Hôm nay,  

Chuyện Ngày Về

21/04/201500:00:00(Xem: 5270)

Chuyện chết chóc ít người muốn nghĩ tới lắm nhưng đây là một sự thật không ai tránh khỏi hết. Ai cũng phải có một ngày về...

Tràng hoa phúng điếu của cựu SV Đại Học Cần Thơ (trước 1975) –Thân nhân từ hải ngoại về bốc mộ cố GS Viện trưởng Nguyễn Duy Xuân từ trần tại trại cải tạo Nam Hà năm 1986. Tro cốt được về lại miền Nam. Hình chụp ngày 6/avril/2015 tại chùa Thiên Hưng, quận Bình Thạnh-Sài Gòn. (photo Nguyễn Tăng Tôn)

* * *

blank
Hình ảnh ngày về.

Chớ vội chết, tốn tiền lắm

Kỹ nghệ người chết đang trên đà phát triển thật nhanh và thu vào lối 12 tỉ $/năm tại Bắc Mỹ.

Kỹ nghệ nầy không bao giờ bị suy giảm hoặc biến động như thị trường tài chánh và chứng khoán.

Số người chết tại Canada ở vào khoảng 375 000 người/năm và sẻ tăng lên 487 000 người vào năm 2060.

Riêng Quebec tính đến cuối 2011 có thể có vào khoảng 70 000 người viễn du tiên cảnh.

Viễn tượng quá thuận lợi đó (người chết càng nhiều thêm lên mãi) đã thôi thúc một số tài phiệt Hoa Kỳ chạy sang Canada làm ăn trong thập niên 90. Họ trả những giá thật cao để mua lại và làm sở hữu chủ những nhà quàn độc lập. Mục đích chánh của họ là nhằm nắm hết thị trường mai táng để hốt bạc. Họ thu mua hết các đối thủ để khỏi sợ bị cạnh tranh chớ không phải nhằm vào mục đích nhân ái giảm giá cho dân chúng được nhờ.

Giá biểu dịch vụ mai táng tại Québec

Quảng cáo nghe rất bùi tai:

“Quí vị có thể tin tưởng vào sự tiếp đón nồng nhiệt. Luôn lắng nghe những nhu cầu của quí vị, những người cố vấn của chúng tôi sẽ hướng dẫn quí vị trong sự suy nghĩ để có những quyết định sáng suốt ở giai đoạn quan trọng này của cuộc đời.”(Lời quảng cáo của một Cty mai táng có hạng tại Montreal).

Yves Légaré. Complexes funéraires: “Confiance, sérénité, engagement, amour et respect”( tin cẩn, thanh tịnh, cam kết, tình thương yêu và tôn kính)

Tiền tẩn liệm, tiền phòng thí nghiệm (?) để chuẩn bị xác, tiền mua quan tài (giá từ 800$ đến 8000$ tùy loại), tiền thuê salon 2 ngày để khách đến viếng người quá cố, thuê phòng tiếp tân, tiền café bánh ngọt, tiền muớn người đọc kinh, chi phí hành chánh và chuyên môn, tiền thuê xe cộ, thuê người khiêng hòm, tiền mua đất chôn, tiền thuê người đào, tiền xây mồ, tiền mộ bia (đủ thứ giá biểu), tiền ơi là tiền....và nhớ còn phải trả thêm tiền thuế 15% nữa.

Nếu chôn: chi phí căn bản từ 5.000$ đến 20.000$ một đám.

Nếu hỏa thiêu (Crémation) thì rẻ: 600$ tiền thiêu, tiền bình đựng tro từ 200$ đến 700-800$/1 cái, và cũng phải tính thêm những khoảng tiền trưng bày xác và tiếp tân như trên.

Cộng lại tất cả cũng phải lối vài ngàn tùy theo nhà quàn.

Chi phí tùy vào những options (chọn lựa linh tinh):

Đó là chưa tính những khoản tiền bên lề: lẵng hoa để trên hòm 150$, thiệp cám ơn 200$/100 tấm, tiền đăng cáo phó, cảm tạ trong Journal de Montreal 2 ngày giá 650$.

Đăng trong báo VN như tuần báo Thời Báo Canada thì rẻ hơn báo Tây:

Đăng một trang cáo phó, TB tính 90$ (báo bán) - 100$ (báo biếu) cho một kỳ báo.

