Hôm nay,  

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là con đẻ của Mỹ

05/04/201500:02:00(Xem: 9394)
 Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là con đẻ của Mỹ

Trúc Giang MN

             

1* Mở bài

Thời gian gần đây, một số nguồn tin trên truyền thông quốc tế nói đến tổ chức Hồi Giáo cực đoan Nhà Nước Hồi Giáo (IS) là con đẻ của Mỹ. Thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi do Mỹ dựng lên, Anh và Do Thái huấn luyện, tài trợ ban đầu để thực hiện đòn độc của Mỹ là dùng Hồi Giáo tiêu diệt Hồi Giáo để Mỹ rảnh tay, đứng ngoài xem chơi.

Nhưng Al-Baghdadi đã đi quá trớn ngoài dự liệu của Mỹ, mà truyền thông cho rằng “con nuôi” trở thành “con hoang” quay lưng lại chống bố là Mỹ.

Xem như Mỹ tính sai nước cờ vì bản chất của Hồi Giáo là chống lại nền văn minh Tây Phương và Thiên Chúa Giáo, đứng đầu là Mỹ.

Các tổ chức Hồi Giáo chủ chiến và cực đoan thật sự là mối đe dọa cho an ninh toàn cầu.

Chiến lược chống khủng bố của Mỹ có thể kéo dài ít nhất là ba năm, và tình hình Iraq nằm trong chiến lược toàn bộ đó.
blank

2* Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là con đẻ của Mỹ

2.1. Mỹ dựng lên Abu Bakr al-Baghdadi

Báo chí Trung Đông vừa qua có những bài phân tích cho biết tổ chức IS là con đẻ của Mỹ. Mỹ đã nuôi dưỡng và thao túng IS, thuộc hệ phái Sunni để thực hiện ý đồ chính trị là để hai hệ phái Sunni và Shiite tiêu diệt lẫn nhau. Trước kia Mỹ cũng đã dùng Osama bin-Laden thuộc Sunni để đánh đuổi Liên Xô ra khỏi Afghanistan năm 1979.

Thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi đã bị Mỹ giam giữ như là một tù binh dân sự dưới cái tên Ibrahim Awad Ibrahim al-Badry tại Trại Bacca từ ngày 2-12-2004. Đại tá Kenneth King cựu chỉ huy trại giam xác nhận, năm 2009 Al-Baghdadi được thả ra trong một vụ “đặc xá” bất ngờ.

Xem như cố tình thả hổ về rừng.

Theo Global Research, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, đã tiết lộ rằng tình báo Anh, tình báo Mỹ và tình báo Israel (Mossad) đã làm việc với nhau để tạo ra ISIS (Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria-Islamic State of Iraq and Syria). Các tài liệu mật bị rò rỉ tiết lộ rằng nhà lãnh đạo ISIS, giáo sĩ Abu Bakr al-Baghdadi, đã được huấn luyện quân sự trong suốt một năm dưới sự đào tạo của Mossad, bên cạnh các khóa học về thần học và nghệ thuật diễn thuyết. 

“Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Mỹ, Israel và Anh đứng đằng sau tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant tự xưng; ông cho rằng các nước này đã tạo ra Daesh (tức ISIS) nhằm tạo ra sự chia rẽ và sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại các nước Hồi giáo, nhưng rốt cục các tổ chức này lại quay sang chống lại Mỹ.

            

 

Tờ Tin Trung Đông còn phổ biến một số bức ảnh cho thấy TNS John McCain đã gặp gỡ Al-Baghdadi ở Syria. Tờ báo đăng tải, một “nguồn tin đáng tin cậy” xin giấu tên, cho biết nhân vật điều phối các hoạt động quân sự của IS chính là Đại sứ Mỹ ở Thổ Nhỉ Kỳ, Francis Riccardione. “Theo những điều tôi biết không có động thái nào khác được thực hiện nếu không có Đại sứ Riccardione”.

Ngày 28-8-2014, ông Steven Kelly, một nhà thầu tư nhân của CIA trả lời phỏng vấn của đài PressTV của Iran, đã khẳng định: “IS hoàn toàn là một kẻ thù bịa đặt. Nguồn ngân sách của tổ chức nầy bắt đầu từ Mỹ và các đồng minh. Mỹ đã tạo ra, Mỹ đã kiểm soát, và hiện tại vì nó đi quá trớn cho nên phải tấn công nó như một kẻ thù hợp pháp”.

