Hôm nay,  

Học Hỏi Được Gì Từ Biến Cố 30 Tháng 4 Sau 40 Năm

24/04/201500:00:00(Xem: 4337)

Thấm thoát mới đó mà đã 40 năm trôi qua kể từ khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản. Thời gian gần nửa thế kỷ cũng đủ để người Việt quốc gia nhìn lại cuộc chiến đau thương cùng với bạn và thù, hầu rút tỉa những bài học xương máu để có thể dùng cho việc quang phục quê hương. Đau đớn cho người miền Nam là chúng ta phải đối diện với một kẻ thù độc ác, thủ đoạn và sát cánh với một người bạn bất trắc, sẵn sàng phản bội bất cứ lúc nào vì quyền lợi, bất chấp lời hứa cam kết được ký bằng giấy trắng mực đen công khai trên các hiệp định.

Mỹ viện trợ quân sự cho miền Nam. Vì nhu cầu và vì quyền lợi, Mỹ cắt viện trợ thì miền Nam phải thua vì lấy súng đạn đâu mà đánh lại với Bắc quân. Có điều cũng nên nói ra ở đây là miền Nam đã phải chịu thua một cách ô nhục vì tầng lớp lãnh đạo ươn hèn, nhu nhược. Một Nguyễn văn Thiệu vô liêm sỉ và hèn nhát leo phi cơ chạy thoát thân trong tình thế dầu sôi lửa bỏng; Một Dương văn Minh nhu nhược đầu hàng vô điều kiện khi chưa tìm một phương cách nào chống đỡ cho sự suy sụp của miền Nam đã làm cho miền Nam chết một cái chết ô nhục, kéo theo cả chục triệu quân dân miền Nam lọt vào tay bọn quỷ đỏ Cộng sản Việt Nam. Nếu miền Nam có một cấp lãnh đạo can đảm, bất khuất, quyết đương đầu với Bắc quân bằng mọi giá. Khi tình hình quân sự bắt đầu nguy ngập thì phải có kế hoạch rút quân về miền Tây tiếp tục chiến đấu thì chắc chắn miền Nam không sụp đổ một cách nhục nhã như đã xảy ra vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau này có người kể tướng Tư lệnh vùng 4 là Nguyễn khoa Nam đã có kế hoạch hành quân vào mật khu để tiếp tục chiến đấu nhưng tiếc thay chuyện không thành vì có một viên đại tá giữ mật mã hành quân bỏ chạy. Âu đó cũng là do vận nước xui xẻo của miền Nam đã đến hồi mạt vận, không còn cách gì cứu vãn được nữa.

Năm 1980 tôi đến Mỹ định cư theo diện tỵ nạn. Là một người thích tìm hiểu lịch sử, tôi đến các thư viện để truy tìm những tờ báo chính trị của Mỹ như Newsweek và Time để mong đọc được những bài vở chính trị, quân sự liên quan đến sự sụp đổ của miền Nam vào ngày 30 tháng 4. Tôi thực sự ngạc nhiên vì bài vở liên quan đến biến cố 30 tháng 4 của miền Nam rất ít và thưa thớt.Tại sao một biến cố lớn liên quan đến một quốc gia đồng minh của Mỹ trong hàng chục năm trời lại bị báo chí Mỹ thờ ơ, hững hờ như vậy. Sau này tôi ngẫm nghĩ tự tìm ra câu trả lời là: cuộc chiến Việt Nam đã gây quá nhiều đau khổ, phân hoá cho xã hội Mỹ nên người Mỹ tìm cách lảng tránh cái chết của Nam Việt Nam. Nếu cứ tiếp tục loan tin chiến sự Việt Nam một cách ồn ào thì càng làm cho người Mỹ phân hoá, đau nhức thêm. Hãy để cho Nam Việt Nam chết một cái chết âm thầm, yên ổn nên truyền thông Mỹ không loan tin rùm beng, ồn ào. Xem thế mới thấy cái siêu đẳng của truyền thông Mỹ mà còn lâu mới có người theo kịp.

Mới đây truyền thông Mỹ ồn ào loan tin: ”Thượng nghị sĩ Mccain tuyên bố Mỹ chưa thể bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì Việt Nam chưa tôn trọng nhân quyền”. Báo chí truyền thông Việt tỵ nạn cũng lải nhải nhắc lại lời tuyên bố của ông Mccain. Nhìn lại câu tuyên bố trên thì thấy hai vế của câu nói không liên quan gì đến nhau cả. Chuyện bán võ khí sát thương và chuyện tôn trọng nhân quyền của Cộng sản Việt Nam không có quan hệ lô gích gì với nhau cả. Nói xin lỗi, nếu chuyện bán võ khí sát thương cho Việt Nam có lợi cho Mỹ thì Mỹ sẽ bán ngay, không đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền gì cả. Mỹ cũng thừa biết Việt Nam là nước vi pham nhân quyền trầm trọng trong mấy mươi năm nay. Nói ra chuyện này để cảnh giác báo chí truyền thông Việt tỵ nạn. Truớc khi loan tin gì phải tìm hiểu sâu xa, sự sai đúng của vấn đề chứ không phải nghe chính khách Mỹ tuyên bố điều gì là ồn ào phổ biến. Giới chính khách là giới luôn có những phát biểu dối trá, hào nhoáng, thiếu sự trung thực cẩn trọng. Phải biết can đảm phê phán những sai trái trong những tuyên bố ồn ầ thì mới làm lợi đuợc cho tiến trình quang phục quê hưong,