Có nơi họ cho mướn thêm một góc phòng để thân nhân trưng bày vài đồ vật cá nhân của người quá cố, chẳng hạn như chiếc xe moto, các dụng cụ đánh golf, cái đàn keyboard, cái laptop, v.v... Giá biểu 150$.

Có nơi họ gắn thêm vài màn ảnh flat screen 32 inch để chiếu DVD, vidéo các kỷ niệm và hình ảnh ngày xưa của người quá cố. Tiền mướn 300$. Sau đó họ bán 20$ một cái DVD cho những khách đến dự đám tang, đem về để cất đi.

Nếu không chôn mà đem quan tài gởi vào trong những Từ lăng (mausoleum), cũng tốn vài ngàn là cái chắc.

Nếu là bình tro (urne) thì phải đem gởi trong những nơi đặc biệt gọi là vườn hài cốt columbarium, tốn 500 – 2.000$. Gởi trong các chùa VN thì giá phải rẻ hơn.

Nói chung giá cả tùy theo các options hay dịch vụ mà tang chủ mua thêm cho nó rậm đám..

Công ty mai táng cũng có dịch vụ đưa xác, đưa hài cốt về Việt Nam nữa.

Có tiền thì cái gì cũng có thể có được hết.

Người ta khuyên, tang chủ nên dẫn theo một người bạn mỗi khi đi tiếp xúc với các người bán dịch vụ cho công ty mai táng.

Lý do để giúp tang chủ trong những quyết định mua hoặc không nên mua thêm dịch vụ nào đó mà người bán ép mua trong áp lực. Họ biết tang chủ đang bối rối vì biến cố gia đình, nên cố khai thác yếu điểm nầy bằng cách gây áp lực và tấn công tới tấp vào tình cảm của tang chủ, tâng bốc lòng hiếu thảo, thương cha thương mẹ của mình với mục đích chánh là để bán thêm dịch vụ càng nhiều càng tốt.

Còn một điểm, nói ra sợ đụng chạm, là không ít bà con Việt Nam có tâm lý muốn phô trương lòng hiếu thảo cũng như sự giàu sang và địa vị xã hội của họ nên có khuynh hướng làm một cái đám ma cho ra hồn, thật lớn, để cho quan khách và bà con lé mắt chơi.

Cát bụi trở về với cát bụi

Chỉ riêng chuyện cát bụi ta trở về với cát bụi không thôi mà cũng gây ra nhiều tranh cải…

Chuyện tro hỏa táng đưa vô chùa hoặc vô từ lăng columbarium cất giữ là chuyện xưa rồi diễm, tốn kém từ 500$ đến 2000$ vô ích, uổng tiền quá…

Tại Canada, hiện nay cái mode đem rải tro trên núi hay ngoài biển rất thịnh hành, vừa tiết kiệm được tiền lại vừa hợp vệ sinh và môi sinh. Không thể đem tro về nhà vì ghê quá, sợ ma.

Vậy cho nên sau khi chết hổng biết tro hỏa thiêu của mình đem lên núi Mont Royal (Montréal) để dưới gốc cây cho nó theo gió bay đi làm phân bón cỏ cây, hay nên đem thả xuống sông St-Laurent cho linh hồn được mát mẻ.

Bảo hiểm tang lễ và chôn cất (Funeral & burial insurance)

Từ 1974 đến nay, bảo hiểm tang lễ và chôn cất bị cấm tại Québec với lý do là để bảo vệ người tiêu thụ.

Đặc biệt là lớp người cao tuổi trong các nhà già dễ bị chiêu dụ và dễ bị lường gạt nhất.

Nay thì, chánh phủ Québec đang dự trù cho phép bảo hiểm tang tế tái xuất hiện trở lại.

Được biết, các tiểu bang Hoa Kỳ cũng như các tỉnh bang khác của Canada, đều thấy có loại bảo hiểm tang tế và chôn cất từ lâu. Tại Hoa Kỳ, dân nghèo da đen thường là đối tượng của loại bảo hiểm nầy.Có quảng cáo cho biết chỉ cần đóng mỗi tuần có 2$ mà thôi.

