Hôm nay,  

Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình

4/12/201500:15:00(View: 10514)

Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Tôi nhìn em bằng tia nhìn đăm đăm không chớp và tôi nghĩ người khác cũng sẽ nhìn em như thế. Khuôn mặt 22 tuổi của em được xăm bằng một dấu thập tự giá thật lớn, lằn dọc chạy từ trán xuống cằm, lằn ngang từ má phải qua má trái. Đầu em cạo trọc, chữ và hình xăm đậu chi chít trên ấy, khiến người ta có cảm tưởng đang xem một quả trứng Easter với những hình vẽ kỷ hà. Đặc biệt hơn, tròng trắng hai mắt em được nhuộm một đỏ bầm, khiến đôi mắt đục ngầu như nhuộm máu trông thật kinh khủng.

blank

pic 1 . Hình minh hoạ

Tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn,

“Em có từng đi làm chưa?”

Em lắc đầu, trả lời:

“Chưa và em thế này, không ai muốn mướn em”

Tôi nhìn em ái ngại,

“Biết thế sao em lại xăm cả hình lên mặt và khắp người”

Em nhún vai, cười khinh bạc

“Tuổi trẻ mà chị”

Gần đây, nghệ thuật xăm hình trên da người bỗng dưng được ưa chuộng và nở rộ như những bông hoa vào độ đương xuân. Nó có sức cuốn hút và gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người nhìn nhất là giới trẻ. Nghệ thuật xăm hình lan rộng từ các nước Á Đông sang Tây Âu và đến cả Việt Nam. Tới một quán rượu, vào một party, ra ngoài bãi biển, hoặc những nơi công cộng, nếu bạn để ý nhìn, bạn sẽ phát hiện những hình xăm hiện diện đây đó, không nhiều thì ít. Nó có mặt ở nhiều nơi trên thân thể người qua lại, tứ chi, chỗ kín mà thậm chí nó còn lồ lộ trên đầu, trên mặt người xăm như một khoe bày, tạo sự chú ý, hay nhơn nhơn cố ý tựa một thái độ thách thức. Kỹ nghệ xăm hình tạo thêm nhiều việc làm mới và hàng loạt những cửa hàng mở ra nhằm phục vụ nhu cầu nóng bỏng.  Chúng ở nhan nhản trong các khu mua sắm thương mại, hoặc những studio nằm khuất ở một góc con phố nào đó trong lòng đô thị.

Mới ngày nào đây tôi giật mình khi nhận ra quanh mình có những em trai ,gái, lớn lên đua nhau tìm nơi xỏ lỗ, đeo khoen, vòng, bi, tùm lum, trên mi mắt, mũi, môi, lưỡi. Rồi quần rộng, quần túm, tóc dựng, tóc bím, vàng, xanh, tím, đỏ, loạn lên. Giờ thì họ đổi gu quay ra xăm hình, căng tai, nhuộm tròng mắt, trông vừa lạ kỳ vừa cho chúng ta cái cảm tưởng đang du hành trên cỗ máy thời gian đi ngược dòng lịch sử về thưở hồng hoang. Cái thưở con người xăm hình như quái thú để cá tưởng lầm là đồng loại. Hay tục vẽ mặt, căng tai, kéo cổ cho dài như một tập tục làm đẹp của dân tộc “cà răng, căng tai”. Hoặc trở về thời kỳ những năm 1843, khi người Mỹ tiên phong đi khai phá đất đai gặp phải những thổ dân da đỏ xăm hình, vẽ mặt rằn ri. Người da đỏ vẽ mặt vì mỗi khi trải qua một sự việc, sự kiện đáng lưu ý trọng đại trong đời, họ thường xăm lên mình những ký hiệu nào đó để ghi nhớ. Chẳng hạn để nhớ những chiến tích, nhiều người già đã xăm đầy những hoa văn trên mặt, vai, bụng, ngực, lưng, đùi và thậm chí khắp người.

Còn ngày nay người ta xăm hình vì cái gì? Có nhiều lý do. Đua đòi theo thời trang. Yêu hình vẽ nghệ thuật.  Gây tự tin và sức mạnh cho chính mình. Muốn thể hiện một phong cách riêng, một cá tính mạnh mẽ ít người có. Hơn thế nữa, trong những băng đảng của xã hội đen, xăm hình như một biểu tượng, một dấu ấn, đặc trưng. Nó còn là một nhãn hiệu riêng để họ dễ nhận ra nhau và để thị uy cùng các băng đảng khác.

