Hôm nay,  

50 Năm Nhìn Lại Phong Trào Du Ca Việt Nam

02/04/201500:00:00(Xem: 6624)

Tôi đến với Phong Trào Du Ca Việt Nam, Bắc Cali vào một chiều thứ Bảy 21 tháng 3, năm 2015. Thính phòng Le Petit Trianon Theater ở San Jose, chiều nay hân hoan được đón tiếp những tâm hồn yêu du ca từ các ngả đường về tham dự. Những đoàn viên du ca đã ăn mặc trang trọng, sẵn sàng cho buổi trình diễn của Ngày Truyền Thống kỷ niệm Nửa Thế Kỷ Du Ca.”. Ban Tổ Chức gồm có nhạc sĩ Nguyên Nhu, luật sư/nghị Viên Nguyễn Tâm, kiến trúc sư Bách Phi, nhà báo Huỳnh Lương Thiện và nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn. Có cả sự góp mặt của đoàn Du Ca Nam Cali như Hoàng Bích Hạnh, Ngọc Anh, Phan Huy Đạt và Hà Tường Cát.

Sau khi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang tạ thế, Đoàn Du Ca San José, Bắc Cali được thành lập khoảng 4 năm gần đây do anh Trương Xuân Mẫn làm Trưởng Đoàn dìu dắt. Anh nguyên là cựu đoàn phó của đoàn Du Ca Đà Nẵng vào năm 1970. Sau 41 năm, dòng máu du ca luân lưu trong huyết quản anh vẫn tuôn chảy, thúc đẩy anh đứng ra gầy dựng lại một nhánh nhỏ trong năm cành cây hoa trái Du Ca(huy hiệu Du Ca), đó là Đoàn Du Ca San José. Đoàn gồm một số cựu Du Ca viên như luật Sư Nguyễn Tâm, nhạc sĩ Nguyên Nhu, MC Mây Lan và một số đoàn viên mới trong đó có ca sĩ Đồng Thảo. Tất cả khoảng 20 người. Đoàn họp mặt mỗi tháng 1 lần và có góp tiếng hát trong các sinh hoạt cộng đồng. Đoàn cũng tổ chức các Ngày Truyền Thống Du Ca mỗi năm một lần.

“Im lặng là đồng loã” chính là chủ đề của buổi sinh hoạt chiều nay.

Tôi tự hỏi “Tại sao im lặng là đồng loã?”. Nhưng tiếng hát vang vang của đoàn du ca đã trả lời câu hỏi trong đầu tôi.

"Khi chúng ta quay lưng im hơi/Khi chúng ta không buông thành lời/Bọn mưu toan, bọn gian ác quái vật lên ngôi/Khi chúng ta yên thân phận mình/Khi chúng ta không ai thật tình/Là kéo dài một cuộc sống trăm ngàn điêu linh.” (Im lặng là đồng loã/Nguyễn Đức Quang https://www.youtube.com/watch?v=YvbTd2VOZ6E)

Họ đứng đó, hát những lời như tâm sự gởi trao, những câu tình tự dân tộc, dào dạt tình người.

blank
Du ca Việt Nam.

Có bài hát mới sáng tác gần đây như bài “Trái tim Việt Nam” và “Người Anh Du Ca” của Tâm Nguyên (Luật Sư Nguyễn Tâm).

“Một buổi sáng rất sớm, người anh tôi ra đi/Về bên kia sông, đi tìm ánh mặt trời/Một tiếng khóc chới với, tìm đâu trong hư vô/.Người yêu Quê Hương, chờ mong sao anh đành chia xa!” (Người Anh Du Ca (https://www.youtube.com/watch?v=3LvBpjP7XJM)

Bài hát khiến tôi rưng rưng. Đó những tiếng khóc của anh em du ca đưa tiễn người anh cả Nguyễn Đức Quang về với mẹ với cha... Lời du ca vang xa, hẹn anh em tôi, Việt Nam mai ta cùng vẻ vang. Anh Nguyễn Tâm trong những phút thương tiếc vô cùng đã thay anh em du ca nói lời chia biệt cùng anh NĐQuang. Anh Nguyễn Tâm theo đoàn Du Ca Trung Ương từ năm 16 tuổi, 17 tuổi anh vào đoàn Du Ca Đà Nẵng và sau sinh hoạt với Du Ca Sài Gòn. Khi đoàn Du Ca San José thành lập anh đã sát cánh với anh trưởng đoàn Trương Xuân Mẫn hỗ trợ và sinh hoạt rất nhiệt tình.