(nhớ lúc trước, tác giả có nhận đựợc tờ quảng cáo của một công ty mai táng bán dịch vụ chôn cất- Họ cho giá biểu deux pour un- giá rất nới nếu cả hai vợ chồng phải cùng ngõm một lược.?. Đồ mất dạy, trù ẻo người ta không.

Lãnh được bao nhiêu lúc chết khó mà biết trước được.

Theo các công ty mai táng, thì loại bảo hiểm trên rất nguy hiểm. Họ đánh vào tâm lý và tình cảm của người già. Không có gì bảo đảm cho các cụ hết, không như hợp đồng chôn cất do nhà quàn quản lý.

Cái khác biệt là đối với hợp đồng chôn cất, các cụ phải trả ngay trọn gói (5 000$-10 000$) lúc ký tên. Còn đối với bảo hiểm tang tế thì mỗi tuần hay mỗi tháng cụ phải trả một số tiền nhỏ nhất định nào đó và trả liên tục trong vòng cả chục năm.

Công ty mai táng cũng có thể bán bảo hiểm chôn cất nhưng họ chỉ được hưởng tiền cò (commission) từ các nhà bảo hiểm lớn mà thôi.

Dịch vụ sắp xếp trước việc chôn cất (préarrangement funéraire, pre-paid funeral plans)

Tại Canada, chi phí mai táng là chi phí đắt đỏ đứng hàng thứ ba sau chi phí mua nhà và chi phí mua xe.

Muốn lo hậu sự, thì các bạn lớn tuổi có thể liên lạc với các công ty mai táng để mua một giao kèo sắp xếp trước việc chôn cất khi mình ra đi.

Mua tại đâu thì chỉ được quyền sử dụng tại nơi đó mà thôi.

Giá cả của loại dịch vụ nầy rất đắt và thay đổi tùy theo công ty và cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của mình muốn dược chôn cất như thế nào.

Tâm lý chung của nhiều người là lo xa, thương vợ thương con, cũng như không muốn để gánh nặng lại cho gia đình một khi mình phải ra đi theo ông theo bà.

Lúc đó công ty mai táng sẽ lo chôn cất mình chu đáo đúng theo giao kèo.Gia đình mình khỏi phải trả thêm đồng xu cắc bạc nào hết (?). Nghi quá.

Người gõ không biết bà con mình tại hải ngoại có chuộng cái lối dàn xếp trước nầy hay không chớ 25% dân Quebec chánh gốc đã chuộng phương thức nầy.

Giấy tờ phức tạp khó hiểu

Giao kèo sắp xếp việc chôn cất là một văn tự rất chi tiết, vô cùng rắc rối, phức tạp và khó hiểu.

Nhiều điều khoản không cần thiết được họ kê vào để tính thêm tiền.

Cố vấn công ty mai táng thường tỉ tê rất bùi tai. Rồi họ bôm mình lên tận mây xanh, đánh vào đòn tình cảm và lòng hiếu thảo cố hửu của người VN để ép mình chấp nhận mua những dịch vụ mà họ đề nghi ra.

Vậy quý bạn nên đi dọ giá, tham khảo nhiều nơi khác trước khi quyết định mua. Có thể tiết kiệm được 40%.

Những điều có lợi của hợp đồng:

- Đỡ phải lo nghĩ, đỡ sợ khi chết không có tiền chôn cất.

- Công ty mai táng giữ 10% tiền mình đóng xem như chi phí ban đầu và 90% số tiền còn lại họ gỡi trong trương mục an toàn và tin cậy gọi là compte en fidéicommis hay trust account, mà không có một ai có thể đụng tới được.

- Tránh được lạm phát làm tăng chi phí mai táng. Trong 15 năm tới mặc dù giá có tăng 50% nhưng mình vẫn trả cái giá ngày hôm nay. Công ty mai táng lấy tiền lời trên số tiền mình đóng để bù đắp vào sự biến động giá cả.

Mà thật ra mình già rồi, khi nào có chết thì con cái tụi nó muốn làm gì thì làm, bận tâm làm chi ba cái chuyện ruồi bu nầy.

Những điều bất lợi:

- Số tiền đóng trước cho công ty mai táng chẳng đem đến cho mình lợi lộc nào cả nếu mình phải chết trong 20 năm tớí.