Với sự tiến bộ của nhân loại, đời sống xã hội phát triển, tư duy con người có thoáng hơn xưa, xăm hình không còn là một đặc trưng dành riêng cho giới giang hồ nữa. Ở Mỹ chỗ nào bạn cũng có thể bắt gặp một người có hình xăm. Ngay ở Việt Nam, trong một vài bài báo phỏng sự gần đây, đã tiết lộ thông tin rằng giới được gọi là có học như sinh viên, học sinh, ca sĩ, văn nghệ sĩ và cả cán bộ nhà nước cũng thi nhau đi xăm hình lên người. Có thể nói xăm hình đã trở thành một phong trào, một cái mốt. Không biết cái mốt này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng dấu ấn của nó có lẽ còn để lại dài dài. Chính vì hình xăm rất khó xoá, mặc dù ngày nay kỹ thuật đã tân tiến có thể  xoá bằng tia laser nhưng nó chỉ mờ đi hoặc tốt hơn thì xoá gần hết nhưng vẫn để lại các vết thẹo. Hình xăm ở các nơi kín khi xoá còn che được bằng quần áo, chứ nếu lồ lộ trên mặt, cổ hay trán, khi xoá để lại thẹo, còn khó coi hơn là để nguyên hình xăm.

Do đó, một người khi quyết định đi xăm hình phải suy nghĩ thật là kỹ. Nó không phải là một sự tùy tiện, càng không nên là một sự đua đòi theo thời trang, thấy hay hay thì đi làm thử. Mỗi hình xăm còn có một ý nghĩa riêng. Nó có thể là hình ảnh của một kỷ niệm đẹp, một vết đau cần xăm để nhắc nhở, một thần tượng đã được ngưỡng mộ, con số, tên hay tuổi của những người thân yêu của người muốn được xăm. Đơn giản hơn có thể là những con vật dễ thương, một bờ môi nồng cháy, hoa, bướm, rồng, cọp, hoặc bất cứ một mẫu hoa văn đẹp mắt nào hạp nhãn người chọn.

Tuy nhiên người được xăm phải trải qua một kinh nghiệm đau đớn và hình xăm sẽ theo họ mãi trọn đời. Có người xăm tên người yêu và những thần tượng yêu thích, nhưng có một ngày bị người yêu phụ bạc hay thần tượng sụp đổ, giận quá đi xoá hình xăm nhưng sau khi xoá, mỗi lần nhìn vết thẹo lưu lại, nỗi đau xưa lại tươm máu.

Còn có những cái giá phải trả cho những người thích xăm hình là họ phải đối đầu với thành kiến của con người và xã hội. Ngày nay, tuy quan niệm và tư duy của nhiều người đã thay đổi, cái nhìn về thẩm mỹ có khác và thoáng hơn xưa nhưng những thành kiến và giềng mối đạo đức ngày nào vẫn còn ăn sâu vào đầu óc của họ. Những ấn tượng xấu và sự đối xử thiên lệch với những người có xăm hình vẫn là điều không thể tránh trong cả xã hội Âu lẫn Á. Có người mất người tình, bị bạn bè, gia đình hờ hững, ruồng bỏ, mất, hay không tìm được việc làm, chỉ vì đã để lộ hình xăm.

Ngày 5 tháng 1 năm 2015, trong một phiên toà xét xử một phạm nhân hình sự có tên Jason Barnum, 39 tuổi, can án giết một cảnh sát ở Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ.  Khuôn mặt của anh ta đã gây ấn tượng mạnh cho những người tham dự phiên toà hôm đó. Những hình xăm trên đầu và mặt Jason khiến ai lỡ nhìn vào một lần, sẽ hết hồn khiếp vía. Ngoài hình xăm một cái sọ người trên đầu, hiện diện giữa trán anh ta là một con mắt thứ ba. Trên môi và má phải, lởm chởm hình hàm răng và những nanh nhọn như một đe doạ hãi hùng. Đặc biệt nhất là tròng trắng mắt phải, được nhuộm đen, khiến mắt anh mang một nét ma quái, kinh dị. Chính con mắt quái đản này đã tạo cho Jason biệt danh là “Eyeball” trong giới giang hồ.


blank
                                       pic 2. Jason Barnum

Trong phần luận tội, phía Công Tố đã yêu cầu Quan Toà hãy nhìn mặt Jason để biết rằng những hình xăm trên mặt anh ta đã tiết lộ những gì về con người anh. Công tố buộc tội, “Chính Jason đã quyết định một đời sống gây hấn, thù địch loài người và chọn xăm hình như vậy để biểu lộ nhân cách mình.” 