Họ đứng đó, những người con Việt tha hương cùng hát, cùng trải những lời tâm huyết vào không gian, cùng góp lửa cho những trái tim hãy còn bầu máu nóng trào dâng. Có bài đã xưa lắm, từ những thập niên 60,70, mà nghe như mới viết cho Việt Nam đang trong thời đại đất nước nhiễu nhương hiện nay như, “Đến với quê hương tôi”của Bùi Công Thuấn, “Hát để nhớ đời” của Trần Đình Quân.

Họ, người trên sân khấu, người dưới sân khấu, kêu gọi nhau hát, tự động hát, cùng vỗ tay với khuôn mặt hân hoan và nụ cười tươi nở. Họ hát những lời tha thiết như trăn, như trở, như niềm uất ức đang bùng phát.

"Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm/ lần lượt đi trên dàn lửa thiêu... Sao chúng tôi không có quyền lên tiếng nói/ tìm cuộc đời, đời đáng sống/ tìm về nguồn, nguồn quê hương/ bao nghìn năm anh dũng. Sao chúng tôi phải gục đầu, phải gục đầu mà hy sinh cho ngoại quyền/ mà hy sinh cho chủ nghĩa, cho danh từ rỗng không.."(Tuổi Trẻ Chúng Tôi/Giang Châu https://www.youtube.com/watch?v=LSt1lmbghvs)

Tôi thấy nhói lòng. Bài hát này Giang Châu viết từ năm 1972 cho tuổi trẻ hai miền Nam Bắc, lúc ấy đang trong cảnh chinh chiến, tương tàn. Sau 43 năm, tuổi trẻ Việt Nam bây giờ làm gì, có thao thức những điều mà Giang Châu bộc lộ thời đó không? Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn học sinh, sinh viên say sưa với cuốn sách trên tay. Ở các nước Âu - Mỹ, thời gian rảnh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió, tại các quán cà phê, trà đá.”

Tuy nhiên, ta vẫn thấy những tuổi trẻ Việt Nam sáng suốt và bất khuất, không chịu im lặng, làm ngơ trước những vi phạm lãnh thổ của Trung Cộng, cũng như chuyện Trung Cộng bắn phá tàu đánh cá của người Việt Nam. Họ không gục đầu trước sự nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam, mà đứng lên thể hiện lòng yêu nước của mình như Việt Khang, Lê thị Công Nhân, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha....

Có phải tiếng lòng thao thức của những nhạc sĩ Du Ca như Nguyễn Đức Quang, Giang Châu ngày nào, nay vẫn sáng chói sau nửa thế kỷ thăng trầm của đất nước Việt Nam?

Họ đứng đó, hát những bài mang lời tích cực, hăng hái, những quyết tâm phục vụ tha nhân, xây dựng xã hội lành mạnh, bảo tồn tinh hoa văn hoá Việt Nam. Tôi tự hỏi họ là ai, sao lý tưởng làm vậy? Họ là những hậu bối của phong trào Du Ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam.

Tôi nhận thấy một phần lớn các đoàn viên của phong trào Du Ca đều có xuất thân từ phong trào Hướng Đạo Việt Nam nên không ít thì nhiều các Tôn Chỉ và mục đích hướng thượng của Du Ca và Hướng Đạo gần gần như nhau.

Mục đích của Hướng Đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường. Giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội.

Trong khi Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng. Tôn chỉ của họ là “Dùng tiếng nhạc lời ca qua những sinh hoạt cộng đồng, công tác xã hội tạo môi trường lành mạnh và sáng tạo cho giới trẻ hoạt động. Mục đích đem những những trái tim lại gần với nhau để cùng phục vụ cho quê hương Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.”


blank
Du ca Việt Nam.