Nhiều học giả quốc tế cho rằng IS là đứa con nuôi trở thành đứa con hoang của Mỹ.

2.2. Giả thuyết: Mỹ dùng đòn độc để Hồi Giáo triệt hạ Hồi Giáo

1). Giả thuyết

Đối với Hồi Giáo, kể cả hai hệ phái Sunni và Shiite, đều xem Mỹ và nền văn minh Tây phương là kẻ thù tôn giáo của họ.

Một giả thuyết cho rằng Mỹ đã tạo ra NN/HG để Hồi Giáo triệt hạ Hồi Giáo, Mỹ đứng ngoài xem chơi. Nhưng Mỹ không ngờ IS đã đi vượt quá giới hạn, đã khiêu khích Mỹ và Tây phương bằng việc cắt cổ những công dân của những nước nầy, khiến Mỹ phải ra tay trừng trị tên thủ lãnh tàn bạo Al-Baghdadi.

2). Những chứng cớ hỗ trợ cho giả thuyết

Ngày 20-9-2014, tờ New York Times dẫn lời của Phó Thủ tướng Iraq, ông Bahaa al-Araji cho biết: “Chúng tôi biết ai đã tạo ra Daesh”. Daesh là chữ viết tắt của chữ Á Rập, chỉ NN/HG với vẻ khinh miệt. (Daesh= Al-Dawla al-Islamiya fi al-Iraq wa al-Sham)

“Mặc dù Mỹ đã tiến hành không kích IS hơn một tháng nay, nhưng điều đó không ngăn được những lời bàn tán ngày càng lan rộng từ người dân đường phố Baghdad cho đến các quan chức cao cấp của Iraq, cho rằng CIA đã bí mật đứng sau tổ chức cực đoan nầy”.

Tại một cuộc diễn thuyết, giáo sĩ dòng Shiite Moktada al-Sadr đã công khai cho rằng CIA đã tạo ra IS. Hàng ngàn người dân và cả những thành viên Quốc hội Iraq cũng nghĩ như thế. CIA đã dựng lên IS. (báo New York Times)
blank3* Mỹ không tham gia chiến dịch tái chiếm thị trấn Tikrit

3.1. Mở màn chiến dịch

Ngày 1-3-2015, chiến dịch tái chiếm thị trấn Tikrit mở màn. 30,000 quân Iraq gồm dân quân Shiite với sự hỗ trợ của Iran đã nắm thế chủ động trên đường tấn công chiếm lại Tikrit, thành phố đã lọt vào tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (NN/HG) hồi tháng 6 năm 2014.

Dư luận chú ý đến sự vắng mặt của những chiếc phi cơ ném bom hạng nặng của Hoa Kỳ và liên minh.

Đại Tá Steve Warren, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng giải thích lý do vắng mặt là “người Iraq không có yêu cầu hỗ trợ”.

3.2. Iraq tuyên bố không cần người Mỹ

Mâu thuẩn giữa quân đội Iraq và Mỹ căng thẳng về chiến lược tiến hành cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS).

Phía Mỹ cho rằng quân đội Iraq chưa sẵn sàng, chưa đủ khả năng để thực hiện một chiến dịch qui mô như thế.

Ông Ali al-Alaa, phụ tá thân cận của Thủ tướng Haider al-Abadi, đã tỏ ra giận dữ trước nhận xét trên của Mỹ. Ông nầy tuyên bố: “Người Mỹ tiếp tục trì hoãn thời gian giải phóng đất nước của chúng tôi. Iraq sẽ giải phóng Mosul và Anbar mà không cần người Mỹ”.

Các quan chức Iraq cũng tuyên bố họ sẽ tự tiến hành đánh IS mà không cần sự trợ giúp của Mỹ.

Thông tín viên đài VOA ở Ngũ Giác Đài, Carla Babb, dẫn lời của Đại Tá Steve Warren như sau:” Lý do đơn giản là vì Iraq không yêu cầu chúng tôi làm việc đó. Đó là cuộc chiến của người Iraq, của chính phủ Iraq, và đó là việc mà họ đang làm”.