Jason đã đứng lên biện hộ cho hành động của mình như sau. “Mọi người đều biết tôi không phải là người tốt. Tôi biết tôi làm bậy, nước đổ rồi, không thể hốt lại được. Tuy nhiên tôi cũng không thể sống khác hơn được ,vì đời sống vào tù ra khám của tôi. Sau khi ra tù, tôi không nhà, chẳng biết đi đâu, đi tìm việc nhưng với “khuôn mặt đẹp đẽ” này của tôi, ai mà mướn” .

Với một diện mạo quái đản như thế, ấn tượng xấu về con người Jason, chắc chắn sẽ có trong cái nhìn đầu tiên của người đối diện. Bao nhiêu cái không hay, cái dữ, và tội ác, sẽ đổ lên đầu Jason như một điều tất yếu. Ai dám lại gần con người này chứ?. Sự thiên vị có xảy ra trong những phán quyết của quan toà hay bồi thẩm đoàn không? Một khuôn mặt bị xăm hình quỷ dữ có phải chất chứa những tâm điạ ác độc của loài quỷ dạ xoa? Một tròng mắt bị nhuộm, có phải là một biểu lộ cảm xúc thù địch với thế giới con người? Và nếu đôi mắt là cửa sổ của linh hồn chúng ta, thì một đôi mắt nhuộm màu sẽ nói lên điều gì ở tâm hồn người nhuộm tròng mắt? Còn một điều nguy hiểm nữa mà người nhuộm mắt sẽ gánh chịu, nếu bị rủi ro, mắt có thể bị nhiễm trùng, viêm và mù như hội American Optometric Association cảnh báo.

Sau phiên toà, Jason Barnum bị kết án 22 năm tù ở.

Trịnh Thanh Thủy

 

.

.


