, nhượng đảo cho TC,

- Chúng ta mãi nhớ ơn dân tộc Hoa Kỳ đã hi sanh trên 58 ngàn con em của họ và những đóng góp lớn lao cả tinh thần và vật chất cho chánh nghĩa trong suốt hai mươi năm chiến đấu cho Miền Nam tự do,

- Chúng ta mãi ghi ơn lòng từ tâm của nhơn dân của mọi quốc gia đã mở rộng cánh tay đùm bọc những người bất hạnh thoát khỏi ngục tù cộng sản.

Đã bốn mươi năm kể từ ngày 30 Tháng Tư 1975, thế hệ trẻ ngày nay và trong thế hệ nối tiếp cần hiểu biết vì sao VNCH sụp đổ, vì sao “We betrayed you” (phát biểu của Tướng Westmoreland “chúng tội đã phản bội các anh”), vì sao ông cha mình bỏ nước ra đi, vì sao ông cha mình kể cả những người cộng sản phản tỉnh đã hơn bốn mươi năm nay vẫn tiếp tục đấu tranh cho tự do, cho dân chủ, cho nhơn quyền, cho toàn vẹn lãnh thổ,dù chách sách trấn áp thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản; năm nay, tại Tiểu Bang California Nghị Quyết “Tưởng Niệm Tháng Tư Đen” do Nghị sĩ thế hệ trẻ Janet Nguyễn giới thiệu, được Thương Viện California thông qua, chánh nghĩa VNCH lại được rực sáng ngay trong toà nhà lập pháp.

Lịch sử 30 Tháng Tư 1975 sẽ sống mãi. Đã cónhiều trung tâm nghiên cứu chuyên đề nhận định về Chiến Tranh Việt Nam như Indochinese Refugee Authored Monograph Program do Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, “Việt Nam 35 năm nhìn lại” Hội thảo tại Washington DC (9/04/2010) Tập sách “Voices from the Second Republic of South Việt Nam “(1967-1975) do Cornell University (Ithaca,Newyork) xuất bản vào đầu năm 2015, gồm những bài tham luận của mười nhơn vật lãnh đạo trong thời Đệ nhị Cộng Hoà, có chương dẫn nhâp của giáo sư sử học K.W.Taylor,có phần lược qua lịch sử cận đại của Việt Nam và Đệ Nhị VNCH; một lần nữa chánh nghĩa của VNCH đã được một sử gia Mỹ nói lên trong một khu trường đại học danh tiếng, đem lại sự thật lich sử đấu tranh của quân dân Miền Nam cho tự do dân chủ, giáo sư đã chỉnh lại những bóp méo, nguỵ tạo về cuộc chiến Việt Nam trên truyền thông Mỹ do nhóm phản chiến giựt dây thời bấy giờ.