3.3. Nhưng lý do thật sự là gì?

Ông Michael Weis, một nhà quan sát về Iraq cho biết, tất cả mọi việc đều do nước láng giềng phía đông của Iraq là Iran, mà ra cả. “Các lực lượng tác chiến trên bộ không do người của quân đội Iraq chỉ huy, mà họ nằm dưới sự chỉ huy của nhóm dân quân Shiite, được Iran tổ chức, huấn luyện và chỉ huy. Bằng chứng là Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy trưởng lực lượng Quds của Vệ Binh Cách Mạng Iran, chỉ huy chiến dịch.

Một giới chức Bộ QP/HK thừa nhận với đài VOA là Iran chỉ huy chiến dịch Tikrit, chừng nào Iran còn có mặt ở đó thì Hoa Kỳ không can dự.

4* Iraq sẽ nướng 25,000 quân vào lò lửa của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo

Ngày 26-2-2015, trong bối cảnh lực lượng Iraq chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch quy mô nhằm tái chiếm thành phố Mosul, khởi đầu bằng cuộc tấn công vào thị trấn Tikrit, Trung Tướng Michael Barbero phát biểu: “Chiến dịch quân sự nầy sẽ sớm chết yểu. Thành phố Mosul sẽ biến thành cái bẫy khổng lồ hút sạch 25,000 quân Iraq chưa đủ khả năng để chống lại kẻ thù quỷ quyệt như IS.

Mosul sau hơn 9 tháng nằm dưới quyền kiểm soát của IS đã biến thành chiếc bẫy khổng lồ đầy bom, mìn và hàng ngàn tay súng sẵn sàng đánh bom tự sát. Chiến dịch nầy cần phải có sự phối hợp giữa bộ binh, không quân và quan trọng nhất là tin tức tình báo về vị trí và hoạt động của kẻ thù, và những điều nầy nằm ngoài khả năng của quân đội Iraq.

Tướng Michael Barbero giải thích, tác chiến trong đô thị là một hình thức phức tạp nhất. Nếu muốn giành được sự ủng hộ của 1.8 triệu dân người Sunni ở Mosul, thù địch với chính quyền và quân đội Iraq do người Shiite lãnh đạo, thì không thể cứ đưa quân đến và tấn công thì lấy lại được thành phố Mosul.

Hoa Kỳ đã huấn luyện cấp tốc cho 3,200 binh sĩ Iraq, sẽ tổ chức thành 5 tiểu đoàn quân tinh nhuệ làm nồng cốt cho 25,000 quân bao gồm lực lượng cảnh sát, dân quân và lực lượng hậu cần, nói chung là tạp nhạp.

Trên thực tế, Mỹ hậu thuẩn cho một quân đội đã từng ồ ạt tháo chạy khỏi Mosul trong khi chỉ có vài trăm phiến quân IS tấn công chiếm Mosul hồi tháng 6 năm 2014.

5* Mỹ cáo buộc Iran gây chia rẻ Hồi Giáo

5.1. Mỹ cáo buộc Iran chia rẻ Hồi Giáo

             

           blank

 Phía Mỹ, việc quan tâm nhất là vai trò của Iran. Tướng 4 sao Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Chairman of the Joint Chiefs of the Staff-CJCS) đã thẳng thắn nhận định rằng việc hỗ trợ của Iran là “một điều tích cực nếu việc đó không gây sự chia rẻ các hệ phái Hồi Giáo” tức là ủng hộ Shiite lãnh đạo Iraq, chống lại Sunni của NN/HG và đàn áp người dân thuộc Sunni ở Iraq.

Trong chiến lược của Mỹ có kế hoạch phục hồi tổ chức Vệ Binh Cách Mạng Iraq thuộc hệ phái Sunni, vừa để bảo vệ người dân vừa làm thăng bằng thế lực giữa hai hệ phái Shiite và Sunni ở Iraq.

