Hôm nay,  

Vẫn Còn Chiến Đấu Sau 40 Năm

29/04/201500:00:00(Xem: 4703)
Tuần lễ này là tuần lễ tưởng niệm 40 Năm Sài Gòn thất thủ. Một cư dân Omaha (Nebraska), cũng là một cựu Sĩ Quan Quân Lực Miền Nam, đã và vẫn còn tiếp tục chiến đấu cho quê hương ông sau khi quân Cộng Sản Miền Bắc chiếm đóng Việt Nam.

Trên bếp, nồi nước phở đang sôi, và chả giò đang được chiên trong chảo dầu. Ông Hà Trung Liêm và vợ, bà Vương Thu nấu các món ăn thuần túy Việt Nam để đãi khách.

Việt Nam hiện diện mọi nơi trong căn nhà phía tây thành phố Omaha của ông Liêm, nhưng không như hương vị thức ăn trong bếp và các đồ vật trang tri trong các phòng, dù không nhìn thấy, đánh hơi được, mà chỉ cần nói chuyện vài phút với ông Liêm, bạn nhận ra ngay nhiệt tâm cho quê hương sôi sục trong con người Factory Supervisor 64 tuổi này.

Trong cao điểm chiến tranh Việt Nam, ông Liêm là sinh viên tại Đại Học Sài Gòn. Tốt nghiệp năm 1972, ông bị động viên. Học xong khóa huấn luyện sĩ quan, ông được biệt phái về dạy Trung Học ban ngày, tuần phòng đường phố ban đêm tại 1 thành phố phía bắc Sài Gòn, ông Liêm chưa bao giờ ở chiến trường. Cuộc đời ông thay đổi vào năm 1975, khi quân Cộng Sản miền Bắc tràn ngập nơi ông cư trú, và chiếm Sài Gòn…Ông phải trốn tránh khi các thành phố bị chiếm đóng.

Ông Liêm nói: Vài sinh viên vào trong rừng với tôi. Chúng tôi trốn, di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác và không thể dùng đường lộ vì VC kiểm soát các đường này. Ông giải thích nhóm ông luôn luôn trốn chạy và đồng thời phải cung cấp thực phẩm, thuốc men cho các nhóm đang ẩn nấp. Họ phải tránh không để bị bắt, vì bị bắt nghĩa là tù trong các trại cải tạo, có khi còn tệ hơn thế nữa.

Chúng tôi có sợ, ông Liên nói, nhưng chúng tôi nghĩ mình phải chống trả. Chúng tôi tin tưởng mãnh liệt không thể thua trận với Bắc quân, và phải chống trả lại họ.

Ông Liêm sống cuộc sống như thế trong 4 năm, trước khi xuống thuyền vượt biển năm 1979, rồi là người tỵ nạn sống ở Nebraska. Ông lập gia đình với bà Vương Thu, cũng là người Việt Nam tỵ nạn, ông có việc làm tốt. Nhưng sư thôi thúc phải làm gì đó cho quê hương đất nước trong ông rất mạnh.

Lấy ra một tập tài liệu đóng dấu Tối Mật có tên là “Phương Thức Mới cho Đông Dương: Từ Ngoài vào Trong”, ông Liêm nói: Đây là Kế Hoạch Căn Bản thiết lập một Căn cứ tại biên giới Thái Lan và Cam Bốt. Ông đã giúp tạo dựng và là một trong những người chỉ huy căn cứ bí mật này vào năm 1985. Ông sống 5 năm ở đó, huấn luyện các chiến binh Quốc Dân Đảng cho các sứ mệnh hiểm nghèo như lấy tin tức, đôi khi tiếp tế cho các đồng chí vẫn còn ở Việt Nam.

Khi được hỏi nếu bị bắt thì sao, ông trả lời: tôi nghĩ là bị xử bắn. Ông đếm lại câu chuyện của các nhóm khác cũng làm như thế, và khi bị bắt các thành viên của họ đã bị xử bắn.

Sao lại liều thân như vậy ? Ông nói: Ông và Đảng Chính Trị Quốc Dân Đảng muốn chống lại Cộng Sản. Mục đích của Đảng chúng tôi là Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người.

Sau năm năm sống trong căn cứ, ông Liêm trở về Nebraska năm 1990. Dù Việt Nam đã có chút thay đổi trong việc cai trị và đã tái lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1995, ông Liêm vẫn tiếp tục làm việc cho một Việt Nam mà ông hằng mong ước, bằng cách huấn luyện, giáo dục người khác qua những sinh hoạt chính trị.

“Ông vẫn còn chiến đấu ?” Ông Liêm nói còn chứ, tôi vẫn còn đang chiến đấu, nhưng bằng phương cách khác….

Như để nhắc tại sao ông tranh đấu, ông Liêm giữ lá cờ vàng tươi với ba sọc đỏ trong Văn Phòng ông. Ông giải thích: Đó là lá cờ Miền Nam Việt Nam. Bây giờ lá cờ này là biểu tượng của Cộng Đồng Việt Nam, đó cũng là biểu tượng của Tự Do. Chúng tôi chống Cộng Sản vì Cộng Sản không có Tự Do, không có Nhân Quyền.

Cung Nhật Thành lược dịch.

Mike Tobias. NET News

Omaha, Nebraska 27 Tháng 4, 2015

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
Tuần qua, Bắc Kinh hủy bỏ chuyến thăm viếng của Tổng trưởng Tài chính Đức là ông Peer Steinbruck được dự trù từ lâu cho tháng 12 tới đây
Mới đây trên tờ tuần báo The Economist số ngày 10 -16/11/2007 có một câu chuyện (China: Beware of demob) về những người lính giải ngũ của Trung quốc.
Tôi là Trần Thị Lệ, mẹ LS Lê Thị Công Nhân. Con tôi đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam ngày 06/3/2007 và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.