Kim chỉ nam của hai phong trào đều là đào tạo những con người tốt có lòng nhân ái, biết trọng danh dự, trách nhiệm, giúp đỡ tha nhân và xã hội. Cái khác là Du Ca hát nhiều hơn vì Du là đi khắp nơi, ca là ca diễn. Du Ca là đi khắp nơi để ca diễn ( nói chung là làm văn nghệ ) Nhằm mục đích phổ biến tinh thần cộng đồng. Chỉ cần một cây đàn Guitar, những lời hát giản dị nhưng rất lành mạnh, tích cực và những tâm hồn yêu cái đẹp, cái thiện là Du Ca có thể đi bất cứ nơi đâu và đi cả vào lòng người. Có những bài hát của Hướng Đạo vẫn được hát bên Du Ca và ngược lại.

Nhớ lại ngày xưa, như một con sâu hoá bướm Du Ca thoát thai từ Ban Trầm Ca sau thành Du Ca. Trong bài viết của Nguyễn Đức Quang “Già Cơ” viết về Nguyễn Đức Quang “Du Ca”, ông có kể lại đêm ra mắt Phong Trào Du Ca: “Hoàng kim Châu kể lại… Ngày 19 tháng 12 năm 1966 là ngày thành lập phong trào Du Ca. Đêm hôm đó tại giảng đường Spellman, rất đông quan khách, giáo sư, sinh viên và một số đông đồng bào Đà Lạt đã đến để nghe những sinh viên của trường hát với một bầu không khí vui khoẻ, đầy ý thức và tình tự dân tộc. Trong cái lạnh cắt da của Giáng Sinh Đà Lạt, những ánh đuốc bập bùng kéo dài từ cổng Viện vào đến giảng đường do những anh sinh viên mặc đồ đen cầm đuốc soi đường. Ban tổ chức là một số anh chị em tự nguyện của trường Chính Trị Kinh Doanh Khóa I như Trần văn Chang, Trần văn Hùng, Trần phú Hữu, Nguyễn quang Tuyến, Trần trọng Thức, Đoàn công Chánh Phú Lộc, Trần tiễn Tuấn, và các chị Trần khánh Tuyết, Hoàng lan Anh, Bùi ngọc Nga … Ngoài các thành viên sáng lập phong trào, còn có sự hiện diện của các nhà thơ Đỗ quý Toàn, Trần dạ Từ, Nhã Ca, Viên Linh, Tú Kếu và nhà báo Nguyễn ngu Ý cùng các anh Hoàng ngọc Tuệ, Đỗ ngọc Yến, Hà tường Cát trong giới sinh hoạt thanh niên đến dự … Ngoài sự yểm trợ tinh thần và vật chất của cha Viện Trưởng, còn có sự yểm trợ rất đắc lực của anh Phương Thảo, Đào văn Hòa giám đốc cơ quan USIS Đà Lạt. Bẩy thành viên sáng lập trình diễn ca nhạc, kịch ngắn, thơ. Các nhà thơ Đỗ quý Toàn, Trần dạ Từ, Nhã Ca, Viên Linh, Tú Kếu đã diễn đọc những bài thơ "rất nóng" của chính họ cùng với tiếng đàn dương cầm của Thanh Thoại. Không khí ấm cúng, thân tình, chứa chan tình dân tộc qua các bài ca cổ, dân ca ba miền, và các sắc tộc, các bài nhận thức ca … khiến cho khán giả đa số là các anh chị em sinh viên nhận thấy rằng đang có một thứ văn nghệ lành mạnh, ý thức, mời gọi, thúc giục rất hợp với tâm tình của thanh niên lúc ấy. Anh chị em sinh viên đã nhiệt tình cổ võ khích lệ. Cũng từ đêm hôm đó, những tiếng hát lời ca của sáu chàng trai Đà Lạt và các đoàn viên Du Ca mỗi ngày một lan rộng khắp mọi miền đất nước và không một bạn trẻ nào vào thời đó lại không một lần nghe đến hai tiếng Du Ca …"

Nhờ phong trào du ca tập trung được nhiều nhạc sĩ tên tuổi cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ nên nguồn nhạc sáng tác rất dồi dào. Đó là những nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Nguyễn Thiện Cơ, Lê Quang Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào...

