Hôm nay,  

Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình

4/12/201500:15:00(View: 10506)

Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Tôi nhìn em bằng tia nhìn đăm đăm không chớp và tôi nghĩ người khác cũng sẽ nhìn em như thế. Khuôn mặt 22 tuổi của em được xăm bằng một dấu thập tự giá thật lớn, lằn dọc chạy từ trán xuống cằm, lằn ngang từ má phải qua má trái. Đầu em cạo trọc, chữ và hình xăm đậu chi chít trên ấy, khiến người ta có cảm tưởng đang xem một quả trứng Easter với những hình vẽ kỷ hà. Đặc biệt hơn, tròng trắng hai mắt em được nhuộm một đỏ bầm, khiến đôi mắt đục ngầu như nhuộm máu trông thật kinh khủng.

blank

pic 1 . Hình minh hoạ

Tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn,

“Em có từng đi làm chưa?”

Em lắc đầu, trả lời:

“Chưa và em thế này, không ai muốn mướn em”

Tôi nhìn em ái ngại,

“Biết thế sao em lại xăm cả hình lên mặt và khắp người”

Em nhún vai, cười khinh bạc

“Tuổi trẻ mà chị”

Gần đây, nghệ thuật xăm hình trên da người bỗng dưng được ưa chuộng và nở rộ như những bông hoa vào độ đương xuân. Nó có sức cuốn hút và gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người nhìn nhất là giới trẻ. Nghệ thuật xăm hình lan rộng từ các nước Á Đông sang Tây Âu và đến cả Việt Nam. Tới một quán rượu, vào một party, ra ngoài bãi biển, hoặc những nơi công cộng, nếu bạn để ý nhìn, bạn sẽ phát hiện những hình xăm hiện diện đây đó, không nhiều thì ít. Nó có mặt ở nhiều nơi trên thân thể người qua lại, tứ chi, chỗ kín mà thậm chí nó còn lồ lộ trên đầu, trên mặt người xăm như một khoe bày, tạo sự chú ý, hay nhơn nhơn cố ý tựa một thái độ thách thức. Kỹ nghệ xăm hình tạo thêm nhiều việc làm mới và hàng loạt những cửa hàng mở ra nhằm phục vụ nhu cầu nóng bỏng.  Chúng ở nhan nhản trong các khu mua sắm thương mại, hoặc những studio nằm khuất ở một góc con phố nào đó trong lòng đô thị.

Mới ngày nào đây tôi giật mình khi nhận ra quanh mình có những em trai ,gái, lớn lên đua nhau tìm nơi xỏ lỗ, đeo khoen, vòng, bi, tùm lum, trên mi mắt, mũi, môi, lưỡi. Rồi quần rộng, quần túm, tóc dựng, tóc bím, vàng, xanh, tím, đỏ, loạn lên. Giờ thì họ đổi gu quay ra xăm hình, căng tai, nhuộm tròng mắt, trông vừa lạ kỳ vừa cho chúng ta cái cảm tưởng đang du hành trên cỗ máy thời gian đi ngược dòng lịch sử về thưở hồng hoang. Cái thưở con người xăm hình như quái thú để cá tưởng lầm là đồng loại. Hay tục vẽ mặt, căng tai, kéo cổ cho dài như một tập tục làm đẹp của dân tộc “cà răng, căng tai”. Hoặc trở về thời kỳ những năm 1843, khi người Mỹ tiên phong đi khai phá đất đai gặp phải những thổ dân da đỏ xăm hình, vẽ mặt rằn ri. Người da đỏ vẽ mặt vì mỗi khi trải qua một sự việc, sự kiện đáng lưu ý trọng đại trong đời, họ thường xăm lên mình những ký hiệu nào đó để ghi nhớ. Chẳng hạn để nhớ những chiến tích, nhiều người già đã xăm đầy những hoa văn trên mặt, vai, bụng, ngực, lưng, đùi và thậm chí khắp người.

