Hôm nay,  

Bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Việt

4/15/201500:01:00(View: 7101)

Bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Việt

The Diplomat (10-04-2015)

Tác giả: Alexander L. Vuving

Người dịch: Trần Văn Minh

14-04-2015
.

Một chuyến viếng thăm gần đây biểu hiện sự thay đổi bất ngờ trong quan hệ song phương.

Xuất hiện như một trong những mối quan hệ song phương quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được bước đột phá đáng kể trong thời gian gần đây. Dường như nằm dưới tầm nhắm của báo chí quốc tế, bước đột phá này đã được thực hiện trong chuyến viếng thăm Washington từ ngày 15 tới 20 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì nó được xem như sự trao đổi thường xuyên ở cấp bộ trưởng. Nhưng sứ mạng của ông Quang không phải bình thường, và nội dung cuộc hội đàm của ông cho thấy sự thay đổi về chất lượng trong quan hệ Mỹ-Việt.

Đứng đầu một trong hai bộ mạnh nhất trong chính quyền Việt Nam (bộ kia là Bộ Quốc phòng), ông Quang cũng là một thành viên chủ chốt trong tập đoàn lãnh đạo của Việt Nam, là Bộ Chính trị Đảng Cộng sản. Các nguồn tin tức Việt Nam thông báo rằng ông sang Hoa Kỳ chủ yếu với tư cách là thành viên của Bộ Chính trị và mục đích chính của chuyến đi nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên vào tháng 6 của nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.

Điều bất thường đối với một bộ trưởng là ông Quang đã hội đàm với các quan chức cao cấp khác nhau của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm không chỉ Bộ An ninh Nội địa và FBI, mà còn Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và CIA. Ông Quang cũng đã gặp gỡ các nhà lập pháp cao cấp trong Quốc hội. Các chủ đề của cuộc hội đàm của ông đã vượt ra ngoài giới hạn của Bộ trưởng Bộ Công an và trải dài từ quốc phòng, an ninh tới thương mại và đầu tư. Nhân quyền cũng là một điểm quan trọng trong sự trao đổi của ông với đối tác Mỹ. Theo các nguồn tin từ Việt Nam, một phần quan trọng trong sứ mệnh của ông Quang là củng cố sự hỗ trợ của Mỹ cho Việt Nam trong tranh chấp ở Biển Đông và vấn đề an ninh khu vực.

Qua sự kiện cử ông Quang sang Mỹ, Bộ Chính trị ở Hà Nội đã gửi một thông điệp rõ ràng về thái độ của họ đối với kẻ thù cũ. Ông Quang đã được chọn để thực hiện chuyến đi chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Trọng vì ông ta được lãnh tụ Đảng Cộng sản tin tưởng. Nhưng ông cũng là thủ lĩnh của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ. Trong khả năng này, ông ta sẽ là một mục tiêu chính của các nhà phê bình nhân quyền tại Hoa Kỳ. Chuyến đi của ông Quang, là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một bộ trưởng công an Việt Nam đến Mỹ, mang ý nghĩa rằng Hà Nội bây giờ tự tin để đối đầu với những chất vấn về ý thức hệ. Về phần mình, cử chỉ thân thiện của Washington đối với ông Quang đã giúp Hà Nội hạ thấp nhận thức về mối đe dọa của Hoa Kỳ.
.

Các mối quan hệ đã biến đổi

Chuyến đi Mỹ của ông Quang là chuyến đi mới nhất trong một loạt các cuộc họp những năm gần đây đã làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Điều khởi động tiến trình này là chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội vào tháng 7 năm 2012. Trong chuyến đi đó, bà Clinton đã gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Hoa Kỳ. Biểu tượng của những cử chỉ này là Washington chấp nhận sự khác biệt về ý thức hệ với chế độ Việt Nam và nhìn nhận Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam là một đối tác, và nhà cầm quyền ở Hà Nội đã phê chuẩn quan hệ đối tác này. Ý nghĩa lời mời của bà Clinton quan trọng đối với Hà Nội. Điều này gợi ý rằng mặc dù ở phía đối nghịch về lãnh vực ý thức hệ, Hoa Kỳ bây giờ cam kết một tình bạn nghiêm túc với Việt Nam. Trên thực tế, cuộc họp đã mở cửa cho sự giao lưu thực chất giữa chính phủ Mỹ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyến thăm của bà Clinton đã mở đường cho việc thành lập mối hợp tác toàn diện Mỹ-Việt, đã được chính thức đưa ra một năm sau đó ở Washington tại hội nghị thượng đỉnh tháng 7 năm 2013 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng “hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Theo nguyên tắc này, chương trình làm việc kêu gọi hợp tác trong một phạm vi với đầy đủ các lãnh vực, trải dài từ các mối quan hệ chính trị đến thương mại và kinh tế, từ công nghệ và giáo dục tới quốc phòng và an ninh, từ văn hóa, thể thao, du lịch tới các vấn đề chiến tranh di sản, và từ môi trường, sức khỏe cho đến việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.

Vào đầu tháng 10 năm 2014, khi Ngoại trưởng John Kerry gặp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Hoa Kỳ tuyên bố quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam, để giúp cải thiện an ninh hàng hải. Lệnh cấm vận vũ khí là một tảng đá quan trọng rơi xuống đầu tiên về phía Mỹ trên con đường dẫn đến quan hệ Mỹ-Việt gần gũi hơn.
.