.
,

Reader's Comment
7/13/201521:03:38
Guest
xăm không xấu nhưng có những môi trường làm việc và có khi là cả những đồng nghiệp hoặc khách hàng không có thiện cảm với người xăm trổ, các nhà tuyển dụng họ cũng có cái lý của mình thôi, một khi bạn chấp nhận sống với đam mê thì hãy chấp nhận những gì nó sẽ mang lại cho bạn và đừng hờn trách cuộc đời, vì cuộc đời vốn dĩ bất công sẵn rồi
7/2/201513:48:43
Guest
Lời lẽ của một người chưa trải qua và có cái nhìn kỳ thị với việc xăm trổ :v Nghe thật đáng ghét!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa người dân không chỉ bình đẳng về chính trị mà còn có cơ hội bình đẳng về kinh tế, nên mặc dù chiến tranh khoảng chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa những người ở thành thị với nhau không mấy khác biệt.
Nếu so sánh với nuôi con thì có 2 việc là cho ăn và dạy dỗ. Ăn uống phải đầy đủ và điều độ (không mặn, ngọt, béo v.v…) để cơ thể khỏe mạnh. Giáo dục không gò bó thì trẻ hoặc hư hay cương cường tự lập, trái lại rầy la đánh đập hay nuông chiều thì trẻ sinh ra nhút nhát, kém tự tin hoặc ỷ lại. NHTƯ ví với bàn tay Midas nuôi dưỡng thức ăn (tiền) cho nền kinh tế, trong khi bàn tay hữu hình (hay thô bạo) của nhà nước (gồm Hành Pháp và Quốc Hội ở Mỹ) có quyền hạn thả lỏng hay siết chặc thị trường.
Bắt đầu từ đây thì xu hướng nịnh nọt nở rộ và tràn lan ra khỏi lãnh vực thơ văn, vào đến tận nhà vệ sinh công cộng – theo ghi nhận của nhà báo Bút Bi : Thấy tóc sếp đen thì nịnh: “Anh lo nghĩ nhiều mà giữ được tóc đen vậy thì tài tình quá!”, tóc sếp bạc thì âu lo: “Anh suy tư công việc nhiều quá nên để lại dấu ấn trên mái tóc anh”. Sếp ốm: “Quanh năm suốt tháng lo cho người khác nên anh chẳng nghĩ đến tấm thân gầy guộc của mình”. Sếp mập: “Anh quả là khổ, làm việc nhiều quá đến không có thời gian tập thể dục...”
Mau quá anh nhỉ! Mới đó đã hai mươi chín năm. Không ngờ đi ăn cưới người cháu vợ ở Cali, gặp lại anh ở phố Bolsa sau gần ba mươi năm. Nhớ ngày nào bốn anh em: Ngọc, Nhất, Tâm, Thể, coi như tứ trụ vây quanh người anh đầu đàn, anh Lê Văn.
Sáng 30 tháng 4, khoảng 6 giờ 30, lệnh gọi tất cả sĩ quan và nhân viên chiến hạm đang sửa chữa tại Hải-Quân Công-Xưởng tập họp tại Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội. Một sĩ quan cao cấp Hải-Quân tuyên bố rã ngũ. Từ Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội trở lại HQ 402, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung-Úy Cao Thế Hùng ra lệnh Thiếu-Úy Ninh – sĩ quan an ninh – bắn vỡ ổ khóa phòng Hạm-Trưởng, lấy tiền trong tủ sắt phát cho nhân viên để họ tùy nghi. Nhân viên ngậm ngùi rời chiến hạm, chỉ còn một hạ sĩ, một hạ sĩ nhất, một hạ sĩ quan tiếp liệu, vì nhà xa không về được.
Vấn đề, chả qua, là cả ba nhân vật thượng dẫn đều không thích cái thói xu nịnh và đã thẳng thắn nói lên những lời trung thực khiến ông Nguyễn Phú Trọng (và cả giới cầm quyền nghịch nhĩ) nên họ đành phải chịu họa – họa trung ngôn – giữa thời buổi nhiễu nhương. Trong một xã hội mà không có nhân cách người ta vẫn sống (thậm chí còn sống béo tốt hơn) thì những người chính trực bị giam trong Viện Tâm Thần … là phải!
Nay chánh phủ các nước nạn nhơn dịch vũ hán như Huê kỳ, Úc, Gia-nã-đại, Cộng hòa Séc, Đan-mạch, Estonie, Do-thái, Nhật-bổn, Lettonie, Lithuanie, Na-Uy, Nam Hàn, Slovènie, và Anh Quốc đã cùng nhau bày tỏ mối quan tâm và nghi ngờ về kết quả nghiên cứu tìm nguồn gốc Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới vừa qua tại Trung Quốc và kêu gọi nên có nhận xét độc lập và hoàn toàn khoa học
Những con người bằng xương bằng thịt đang nằm trong nhà giam là những Nhá báo tự do. Họ đòi Đảng và nhà nước tôn trọng quyền làm người và các quyền tự do căn bản của họ. Do đó, trong báo cáo phổ biến ngày 13/01/2021, ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã tố cáo: “Trong suốt năm 2020, ngoài một số nhà bất đồng chính kiến trực ngôn, công an cũng bắt giam nhiều người khác vì đã nói lên chính kiến của mình và thực hành các quyền tự do ngôn luận cơ bản.”
Về địa dư, Ngã ba Ông Tạ là ngã ba đường Phạm Hồng Thái, nối dài Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng 8) và đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), với tiệm chụp ảnh Á Đông cao sừng sững, một thời là dấu mốc để nhận ra từ xa.
Tài sản của 26 người giàu nhất thế giới hiện ngang bằng 50% phần còn lại của nhân loại . Riêng ở Mỹ vào năm 2017 của cải của 3 nhà giàu nhất nước nhiều hơn 50% dân chúng còn lại . Những tỷ phú như Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg quả tình mang đến tiện ích cho hàng tỷ con người qua các dịch vụ trên Amazon và Facebook, nhưng khó lòng giải thích tài sản hàng trăm tỷ của họ 100% là đến từ giá trị tiện ích mà không phải nhờ các công ty này bẻ cong luật pháp và bóp méo thị trường nhằm tránh thuế và giết chết cạnh tranh. Ở Mỹ hay nhiều nước khác ngày nay tuy không bóc lột lao động (mất việc hay không chịu đi làm thì lãnh trợ cấp nhà nước) nhưng vô cùng chênh lệch: nhiều gia đình làm việc quần quật nhưng vẫn sống chật vật với đồng lương thấp trong khi một số khác hưởng lợi to nhờ giá nhà và chứng khoán tăng vọt. Một khi quần chúng phẩn nộ cho là bất công thì mô hình kinh tế phải thay đổi, bởi vì mô hình kinh tế phải phục vụ con người chớ xã hội không thể bị bẻ cong vì lý thuyết kinh tế (tr
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.