Nếu dùng số tiền trên để tự mình đem ký thác trong những trương mục khác có lãi suất cao thì có lợi hơn. Đây cũng là cách mình để dành tiền một cách khéo léo để giúp cho con cháu có thể lo hậu sự khi mình ra đi.

- Rắc rối khác là lỡ thình lình mình phải dọn sang tỉnh bang khác để sinh sống. Trường hợp nầy mình sẽ bị phạt 10% cộng thêm tiền lạm phát mỗi năm là 2%.

blank
Hình ảnh ngày về.

Nên chôn cất hay nên hỏa thiêu?

Câu trả lời là tùy theo mình theo đạo gì và cũng tùy theo ý muốn của mình.

Trước kia thì Công giáo cấm hỏa thiêu, chết thì phải đem chôn. Ngày nay thì giáo hội khoan dung hơn và cho phép tín đồ được phép hỏa thiêu trong những điều kiện nhất định nào đó.

Chôn:

- Chôn trên cạn nghĩa là đem quan tài đút vào những hóc (crypte) xây trong vách tường của từ lăng (mausoleum ) nằm trong khu vực của nghĩa địa.. Sau đó xây bít cửa lại.

- Chôn xuống đất thì hơi tốn kém vì phải mướn đất trong một thời hạn dài 30 năm, 50 năm v,v…

Sống tại hải ngoại, thực tế cho thấy vấn đề con cái ngày nay có nhớ, có thích và có rảnh rỗi hay có ý muốn hay không để đi viếng mộ ông bà cha mẹ là một chuyện hiếm hoi lắm.

Vậy chúng ta nên suy nghĩ kỹ lại xem có nên chôn hay nên hỏa thiêu.

Hỏa thiêu

Hình như tại hải ngoại, giải pháp hỏa thiêu thường được bà con mình ưa chuộng nhiều nhất.

40% dân Quebec chọn hỏa thiêu.

Hỏa thiêu sử dụng nhiệt độ 1.000 độ C trong 1-2 giờ. Khi xong, xác cháy hết chỉ còn lại 1-2 kg tro là cùng.

Răng vàng chảy ra và hòa lẫn vào tro và chất hỏa thiêu. Bởi lý do nầy nhà quàn khuyên nên tháo gỡ nữ trang, nhẫn cưới, vòng đeo tay, tràng chuỗi hạt ra và bỏ vào trong bình sau khi tro hỏa táng đã được đổ vào trước.


Các chất kim loại thuộc các vật dụng y khoa nếu có, chẳng hạng như khớp giả, bị nhiệt độ cao làm méo mó hết.

Trước khi đem xay nhuyễn xương, một khối nam châm cực mạnh sẽ được rà trên đóng tro để lấy ra tất cả các vật dụng như gọng kính, đinh ốc, bản lề quan tài, khoen dây nịt vv…

Xương cũng thay đổi sau hỏa thiêu. Có thể là màu xám sậm, xám trắng hoặc hơi đen đen.

Người da trắng caucasians không nhất thiết cho xương trắng và xương của dân da đen cũng không phải là nâu hay đen.

Chính chất đốt (dầu hay gaz), chất liệu của quan tài, và lượng không khí sử dụng lúc hỏa thiêu đã quyết định màu của xương.

Aquamation hay Resomation-Tan hủy trong nưóc theo nguyên tắc alkaline hydrolysis (lần đầu tiên tại Quebec-2015)

Ngâm xác trong nước nóng 93 độ C có pha thêm potassium hydroxyde- Máy sẽ làm phân hủy tất cả da thịt ra thành một thứ dung dịch nâu xanh. Cho chảy ra hệ thống cống rãnh (sanitary sewage system) hoặc dùng làm phân bón cỏ cây. Xương cốt 100% được giữ lại và xay nhỏ bỏ vào bình trao lại cho thân nhân đem về nhà làm kỷ niệm. Theo quảng cáo đây là phương pháp hợp với môi sinh, đở tốn nhiên liệu, thải ra ít khí carbonic C02 như trong cách hỏa thiêu.

Bên Mỹ, phương pháp nầy cũng được thấy thú y áp dụng cho chó mèo.