Sau đó Phong trào Du ca ảnh hưởng sâu rộng vào quần chúng, qua các đoàn, toán ca diễn đây đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn Hướng đạo, hay Thanh sinh công, Gia đình Phật tử trong khắp các tỉnh miền nam Việt Nam. Con số Du Ca đoàn lên tới trên 34 như: Con Sáo Huế, Du Ca Áo Nâu, Du Ca Lòng Mẹ, Du Ca Trùng Dương, Du Ca Vàm Cỏ Tây, Du ca Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Sông Hậu, Du Ca Vượt Sóng, Ca Đoàn Trung Ương, Du Ca Áo Xanh, Du Ca Giao Chỉ, Du Ca Đà Nẵng, Du Ca Kiên Giang, Biên Hòa, Du Ca Muà Xuân, Du Ca Phù Sa, Đồng Vọng, v..v…

Phong trào du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc phong trào du ca thường sử dụng là: Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca.. Những tuyển tập Du Ca đã phát hành như: Tuyển tập Duca 1, Duca 2, Duca 3, Những bài ca khai phá, Ta đi trên dòng lịch sử, Những điều trông thấy, Những khuôn mặt Duca, Hát cho những người sống sót, Anh hùng ca, Sinh hoạt ca, v.v...

Nhiều nhạc phẩm trở nên quen thuộc như "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", "Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương" của Nguyễn Đức Quang, "Hát Từ Tim, Hát Bằng Hơi Thở", "Đứa Học Trò Trở Về" của Nguyễn Quyết Thắng, "Trở Về Nguyên Thủy", "Anh Sẽ Về" của Nguyễn Hữu Nghĩa phổ thơ Khê Kinh Kha

Sau nửa thế kỷ, những con chim đầu đàn và khai phá phong trào Du Ca phần lớn đã lìa bầy như Trưởng Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Quốc Văn, Nguyễn Tri Bình, Giang Châu, Huỳnh Trọng Đạt, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Tất Nhiên, Lê Đình Điểu, Nguyễn Đức Dziên, Hồ Văn Nuôi, Nguyễn Đức Tấn, Trần Đại Lộc, Trần Đình Quân, Trầm Tử Thiêng, Lý Văn Chương, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Ngọc Thạch, Ngô Mạnh Thu.... Một số còn lại vẫn còn hoạt động hay chỉ đóng vai trò cố vấn hay hỗ trợ như Hoàng Ngọc Tuệ, Hà Tường Cát, Trương Xuân Mẫn, Nguyễn Quyết Thắng, Phan Huy Đạt, Tống Hoằng, Trần Dạ Từ, Doãn Quốc Sỹ, Đỗ Quý Toàn..

Hiện nay, Phong trào Du ca ở hải ngoại tuy ít hơn xưa nhưng vẫn còn hoạt động như, các toán: Du Ca Về Nguồn Toronto Canada, Du Ca Đồng Vọng Canada, Du Ca Hamilton Canada, Du Ca Úc Châu, Du Ca Mùa Xuân Nam Cali, Du Ca San José Bắc Cali, Du Ca Hoà Lan, Du Ca Paris, Du Ca Paloma…

Phần lớn họ là hậu bối, những Du Ca viên thuộc thế hệ sau, nhưng vẫn còn tinh thần và bầu nhiệt huyết dưỡng nuôi. Các Trưởng Du Ca xưa đã khai phá khơi nguồn cho ngọn lửa Du Ca cháy lên, Du Ca hậu bối là những người giữ lửa và bảo tồn ngọn lửa Du Ca vẫn sáng. Họ nuôi lửa, rèn luyện bản thân, rèn luyện con cháu nương theo ngọn lửa soi đường của Du Ca, quý tinh thần đồng đội, trọng trách nhiệm và danh dự, hoạt động cộng đồng, phục vụ tha nhân. Họ có ước vọng bảo tồn tinh hoa văn hoá Việt Nam và xây dựng một xã hội Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ. Tôi là một người đầu tiên đến với phong trào du ca như một người ngoại đạo nhưng đã yêu và mến phong trào. Tôi cũng ước mong nguyện vọng của họ được thành công như ý.

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo

Phong trào du ca Việt Nam
http://www.ducavn.com/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.