Còn ngày nay người ta xăm hình vì cái gì? Có nhiều lý do. Đua đòi theo thời trang. Yêu hình vẽ nghệ thuật.  Gây tự tin và sức mạnh cho chính mình. Muốn thể hiện một phong cách riêng, một cá tính mạnh mẽ ít người có. Hơn thế nữa, trong những băng đảng của xã hội đen, xăm hình như một biểu tượng, một dấu ấn, đặc trưng. Nó còn là một nhãn hiệu riêng để họ dễ nhận ra nhau và để thị uy cùng các băng đảng khác.

Với sự tiến bộ của nhân loại, đời sống xã hội phát triển, tư duy con người có thoáng hơn xưa, xăm hình không còn là một đặc trưng dành riêng cho giới giang hồ nữa. Ở Mỹ chỗ nào bạn cũng có thể bắt gặp một người có hình xăm. Ngay ở Việt Nam, trong một vài bài báo phỏng sự gần đây, đã tiết lộ thông tin rằng giới được gọi là có học như sinh viên, học sinh, ca sĩ, văn nghệ sĩ và cả cán bộ nhà nước cũng thi nhau đi xăm hình lên người. Có thể nói xăm hình đã trở thành một phong trào, một cái mốt. Không biết cái mốt này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng dấu ấn của nó có lẽ còn để lại dài dài. Chính vì hình xăm rất khó xoá, mặc dù ngày nay kỹ thuật đã tân tiến có thể  xoá bằng tia laser nhưng nó chỉ mờ đi hoặc tốt hơn thì xoá gần hết nhưng vẫn để lại các vết thẹo. Hình xăm ở các nơi kín khi xoá còn che được bằng quần áo, chứ nếu lồ lộ trên mặt, cổ hay trán, khi xoá để lại thẹo, còn khó coi hơn là để nguyên hình xăm.

Do đó, một người khi quyết định đi xăm hình phải suy nghĩ thật là kỹ. Nó không phải là một sự tùy tiện, càng không nên là một sự đua đòi theo thời trang, thấy hay hay thì đi làm thử. Mỗi hình xăm còn có một ý nghĩa riêng. Nó có thể là hình ảnh của một kỷ niệm đẹp, một vết đau cần xăm để nhắc nhở, một thần tượng đã được ngưỡng mộ, con số, tên hay tuổi của những người thân yêu của người muốn được xăm. Đơn giản hơn có thể là những con vật dễ thương, một bờ môi nồng cháy, hoa, bướm, rồng, cọp, hoặc bất cứ một mẫu hoa văn đẹp mắt nào hạp nhãn người chọn.

Tuy nhiên người được xăm phải trải qua một kinh nghiệm đau đớn và hình xăm sẽ theo họ mãi trọn đời. Có người xăm tên người yêu và những thần tượng yêu thích, nhưng có một ngày bị người yêu phụ bạc hay thần tượng sụp đổ, giận quá đi xoá hình xăm nhưng sau khi xoá, mỗi lần nhìn vết thẹo lưu lại, nỗi đau xưa lại tươm máu.

Còn có những cái giá phải trả cho những người thích xăm hình là họ phải đối đầu với thành kiến của con người và xã hội. Ngày nay, tuy quan niệm và tư duy của nhiều người đã thay đổi, cái nhìn về thẩm mỹ có khác và thoáng hơn xưa nhưng những thành kiến và giềng mối đạo đức ngày nào vẫn còn ăn sâu vào đầu óc của họ. Những ấn tượng xấu và sự đối xử thiên lệch với những người có xăm hình vẫn là điều không thể tránh trong cả xã hội Âu lẫn Á. Có người mất người tình, bị bạn bè, gia đình hờ hững, ruồng bỏ, mất, hay không tìm được việc làm, chỉ vì đã để lộ hình xăm.