Bài học gì cho chúng ta qua lịch sử 30-04-1975 trong cái gọi là đồng minh? Lý do cốt lỏi mà Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến Việt Nam là quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ mà nhiều đời tổng thống đã quyết tâm cam kết bảo vệ Miền Nam như một tiền đồn của thế giới tự do trong chánh sách” Be Bờ” (Containment) đối phó trước sự bành trướng của Liên Xô; còn việc dân chủ tự do độc lập đối với họ chỉ là thứ yếu; nhơn khi nói về cuộc đổ quân vào VN năm 1965, Bộ Trưởng Quốc phòng và Thứ trưởng Mc Naughton (dưới trào TT Johnson) không úp mở trong buổi họp mật cao cấp tại thủ đô HK: mục tiêu của Mỹ” không phải là để giúp một nước bạn nhưng là để ngăn Trung Cộng”. Chúng ta hợp tác với Hoa Kỳ và họ đã hổ trơ chúng ta vì đôi bên lúc bấy giờ nhìn về một hướng là lý tưởng tự do, là chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.Nhưng chánh sách đối ngoại của Washington lại rẽ sang con đường “Hoà Hoãn” (détente) dưới thời Tổng thống Nixon. Chánh sách đối ngoại thời kỳ này nằm trong tay Kissinger, người gốc Do thái, chánh thức trở thành Cố Vấn An ninh khi Nixon nhậm chức TT ( 20 tháng Giêng 1969); ông được TT Nixon và sau này kể cả TT Ford tin cậy, ông ta thao túng chánh sách ngoại giao và là người có trách nhiệm làm sụp đổ chế độ VNCH; cũng nhơn danh quyền lợi quốc gia, Kissinger chủ trương rút khỏi Việt Nam bằng mọi giá dù là cuộc rút lui đơn phương, chuyển trục “quyền lợi quốc gia” về Trung Quốc, về Trung Đông (để bảo vệ Quốc gia Israel, tiền đồn cho Hoa Kỳ ở Trung Đông), và dùng con bài VNCH trong thương thuyết với Nga Xô về Hạn Chế Võ khí Chiến lược cùng việc chung sống hoà bình, Nga Xô cũng hứa với HK thực hiện chánh sách hoà bình cho chiến cuôc Đông Dương để đổi lấy việc Hoa Kỳ cho hưởng quy chế tối huệ quốc (SALT I ký ngày 26/05/1972 giữa Nixon và Leonid Brezhnev, Thương đỉnh Moscou); Kissinger chủ trương đóng cửa Sài Gòn và mở cửa Bắc Kinh với Thông cáo Thượng Hải (Chu Ân Lai và Nixon ký 28/02/1972), VNCH một lần nữa lại là con bài cho Kissinger trao đổi với Trung Cộng. Tình hình Trung Đông, Bắc Phi, vụ khủng hoảng OPEC 1973 làm tăng giá dầu ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế toàn cầu,tất nhiên có Hoa Kỳ đang trong tình cảnh suy thái; Kissinger tiên liệu về cuộc chiến Israel-Ả Rập, và quả nhiên trân giặc Yom-Kippur đã xảy ra ( ngày 6 tháng 10, 1973 ), Washington ồ ạt đổ quân viên, kinh viện cho Do Thái, (tất nhiên cắt phần chi viên cho VNCH sang cho Israel), ông lại thương thảo với OPEC để ổn định lại giá dầu, rồi sang Moscou nhờ Nga giàn xếp cuộc ngưng chiến với các đối thủ của Israel vì Nga Xô đứng sau lưng khối Ả Rập. VNCH lại bị Hoa Kỳ hy sinh để đổi lấy Trung Đông vì Dầu hoả, Israel. Sau Thương Đỉnh Thương Hải và Moscow dưới đạo diễn của Nixon-Kisinger, quyền lợi cường quốc được phân vùng sòng phẳng:

- Trung Cộng với sự vận động của Hoa Kỳ trong Đại Hội đồng LHQ,đã trục xuất Trung Hoa Quốc gia (Đài Loan)ra khỏi cơ cấu này và nắm lấy chiếc ghế Hội Viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ; TC còn chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974, với cái nhình lạnh lung, đồng thời đăt Campuchia (Pol Pot) vào sự kiểm soát của mình.

- Nga Xô thì chia được Việt Nam một tiền đồn bàn đạp cho Nga Xô tiến xuống ĐNA, chận Trung Cộng bành trướng về phía nam, và được ký giao kèo xử dụng Cam ranh như một căn cứ quân sự, một cảng chiến lược vô cùng quan trọng khu vực ĐNA và Á Châu Thái Bình Dương.

- Hoa Kỳ thì tạo được không khí hoà dịu (détente) với Nga và Trung Cộng; ký được Thoả Ước SALT (Hiệp Ước Tài Giảm Võ Khí Chiến Lược); Hoa Kỳ lấy lại ảnh hưởng của mình ở Trung Đông và Phi Châu, giải toả được các nước thù nghịch với Do Thái và quan trọng hơn nữa Hoa kỳ giàn xếp được Hiệp ước Hoà bình giữa Do thái và Ai Câp; Ai Cập lúc bấy giờ là nước hùng mạnh nhứt trong khối Ả Rập ở Trung Đông, và Hoa Kỳ đã mất sự tin cậy của thế giới vì bỏ rơi đòng minh.