5.2. Iran hỗ trợ chiến dịch tái chiếm Tikrit

Iran đã âm thầm cử ba tiểu đoàn tinh nhuệ nhất là đơn vị Quds thuộc Vệ Binh Cách Mạng, và 40 cố vấn quân sự cao cấp do tướng Qasem Soleimani chỉ huy.

Việc Iraq kêu gọi Iran trực tiếp hỗ trợ, đồng thời kêu gọi Mỹ ném bom đã tạo ra một thách thức vô cùng to lớn và rất nhạy cảm vì Mỹ và Iran có thể nói là hai kẻ thù. Mỹ và đồng minh đã áp lực bắt buộc Iran phải từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân, là thứ vũ khí cần thiết cho sự sống còn của nước nầy đối với vũ khí hạt nhân của Do Thái.

Tướng Iran Qasem Soleimani đóng vai trò chủ chốt, chỉ huy chiến dịch tái chiếm Tikrit.

6* Không có Mỹ, không xong

6.1. Lộ diện sự bất lực của Iran

Trước kia, dựa vào dự hỗ trợ của Iran, các giới chức Iraq tuyên bố có Mỹ hay không có sự yểm trợ của Mỹ thì chiến dịch Tikrit vẫn tiến hành.  Thế nhưng chỉ hai ngày sau, chiến dịch phải dừng lại vì thiệt hại nhân mạng quá trầm trọng. 127 binh lính Iraq tử trận.

Các nhân viên làm việc tại nghĩa trang thành phố xác nhận rằng, mỗi ngày có 60 xác chết được đem chôn tại đó.

Khi va chạm thực tế chiến trường trong thành phố, quân đội Iraq mới nhận ra sự bất lực của cố vấn và lực lượng hỗ trợ của Iran.

Không có Mỹ, không xong.

6.2. Iraq muốn Mỹ hỗ trợ không kích

Ngày 15-3-2015, các quan chức Iraq khẳng định, nước họ chỉ có thể chiếm lại Tikrit nếu có sự hỗ trợ không kích của Hoa Kỳ và liên minh.

Kênh truyền hình Al-Jazeera đưa tin, sau hai tuần lễ tiến hành chiến dịch, quân đội Iraq đã bao vây Tikrit nhưng không thể thực hiện đợt tấn công tổng lực cuối cùng.

Tướng Iraq Abdulwahab al-Saadi tiết lộ, ông đã xin Bộ Quốc Phòng Iraq yêu cầu Mỹ và liên minh hỗ trợ không kích nhưng chưa thấy kết quả. Tướng al-Saadi nói người Mỹ có trang thiết bị hiện đại, nhắm vào mục tiêu một cách chính xác cho nên rất cần không kích của Mỹ và liên minh.

Ông cũng thừa nhận không kích của Iraq còn nhiều hạn chế, không chính xác. Các tay súng Shiite tham gia chiến dịch Tikrit phàn nàn rằng một chiến đấu cơ Sukhoi của Iraq đã ném bom vào lực lượng của họ.

6.3. Hoa Kỳ ra tay

      

Ngày 25-3-2015, Đại Tá Steve Warren, phát ngôn viên Bộ QP/HK cho báo chí biết: “Theo yêu cầu của chính phủ Iraq, bắt đầu từ 9 giờ tối (giờ địa phương) ngày 25-3-2015 các máy bay của Mỹ và đồng minh đã bắt đầu không kích 10 mục tiêu chủ yếu ở Tikrit do phi cơ và vệ tinh tình báo Mỹ cung cấp.

Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng là John Ernest cho biết: “Tổng Thống Iraq là Fouad Massoum đã lên tiếng yêu cầu Mỹ và các đồng minh cung cấp thêm vũ khí, đào tạo binh sĩ và thực hiện không kích ở Tikrit để yểm trợ cho lực lượng Iraq trên bộ.

Để đáp ứng sự kêu gọi của chính phủ Iraq, chúng tôi đang hỗ trợ các hoạt động tình báo, giám sát, trinh sát trên không cũng như trợ giúp các hoạt động trên bộ tại Tikrit”

Ông John Ernest cũng khẳng định: “Chính quyền của Tổng Thống Obama sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cần thiết và hỗ trợ các hoạt động chống lại tổ chức NN/HG.