Nouveau moyen moins polluant de disposer du corps d'un défunt

Video: http://ici.radio-canada.ca/regions/estrie/2015/04/11/003-aquamation-defunt-granby-cremation-ecologique.shtml

AQUAMATION: Aklaline hydrolysis dissolves the body into ash, using only 5 to 10 percent of the energy cost of cremation. Photo: BBC.
https://blogs.csiro.au/ecos/staying-sustainable-youre-not/

Cạnh tranh trong kỹ nghệ người chết

1)Nhà Quàn Maison Funéraire Charron & Fils,Quebec nói rõ thêm về hỏa thiêu.

Có thể hỏa thiêu không hòm hoặc có hòm.

Trường hợp hòm mua, các quai nắm bằng kim loại đều được gỡ ra trước khi đốt. Cả người quá cố và hòm đều được hỏa thiêu.

Trường hợp hòm mướn (loại xịn) để trưng bày. Xác được đổi sang một « hòm dỏm bằng carton hoặc bằng ván» để được hỏa táng.

Lò thiêu được đốt nóng lên ở nhiệt độ 1 800F (982 độ C). Chiều dài của lò là 2.5m (8 ft), ngang 1.2m (4ft) và cao 0.9m (3 ft). Vậy thì chỉ đủ chỗ để hỏa thiêu mỗi lần một người mà thôi.

Phải chờ 90 phút để có thể thu lượm lại các đốt xương.

Tất cả được bỏ vào máy nghiền thành bột xương mà người ta thường gọi là TRO.

Nhà quàn Charron & Fils cho phép tang chủ chứng kiến cảnh hỏa thiêu.

Tro được đổ vào một hộp carton, có ghi tên tuổi rõ ràng.

Không có một luật lệ nào ngăn cấm tang chủ đem rãi tro nơi nào mà họ muốn. Muốn làm gì cũng được.

Câu hỏi thưòng nhất: Đây là tro hòm hay tro thật sự của người chết?

Biết rằng, hòm, quần áo, da thịt đều bị thiêu hủy hết vì phần lớn đều chứa nước.

Thật sự, đây là tro có được từ xương được nghiền ra.

Hỏa táng có rẻ hơn chôn không? Chưa chắc. Tất cả đều tùy thuộc các dịch vụ phụ thuộc. Một người quá cố được tẩn liệm, trang sức make up đàng hoàng, chở đến nhà thờ làm lễ. Tất cả dịch vụ nầy làm tăng chi phí hỏa táng.

Nếu chỉ có hỏa thiêu không thôi, không cần tẩn liệm, ướp xác, make up, xe cộ và làm lễ nhà thờ thì chi phí hỏa táng sẽ rẻ đi nhiều.

2) Nhà quàn Complexe funéraire Fortin nêu trên internet một giá biểu bình dân trọn gói (forfait économique).

Họ quyết định kéo mức lời xuống còn 100% thay gì 300-400% như những nơi khác.

Thật vậy với số tiền 995$, xác được đưa đi hỏa thiêu ngay lập tức.

Nhà quàn đảm nhận luôn các thủ tục pháp lý. Cùng một công việc như thế, các nơi khác đòi một giá biểu là 3 000$.

Nặng nhứt là tiền mướn quan tài để trưng bày xác.

Một đám tang bình thường giá 4995$, bao gồm các chi phí căn bản, trưng bày xác, người khiêng hòm, người đào huyệt, chôn…

Các giá biểu khác của nhà quàn Fortin:

- Bình đựng tro bằng dồng thau 295$

- Mộ bia từ 1 495- 1 595$

- Quan tài từ 1 995-4 500$ (cũng có những model de luxe có thể lên đến 13 500$ một cái)

- Giá biểu trưng bày và hỏa thiêu 2 504$

- Giá biểu hỏa thiêu và làm lễ ở nhà thờ 1 495$

- Tiền mua học đựng bình tro hài cốt (columbarium); 250$

3) Nhà Quàn Kane Fetterly

Điạ chỉ: 5301 Decarie Blvd. Montreal QC H3W 3C4 tel 514-481-5301

Chi phí hỏa thiêu và thăm viếng cho một ngày: trọn gói lối 5 000$.

Dưới đây là chi tiết gồm có: tang lễ và thăm viếng 1 ngày tại nhà hoàng.