Ngày 5 tháng 1 năm 2015, trong một phiên toà xét xử một phạm nhân hình sự có tên Jason Barnum, 39 tuổi, can án giết một cảnh sát ở Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ.  Khuôn mặt của anh ta đã gây ấn tượng mạnh cho những người tham dự phiên toà hôm đó. Những hình xăm trên đầu và mặt Jason khiến ai lỡ nhìn vào một lần, sẽ hết hồn khiếp vía. Ngoài hình xăm một cái sọ người trên đầu, hiện diện giữa trán anh ta là một con mắt thứ ba. Trên môi và má phải, lởm chởm hình hàm răng và những nanh nhọn như một đe doạ hãi hùng. Đặc biệt nhất là tròng trắng mắt phải, được nhuộm đen, khiến mắt anh mang một nét ma quái, kinh dị. Chính con mắt quái đản này đã tạo cho Jason biệt danh là “Eyeball” trong giới giang hồ.


blank
                                       pic 2. Jason Barnum

Trong phần luận tội, phía Công Tố đã yêu cầu Quan Toà hãy nhìn mặt Jason để biết rằng những hình xăm trên mặt anh ta đã tiết lộ những gì về con người anh. Công tố buộc tội, “Chính Jason đã quyết định một đời sống gây hấn, thù địch loài người và chọn xăm hình như vậy để biểu lộ nhân cách mình.” 

Jason đã đứng lên biện hộ cho hành động của mình như sau. “Mọi người đều biết tôi không phải là người tốt. Tôi biết tôi làm bậy, nước đổ rồi, không thể hốt lại được. Tuy nhiên tôi cũng không thể sống khác hơn được ,vì đời sống vào tù ra khám của tôi. Sau khi ra tù, tôi không nhà, chẳng biết đi đâu, đi tìm việc nhưng với “khuôn mặt đẹp đẽ” này của tôi, ai mà mướn” .

Với một diện mạo quái đản như thế, ấn tượng xấu về con người Jason, chắc chắn sẽ có trong cái nhìn đầu tiên của người đối diện. Bao nhiêu cái không hay, cái dữ, và tội ác, sẽ đổ lên đầu Jason như một điều tất yếu. Ai dám lại gần con người này chứ?. Sự thiên vị có xảy ra trong những phán quyết của quan toà hay bồi thẩm đoàn không? Một khuôn mặt bị xăm hình quỷ dữ có phải chất chứa những tâm điạ ác độc của loài quỷ dạ xoa? Một tròng mắt bị nhuộm, có phải là một biểu lộ cảm xúc thù địch với thế giới con người? Và nếu đôi mắt là cửa sổ của linh hồn chúng ta, thì một đôi mắt nhuộm màu sẽ nói lên điều gì ở tâm hồn người nhuộm tròng mắt? Còn một điều nguy hiểm nữa mà người nhuộm mắt sẽ gánh chịu, nếu bị rủi ro, mắt có thể bị nhiễm trùng, viêm và mù như hội American Optometric Association cảnh báo.

Sau phiên toà, Jason Barnum bị kết án 22 năm tù ở.

Trịnh Thanh Thủy

 

.

.


.
,

Reader's Comment
7/13/201521:03:38
Guest
xăm không xấu nhưng có những môi trường làm việc và có khi là cả những đồng nghiệp hoặc khách hàng không có thiện cảm với người xăm trổ, các nhà tuyển dụng họ cũng có cái lý của mình thôi, một khi bạn chấp nhận sống với đam mê thì hãy chấp nhận những gì nó sẽ mang lại cho bạn và đừng hờn trách cuộc đời, vì cuộc đời vốn dĩ bất công sẵn rồi
7/2/201513:48:43
Guest
Lời lẽ của một người chưa trải qua và có cái nhìn kỳ thị với việc xăm trổ :v Nghe thật đáng ghét!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba. Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố
Chúng ta liệu có thể đóng vai trò giúp đỡ những người nhập cư và tị nạn trong tương lai như là người Mỹ đã từng làm cho chúng ta không? Theo lời của Emma Lazarus, liệu chúng ta có nâng “... ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng” cho “... kẻ bão táp, người vô gia cư ... người mệt mỏi, người nghèo khổ” không? Đối với chúng tôi, trong ngày 30 tháng 4 này, không có câu hỏi nào có ý nghĩa và tính quan trọng hơn câu hỏi này.
Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Myanmar hay người Hồng Kông. Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?
Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”? Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?
30 tháng Tư. Đó là ngày nhắc nhở chúng ta cần có dự tính cho tương lai. Vào năm 1975, ai có thể ngờ rằng sẽ có gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp một cách đáng kể cho xã hội? Ai ngờ được rằng hiện đã có thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba, thứ tư?
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giáo lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng.
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.