6.4. Thành phố Tikrit được giải phóng

          

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã đến thị sát thành phố Tikrit, tuyên bố việc chiếm lại thành phố này là 'một dấu mốc lịch sử'.

 

Ngày 1-4-2015, Thủ Tướng Iraq, Haider al-Abadi tuyên bố, quân đội Iraq đã chiếm lại Tikrit sau 2 tuần lễ bị đình trệ.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói với đài VOA: “Lực lượng đặc nhiệm Iraq do Mỹ huấn luyện, được hỗ trợ không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu đã kiểm soát hầu hết thành phố Tikrit”.

Trước đó, ngày 25-3-2015 quân đội Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện không kích với điều kiện lực lượng dân quân Shiite do Iran bảo trợ phải chấm dứt các hoạt động trong chiến dịch Tikrit.

Ngày 28-3-2015, Mỹ và liên minh thực hiện 20 cuộc không kích đã phá hủy một xe bọc thép, một xe quân sự và nhận chìm 11 căn cứ chiến đấu của IS và tiêu diệt rất nhiều tay súng cực đoan.

6.5. Thủ Tướng Iraq sẽ đến Mỹ

        

 Tòa Bạch Ốc cho biết Thủ Tướng Haider al-Abadi sẽ đến Mỹ vào ngày 14-4-2015 sắp tới.

“Chuyến thăm của Thủ Tướng Abadi nhấn mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Iraq cũng như cam kết mạnh mẽ đối với “sự hợp tác chính trị” và quân sự trong cuộc chiến chống IS”.

Phân tích về chính trị, phát ngôn viên của Nhà Trắng nhấn mạnh, những hành động của chính phủ nhằm giải quyết “nhu cầu của người dân Iraq”, “tăng cường sự hợp tác giữa các cộng đồng trong quần chúng Iraq”.

  1. Giải quyết “nhu cầu của người dân Iraq”.

Theo quan điểm của Mỹ thì hệ phái Shiite đang lãnh đạo chính quyền Iraq đã có phân biệt đối xử với người dân đa số theo hệ phái Sunni. Do đó Mỹ có kế hoạch cho phục hồi tổ chức của người Sunni trước kia là Vệ Binh Cách Mạng Iraq. Như vậy hai hệ phái nầy được bình đẳng với nhau hay là tương quan lực lượng ngang nhau giữa hai bên.

  1. Tăng cường “sự hợp tác giữa các cộng đồng trong quần chúng”

Iraq có hai cộng đồng rõ rệt, đó là người Shiite và người Sunni. Trên căn bản hai cộng đồng nầy có mối thù không đội trời chung với nhau. Họ chỉ chờ một ngọn lửa nhỏ làm mồi thì bùng nổ đẫm máu mà lịch sử 1,400 năm của đạo Hồi còn ghi trong sách vở.

Về mặt lý thuyết thì hai quan điểm nêu trên của Mỹ hoàn toàn có chính nghĩa, phù hợp công bằng, công lý và rất nhân bản.

Nhưng về mặt chiến lược chính trị, Mỹ không đứng về phe nào của Hồi Giáo cả, bởi vì Hồi Giáo nào cũng coi Mỹ và nền văn minh Tây Phương cùng Thiên Chúa Giáo đều là kẻ thù của họ. Mỹ chống Sunni NN/HG nhưng lại hỗ trợ thường dân Sunni ở Iraq.

Mỹ muốn cho thế lực hai bên ngang nhau để Hồi Giáo đấu với Hồi Giáo chí tử cho Mỹ rảnh tay và tiết kiệm được tiền bạc của chiến phí.

Nếu như Thủ Tướng Al-Abadi chấp nhận điều kiện đã nêu thì Iraq mới nhận được sự hỗ trợ mà Iraq đang cần.

7* Chiến lược chống khủng bố IS ở Iraq có thể kéo dài ba năm

Theo nhận xét của các cố vấn Mỹ thì cuộc chiến chống tổ chức NN/HG có thể kéo dài ba năm, với các lý do như sau: quân đội Iraq không có khả năng và không muốn chiến đấu. Chỉ có không kích không thể tiêu diệt được những tay súng IS, mà lực lượng chính là lục quân trên bộ.