1 day visitation. Ceremony in the funeral home chapel. No cortege (ceremony ends at funeral home)

- Chi phí văn phòng và chuyên môn?

- Chi phí thủ tục giấy tờ khai tử các thứ

- Chi phí chuyên chở xác từ nơi chết

- Chi phí gìn giữ xác, phòng lạnh

- Chi phí ướp xác, tẩn liệm

- Chi phí bận quần áo, để xác vào quan tài

- Chi phí trang điểm xác cho đẹp lên để trưng bày

- Chi phí phòng ốc cho một ngày thăm viếng

- Chi phí phòng cầu nguyện, và các máy móc thính thị

- Sổ lưu niệm cho khách đến viếng

- Chi phí hỏa thiêu

Mướn quan tài giá 1400$ (sao mắc quá vậy)

Mua quan tài: giá từ 960$ (hòm gỗ) đến 6 75O$ (hòm xịn, bảo đảm ông cụ nằm êm, không đau lưng.)

Đừng quên là Régie des rentes Quebec, Canada bồi hoàn cho tang chủ 2500$ (nếu người quá cố lúc sống có đi làm và có đóng góp cho quỹ Régie des rentes)

Bên Mỹ, chết tốn bao nhiêu tiền?

Cũng phải từ 6 000-7 000 $ trở lên. Hỏa thiêu lối 1000$.Các bạn sống bên đó bổ túc thêm.

“Nay nhân đi dự đám tang của một người thân quen tại nhà quàn Peek Family vùng Little Saigon. Đám tang diễn ra vào sáng Chủ Nhật, trong vòng 4 tiếng đồng hồ, bắt đầu lúc 8:30 sáng với nghi thức phát tang, thăm viếng, di quan và hoả táng. Lễ tang tổ chức theo nghi thức Phật Giáo, tuy đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm với vị chủ lễ là một tu sĩ Phật Giáo. Nhân dịp này, chúng tôi có gặp một viên chức (counselor) quen đang làm việc cho Peek Family và khi được hỏi về chi phí cho một lễ tang như lễ tang này, cô cho hay chi phí khoảng 4500 USD (không kể tiền cúng dường vị tu sĩ Phật Giáo chủ lễ). Xin tường trình để quý độc giả thẩm tường”. (Tâm Diệu 14-12-2013)

blank
Hình ảnh ngày về.

Bên Pháp chết tốn bao nhiêu?

Trung bình 3 900 euros (trên 5 000 dollars). Chết ở dâu cũng tốn tiền quá.

Thủ đoạn của nhà quàn tại Hoa Kỳ…và hải ngoại

Người gõ xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu trong bài viết rât hay vả thực tế: “Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi- Tràm Cà Mau”

…“ Sai lầm lớn nhất của tang quyến, là không chịu khảo giá năm ba nơi khác nhau. Người ta cho giá nào, thì cũng nhận, không dám hỏi mà cũng không dám mặc cả từ quan tài, cho đến đất chôn, và các nghi lễ tốn kém khác. Sai lầm kế tiếp là chọn lựa nhà quàn. Thường chọn gần nhà, hoặc nơi đã có người quen làm đám tang rồi. Nếu không khảo giá vài ba nơi, tang quyến có thể trả giá gấp 3 lần nơi khác. Ví như cùng việc mai táng, có nơi cho giá 2500 đô mà chỗ khác đến 6500 đô. Cũng việc thiêu xác, có nơi chỉ 395 đô, mà nơi khác đến 5600 đô…”

“Cứ thong thả, để xác thân nhân tại bệnh viện, nơi đây có đủ phòng lạnh để tồn trử, không ai đem xác quăng đi hoặc gởi hoá đơn xuống âm phủ đòi tiền người chết. Khi nào tìm được nơi làm tang lễ tốt, giá cả xứng đáng, chịu được, thì mới ký hợp đồng” (Ngưng trich Khoahoc.net: Biết đau là khởi điểm cuộc rong chơi-Tràm Cà Mau)

Nhà văn Tràm Cà Mau rất thực tế trước cái chết. Trong bài thơ “Sau khi tôi chết” tác giả nói rằng chúng ta không nên quá lo. Đàng nào cũng phải chết một lần mà thôi. Hãy vui sống đi.