Thay lời kết

Sự thực là người Mỹ vào Viêt Nam vì quyền lợi của họ trong chánh sách “ Be Bờ” để ngăn sự bành trướng của cộng sản và với vị thế địa chiến lược, Miền Nam trở nên tiền đồn của thế giới tự do, và nguyên nhơn họ dứt khoát ra đi rời khỏi Miền Nam cũng dễ hiểu vì lúc bấy giờ quyền lợi người Mỹ ở Việt Nam không còn quan trọng nữa, không cần tiền đồn Việt Nam nữa, Hoa Kỳ phải đi tìm đất mới để đầu tư, nhưng cái cung cách tháo chạy của Kissinger không có chút gì danh dự và cũng không đem lai hoà bình “No Peace-No Honor” (Larry Berman).Việc họ can dự vào Miền Nam với “Chiến thuật Limited War” đã đưa tới sư thua trận, cái việc họ tự động, tự mình đi đêm đàm phán thương lượng với Bắc Việt trên đầu VNCH cũng là thái độ trich thượng để rồi đưa tới cái Hiệp Ước Hoà Bình ký ngày 27 tháng 1 nắm 1973 với những điều khoản bất lợi cho Miền Nam;từ sau thời kỳ thuôc địa cho tới ngày mất nước năm 1975, cái nhược điểm của cấp lãnh đạo Miền Nam nhứt là thời Đệ Nhị Việt Nam Công Hoà là quá tin cậy vào một đồng minh, nên khi Hoa Kỳ tháo chạy thì chúng ta không kịp trở tay;và người đồng minh kêu gọi Việt Nam Hoá cuộc chiến nhưng cắt đứt mọi viện trợ quân sự, kinh tế trong khi người đồng minh của Miền Băc thì tiếp tục được chi viện đày đủ Thật là vô trách nhiệm mà còn thiếu chữ tín nữa! Các đoàn thể tị nạn hải ngoại và XHDS độc lập trong nước ngày nay chắc đã thấy rõ điều đó trong việc cần vận động quốc tế trong công cuộc tranh đấu, nhứt là việc vận động hành lang quốc hội. Trong thời gian ngắn ngủi từ 1967-75, Đệ nhị VNCH đã tạo nhiều thành quả đáng kể trong việc xây dựng và phát triển dù đồng thời phải đối đầu với kẻ thù nguy hiểm cộng sản; Miền Nam có một Hiến Pháp tiến bô văn minh với tam quyền phân lập, có đa đảng, đa nguyên, có bầu cử tự do, có tự do báo chí, tự do ngôn luân, tự do lâp hội, có nhiều nghiệp đoàan lao động độc lâp, có nhiều XHDS, tự do tôn giáo … một cuộc cách mạng “Người Cày Có Ruộng” để nông dân sở hữu ruộng đất và hưởng lợi do công sức của mình (Nhà nước CSVN ngày nay cũng chưa ăn năn cải hối về chánh sách Cải cách ruộng đất tại Miền Bắc Viêt Nam vào những nắm 1953-56), những thành tựu đáng khâm phục cho đến khi hết đạn, hết tiếp liệu.của Quân lực VNCH trên chiến trường; những thành tựu đó của Đệ Nhị VNCH ít được dân chúng Hoa Kỳ biết đến, mà ngược lại giới truyền thông thiên tả, phong trào phản chiến trắng trợn xuyên tạc cuộc tranh đầu đầy chánh nghĩa của chúng ta.

Tưởng niệm Ngày Quốc Hận sau 40 năm Miền Nam sụp đổ, chúng ta ôn lại một số ưu khuyết điểm của cựu đồng minh Hoa Kỳ và VNCH để rút ra một số kinh nghiệm cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN đang hoàn toàn nằm trong tay các chiến sĩ tự do, của nhơn dân trong nước với sự yểm trợ của đồng bào hải ngoại cho một Viêt Nam tự do, dân chủ pháp tri và sự toàn vẹn lãnh thổ. Hải ngoại dứt khoát không hoà giải với công sản Hà Nội. Cuộc tranh đấu còn đầy khó khăn trước mắt. Nhưng Chính nghĩa tất thắng.

Bác Sĩ Mã Xái

Cựu Dân Biểu VNCH

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.