7.1. Quân đội Iraq không muốn chiến đấu

Mỹ đã trang bị các loại vũ khí hiện đại trị giá hàng tỷ đô la cho quân đội Iraq nhưng quân đội nầy không muốn chiến đấu, lý do là cựu thủ tướng Nuri al-Maliki chỉ bổ nhiệm những người Shiite trung thành chớ không phải là những người có khả năng vào đội ngũ các tướng lãnh và những quan chức cao cấp. Tệ hơn nữa, sự phân biệt đối xử đối với người Hồi Giáo theo hệ phái Sunni đã làm mất đi tinh thần chiến đấu của những binh sĩ thuộc hệ phái nầy. Binh sĩ Sunni không muốn chiến đấu để bảo vệ chính phủ và các lãnh thuộc Shiite.

Ở mặt trận Mosul, tỉnh lớn thứ hai của Iraq, đoàn quân chính phủ tháo chạy trước sự tấn công của vài trăm tay súng NN/HG, bỏ lại xe tăng, súng đại bác, các loại hỏa tiễn kể cả hỏa tiễn hóa học, các loại phi cơ từ trực thăng đến vận tải, nhà máy sản xuất vũ khí…

Quân đội Iraq không có khả năng bảo vệ lãnh thổ khiến cho một vùng đất rộng lớn với 8 triệu dân phía Bắc lọt vào tay phiến quân NN/HG.

Tổ chức IS ngang nhiên bình bình, an an, thư thả thiết lập một hệ thống cơ cấu về chính quyền của một quốc gia, mà họ gọi là Nhà Nước Hổi Giáo.

Chính quyền Iraq yếu kém, quân đội bó tay để cho NN/HG lộng hành dùng vũ khí hiện đại đã cướp được của Iraq, để gây tội ác đối với người Kurd và người Zazidi bằng cách bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục và tàn sát người Yazidi.

Thành phố Mosul đã lọt vào tay quân NN/HG suốt 9 tháng qua.

8* Chiến lược chống khủng bố mới của Tổng Thống Obama

Ngày 11-9-2014, Tổng Thống Obama đọc một bài diễn văn lịch sử. Một lần nữa, Mỹ đặt trong tình trạng chiến tranh. Chiến tranh với khủng bố.

Chiến lược được tóm tắt trong nội dung như sau: “Mỹ sẽ lãnh đạo một liên minh mới, và tiến hành một chiến dịch có hệ thống. Liên minh nầy sẽ “đẩy lùi - làm suy yếu, và cuối cùng là tiêu diệt tận gốc IS”

8.1. Thành lập liên minh mới

Mỹ đã nhanh chóng thực hiện được một liên minh trên 30 quốc gia từ Đông sang Tây, từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương. Đa số sẵn sàng tài trợ về vũ khí, súng ống, đạn dược, và tài trợ nhân đạo cho thường dân bị nạn.

Một số quốc gia chấp thuận không kích như Pháp, Bỉ, Hòa Lan Á Rập Saudi, Jordan, Bahrain, Qatar, Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất UAE (United Arab Emirates) và Úc.

Các quốc gia tham dự tự bỏ tiền ra đài thọ các chi phí, khiến cho Mỹ giảm bớt gánh nặng về chiến phí.

8.2. Chuỗi mục tiêu: “Đẩy lùi, làm suy yếu, tiêu diệt”

-        Đẩy lùi.

Mỹ và đồng minh đã thực hiện trên 1,700 cuộc không kích. Bắn 47 hỏa tiễn Tomahawk và nhiều hỏa tiễn tinh khôn đã đẩy lùi IS, khiến họ phải co cụm lại.

-         Làm suy yếu

Không kích triệt hạ các nhà máy lọc dầu. Tổ chức IS đã nắm quyền kiểm soát 60% các cơ sở lọc dầu, sản xuất 50,000 thùng dầu và thu 3 triệu USD mỗi ngày.

Ngày 25-9-2014, Mỹ và liên minh không kích tấn công vào các nhà máy lọc dầu ở phía Đông Syria nhưng chưa phá hủy hoàn toàn.