Sống sao cho ra sống, chết là chuyện đương nhiên rồi. Tội lệ gì mà phải lo vì trước sau gì ai ai cũng đều phải ra đi hết.

Chạy đâu mà cho khỏi. Kẻ trước người sau mà thôi.

Hãy hân hoan, mừng cho người đã chết. Biết đâu đó là khởi điểm của cuộc rong chơi của họ.

Nếu có khóc thì khóc cho người còn ở lại. Khỏi cần viếng thăm làm chi lúc người ta đã chết rồi.

Dành thời giờ và tiền bạc để giúp người nghèo khó là đúng cách và có ích lợi hơn là tổ chức tang lễ rình rang không cần thiết.

Khi tôi chết, viếng tang, đừng buồn bã
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa
Trong sáu tấm, ắt rằng tôi hả dạ
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa....
Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoãi mái,
Viếng thăm chi vài phút có thêm gì?
Mắt đã nhắm nghiền, thịt da lạnh ngắt
Có bôi son trát phấn cũng thâm chì.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở ĐÓ !
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ???
Kẻ trước người sau xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khời điểm cuộc rong chơi???
Nếu có khóc, khóc cho người còn lại
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi
Cũng mất mát, bóng hình lời ân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Đừng đăng báo, phân ưu, lời cáo phó
Chuyện thường tình phí giấy có ích chi
Gửi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn, đôi kiếp sống hàn vi”.
Trổi nhạc vui cho người người ý thức
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng
Khi nằm xuống xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn, hạnh phúc, cũng hư không.
Đừng đắp mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài ba năm hoang phế chẳng ai hoài
Vũ Trụ xoay vần Thời Gian tiếp nối
Tỷ Tỷ người đã chết tự sơ khai.
Khi tôi chết đừng ma chay đình đám
Hỏa thiêu tàn, tro xác gói về quê
Dẫu bốn biển cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết nỗi hoài hương
Thì cũng chất H- C- O - N kết lại
Nắm tro xương hay hài cốt khác nhau gì ?
Nhưng Đất Mẹ chan hòa tình Thân Ái
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri”.....
(Tràm Cà Mau)

Kết luận

Chết cũng không phải là hết chuyện đâu.

Có khi đám ma vừa xong thì sóng ngầm cũng bắt đầu nổi dậy trong nhiều gia đình vì vấn đề tiền bạc, kẻ có người không, kẻ ít người nhiều, di chúc không phân minh…

Ôi tham sân si là thế đó.

Người chết rồi thì khỏe cho họ. Chỉ khổ cho người còn ở lại mà thôi.

Mồ mả chưa xanh cỏ thì anh chị em cùng một nhà có khi chẳng ai còn buồn nhìn mặt nhau nữa.

Đời là thế đó! Cest la vie.
Thành kính phân ưu. RIP. Adios!
Khi số tận kêu ta dừng bước tiến,
Et quand viendra le point de non recevoir,
Chỉ là tạm biệt vô thường sắc không.
Se dire quau fond, ce nest quun au revoir.

(Nguyễn Thượng Chánh)

Thượng lộ bình an./.

Tham khảo

- NGƯỜI NẰM LẠI BA SAO - THANH DUNG
https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/07/30/chuyen-tu-cs-nguoi-nam-lai-ba-sao-thanh-dung/

- Le Figaro La mort cỏte cher en France
http://www.lefigaro.fr/flash-eco/2011/10/25/97002-20111025FILWWW00373-la-mort-coute-cher-en-france.php

- MSN- Mourir: combien ça cỏte?
http://finances.ca.msn.com/finances-personnelles/mourir-combien-%C3%A7a-co%C3%BBte

- How Much? Funeral Costs - a detailed price breakdown

August 2009
http://www.thefuneralsite.com/ResourceCenters/Costs/How_much.html

- Funeral and cementary industry secrets
http://www.texasforeverfunerals.com/consumer-tips/33/funeral-and-cemetary-industry-secrets/

- Tràm Cà Mau – Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi
http://khoahocnet.com/2013/08/26/tram-ca-mau-biet-dau-la-khoi-diem-cuoc-rong-choi/

Montreal 2015

Ý kiến bạn đọc
22/04/201500:41:05
Khách
Chi phi ' mai tang' ngut' troi`
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.