Ngày 30 tháng 4 gần đến nơi rồi, những người Việt định cư ở miền Nam California muốn tổ chức một buổi lễ tưởng niệm ở traị Pendleton, là nơi họ tạm ở đầu tiên khi đến Mỹ, nhưng rốt cuộc buổi lễ phải hủy bỏ vì chính quyền Mỹ không chấp nhận cho người tỵ nạn được sử dụng lá cờ vàng trong buổi lễ. Chuyện cấm người Việt tỵ nạn sử dụng lá cờ vàng trong một buổi lễ vài tiếng đồng hồ là một quyết định thiếu hiểu biết của Mỹ và đã làm buồn lòng không ít người Việt tỵ nạn. Chuyện sử dụng lá cờ vàng trong buổi lễ chỉ nhằm nhắc nhớ đến kỷ niệm xưa.Tiếc rằng chuyện này cũng không được thực hiện. Điều chua xót này nhắc nhở cho những người Việt tỵ nạn là phải nỗ lực chiến đấu để một ngày nào đó có được tự do làm những điều mình muốn trong đó có chuyện tưởng niệm một quê hưong xa ngút ngàn đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới.

Rồi lại mới đây Mỹ yêu cầu nhà nước Việt Nam đừng cho Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để làm chỗ dừng chân cho những phóng pháo cơ của Nga. Năm 1975 Mỹ dùng đủ mọi cách để giật sập miền Nam, làm cho miền Nam rơi vào tay Cộng sản. Giờ lại đi xin xỏ kẻ thù cũ là Cộng sản Việt Nam đừng làm điều này điều nọ liên quan đến sân bay Cam Ranh. Cộng sản Việt Nam cũng chưa dứt khoát trả lời Mỹ vì còn vướng víu quan hệ với Nga. Xem thế mới thấy sách lược đối ngoại của Mỹ cũng không có đường lối dứt khoát, nay thế này, mai thế khác. Làm đồng minh với Mỹ cũng khó biết làm sao cho Mỹ hài lòng.

Bốn mươi năm trôi qua đã làm cho lớp nguời Việt quốc gia hôm nay khôn ngoan, sáng suốt hơn. Phải giữ thế độc lập và không làm tay sai cho bất cứ siêu cường nào vì siêu cường nào cũng tính toán những bước đi có lợi cho quốc gia họ. Có sáng suốt và can đảm mới mong giữ được độc lập cho đất nước, tránh khỏi cảnh “ dịch chủ tái nô” như bao nhiêu lần đã xảy ra.

Los Angeles, một chiều hanh nắng cuối tháng 4 năm 1975

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

Muốn đọc những bài khác cuả Trần viết Đại Hưng thì vào những trang sau:

1) Vào www.vietbao.com, đánh bốn chữ Trần Viết Đại Hưng vào ô trống phiá trên có hàng chữ “ Nhập vào từ cần tìm”, rồi bấm vào phía sau

2) Hay vào www.hung-viet.org bấm vào hàng chữ Nhân Vật- Tác giả phía trên rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng

Ý kiến bạn đọc
24/04/201522:02:13
Khách
Ông bạn TVDH.
Quả đúng, ông bạn quá phiến diện để nhận sự việc...Nguyễn văn Thiệu không co giò bỏ chạy như bạn nói, hảy truy cứu kỷ lại. Ông bạn có biết cuộc điện đàm giửa tướng Nam và TT/Thiệu? Và ông bạn có biết mật lệnh gì cho ông Đại sứ đối với ông Thiệu? Và ông bạn có biết ông Đại tá tham mưu trưởng vùng 4 dưới quyền tướng Nam nghe lệnh ai để phản lại chủ soái mình? 3 câu hỏi tầm thường nầy nằm trong hàng chục câu hỏi, mà nếu chưa trả lòi được xin đùng phê phán vội.
24/04/201515:33:50
Khách
Nhận định một cách hời hợt, phiến diện và một chiều. Ai chẳng biết "Phải giữ thế độc lập và không làm tay sai cho bất cứ siêu cường nào..." nhưng làm thế nào ? Bài viết không có câu giải đáp !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.