Chuyên gia Luay al-Khatteeb trả lời phỏng vấn CNN: “Oanh tạc nhà máy lọc dầu là một chiến thuật ngoạn mục nhưng không tạo ra được một bước ngoặt về chiến lược”.

Kế hoạch chiếm giữ và kiểm soát các tuyến đường buôn lậu, đưa IS vào tình trạng hết tiền.

Mục đích làm suy yếu, mà không tức thời tiêu diệt, dường như một hình thức câu giờ, chờ cho lực lượng người dân Sunni có thế lực ngang bằng với người Shiite.

-         Tiêu diệt

Tiêu diệt là cuộc chiến thật sự, thảm khốc nhất, tang thương nhất đó là cuộc chiến trên bộ dành cho những quốc gia địa phương thực hiện.

“Ta không thể làm thay Iraq những việc mà chính người Iraq buộc phải thực hiện. Ta cũng không tranh giành nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực thuộc người Á Rập của họ”.

Tóm lại, chiến lược mới nầy của Tổng Thống Obama làm giảm chiến phí, huy động được sức mạnh lớn nhất và điều quan trọng nhất là ít thiệt hại về nhân mạng đối với Hoa Kỳ vì sẽ không có chuyện bộ binh Mỹ tham gia chiến đấu trên mảnh đất nước ngoài.   

9* IS đe dọa giết 100 quân nhân Hoa Kỳ

9.1. Đe dọa bên ngoài nước Mỹ

Các nhóm Hồi Giáo chủ chiến đe dọa tấn công các tòa đại sứ Mỹ và Tây Phương ở Malaysia.

Nhóm Ansar al-Sharia thú nhận đã bắn rocket vào tòa đại sứ Mỹ ở Yemen, nhưng không trúng mục tiêu.

9.2. Danh sách dọa giết 100 quân nhân Hoa Kỳ

     

  Ngày 22-3-2015, một nhóm tin tặc tự nhận xưng là Sư Đoàn Tin Tặc IS (Islamic State Hacking Division) đã tung lên internet danh sách 100 quân nhân với đầy đủ hình ảnh, tên họ, cấp bậc, đơn vị và địa chỉ ở Mỹ với lời tuyên bố bằng Tiếng Anh “Những người anh em sinh dống ở Mỹ hãy giết họ” (Brothers residing in America to kill them).

Chúng còn huênh hoang là đã đột nhập vào máy chủ của Bộ QP/HK để lấy những thông tin nầy.

Đại Tá Steve Warren, phát ngôn viên Bộ QP/HK trả lời tờ New York Times là chưa có thể xác định được mức độ chính xác là bao nhiêu. Ông nói: “Sự an toàn của các quân nhân là mối quan tâm hàng đầu của Bộ Quốc Phòng. Chỉ huy trưởng các binh chủng Hải Quân, Không Quân, Lục Quân và TQLC đã thông báo đến gia đình của những quân nhân có tên trong danh sách”.

Tờ New York Times dẫn lời một quan chức Bộ Quốc Phòng, cho hay những tên họ trong danh sách được lấy từ những bài báo và những bản tin công khai về những vụ không kích phiến quân IS.

FBI và Bộ Quốc Phòng đang xem xét và điểu tra vụ việc nầy.

Bộ Trưởng Quốc Phòng, Ashton Carter khẳng định: “Lầu Năm Góc rất coi trọng sự an toàn của người dân. Việc đăng tải danh sách nầy là một hành vi hèn hạ khiến cho Hoa Kỳ càng quyết tâm tiêu diệt IS hơn nữa”.

     

10*Kết luận

Đại Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cho biết, không kích không thể đánh bại được IS mà cần bộ binh và một giải pháp chính trị.

Về bộ binh thì quân đội Iraq quá yếu. Cần phải có một thời gian dài để huấn luyện về mọi mặt.

Một giải pháp chính trị là giữa chính quyền và người dân thuộc hai hệ phái Shiite và Sunni có thể sống chung hòa thuận với nhau khi thế lực hai bên ngang bằng nhau. Không ai dám gây chiến với ai.

Kế hoạch ít nhất là ba năm.

Trúc Giang

Minnesota ngày 5-4-2015

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.