Một trở ngại khác về phía Việt Nam đã được gỡ bỏ khi Trần Đại Quang viếng thăm Washington năm nay. Khi trao đổi với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẽ cho phép tổ chức thiện nguyện Peace Corps của Mỹ hoạt động tại Việt Nam. Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong thái độ của chế độ cộng sản đối với kẻ thù ý thức hệ của họ. Năm năm trước, trong một tài liệu chính sách quan trọng của Cơ quan Tuyên giáo của Đảng Cộng sản, người gác cổng ý thức hệ của Việt Nam vẫn chỉ ra Peace Corps là một “thế lực thù địch” và một tổ chức chuyên về tuyên truyền và các hoạt động lật đổ chống lại chế độ cộng sản.

Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam tiến tới quan hệ bình thường hóa một cách chậm chạp. Phải mất hai thập niên sau khi chiến tranh kết thúc để khôi phục lại quan hệ ngoại giao (năm 1995). Cần phải hai thập niên nữa sau đó để bình thường hóa hoàn toàn quan hệ. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng tới Washington vào tháng 6 sẽ là bước cuối cùng trong việc bình thường hóa này.
.

Cùng lợi ích

Trong khi Trung Quốc trở thành một yếu tố quan trọng trong việc làm co giãn quan hệ Mỹ-Việt, động lực chính giữ không cho Hà Nội và Washington tiến gần với nhau hơn là tâm lý và ý thức hệ chứ không phải vật chất. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các lợi ích chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ hội tụ về điều ưu tiên cao nhất của hai nước trong một khu vực với môi trường hòa bình và ổn định, điều sẽ có lợi cho phát triển kinh tế. Từng là một thế lực của chủ nghĩa xét lại, Việt Nam đã trở thành nước ủng hộ sự nguyên trạng do Mỹ chủ trương. Về phần mình, Hoa Kỳ đã từ bỏ ý muốn làm suy yếu và cô lập Hà Nội và quan tâm tới những lợi ích với một Việt Nam thịnh vượng và giàu mạnh. Tuy nhiên, mỗi bên cảm thấy bên kia như là một mối đe dọa cho chính mình. Tại Hoa Kỳ, ký ức về sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam và khái niệm tự thân của một quốc gia vô địch về sự tự do đã tạo nên những thế lực mạnh mẽ chống lại các mối quan hệ gần gũi hơn với Hà Nội. Ở Việt Nam, mong muốn duy trì chế độ và sự thống trị của tư tưởng chống phương Tây đã cản trở từng bước tiến tới tình hữu nghị với Washington.

Nỗ lực lâu dài của cả Hà Nội và Washington đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhận thức mối đe dọa nhau. Nhưng yếu tố quyết định mà trong những năm gần đây đã biến hai cựu thù thành bạn bè là sự xuất hiện của một mối đe dọa an ninh chung. Sự bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh ở Biển Đông đã thay đổi những tính toán chiến lược cho cả Hà Nội và Washington. Đối mặt với một thách thức rất lớn từ Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang chuẩn bị để giảm nhẹ những bất đồng về ý thức hệ của họ để tập trung vào lợi ích chiến lược chung.

Bước đột phá đang mở ra cho một quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thực sự xảy ra từng bước một. Bắt đầu với chuyến thăm của bà Hillary Clinton đến Hà Nội vào tháng 7 năm 2012 và sẽ kết thúc với chuyến thăm Washington của ông Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè này. Trong khi tiến trình xảy ra chậm chạp, sự thay đổi thật là lớn. Một thập niên trước, các quan chức ở Hà Nội nói với tôi rằng, một cách không chính thức chính quyền của họ coi Trung Quốc là đồng minh chiến lược, trong khi chính thức không phải như vậy. Ngày nay, có sự hiểu ngầm rằng mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ là đối tác toàn diện trong tên gọi nhưng là đối tác chiến lược trong nội dung.
.

Alexander L. Vuving là phó giáo sư tại Phân khoa An ninh của Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả, không phản ánh quan điểm của Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng, hoặc Chính phủ Hoa Kỳ.
.
,

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Như TNS John McCain, cử tri Arizona đã đặt tinh thần quốc gia lên trên tính đảng phái, khi một tiểu bang đỏ dành lá phiếu cử tri của mình cho các ứng viên mà họ nghĩ là xứng đáng thuộc đảng Dân Chủ.
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
Các ứng viên được Trump ủng hộ đã thắng hay thua như trong bất cứ các cuộc bầu cử thông thường nào khác. Tuy nhiên một số ứng viên do đích thân Trump chọn lựa và bơm tiền, dồn sức vận động tranh cử cho đến những ngày cuối cùng đã thất cử. Các nguồn tin cho biết đây là điều làm Trump thất vọng và giận dữ rất nhiều trong vài ngày qua. Nhưng điều có lẽ làm Donald Trump giận dữ hơn là truyền thông cánh hữu đã không còn tường trình nhiều về các cuộc vận động bầu cử của Trump từ trước những ngày bầu cử và đổ lỗi cho Trump về sự thất bại của nhiều ứng viên đảng Cộng Hòa theo sau cuộc bầu cử.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.