Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Trực

3/27/201500:00:00(View: 4871)

NGUYỄN TRỰC (1417-1473)

Nguyễn Trực hiệu là Sư Liêu, tự là Công Dĩnh, quê xã Bối Khê huyện Thanh Oai, Thăng Long (nay Hà Nội). Ông sinh trong một gia đình nho học, cha là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính làm giáo quan Quốc tử giám thời Trần Hiển Tông.

Năm 1434, Nguyễn Trực đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm 1442, đậu trạng nguyên, do Nguyễn Trãi làm chánh chủ khảo, được Lê Thái Tông ban sắc Quốc tử giám thi thư thưởng hàm Á liệt khanh, đứng đầu trong danh sách 33 tiến sĩ cùng khóa, được lưu danh ở bia tiến sĩ Văn miếu Quốc tử giám.

Năm 1444, thời Lê Nhân Tông, ông được bổ nhiệm chức Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ Võ kỵ úy, rồi phong Nam Sách An phủ sứ, Hàn lâm viện thị giảng, kiêm Ngự tiền học sinh, làm Trung thư thị lang. Năm 1445, vua phong ông Thiếu trung khanh đại phu Ngự sử đài Ngự sử thị Đô úy.

Năm 1457, Lê Nhân Tông đề cử ông tiếp sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián. Ông đối đáp lưu loát khiến sứ giả nhà Minh khâm phục.


Sau đó, ông cùng phó sứ là Trịnh Khiết Tường (hay Thiết Trường) đi sứ qua Tàu. Do tài học của ông bao la nên vua quan Tàu đã gọi ông Lưỡng quốc Trạng nguyên(*). Năm 1473, ông mất, để lại: Bối khê tập, Sư liêu tập, Ngu nhàn tập. Dân gian gọi ông là Sư Liêu tiên sinh, hay Trạng Bối Khê.

Cảm mộ: Nguyễn Trực

Danh nhân, Nguyễn Trực một tinh hoa
Tha thiết thương dân, yêu nước nhà
Đi sứ, triều Minh luôn trọng vọng
Trạng nguyên tên tuổi tạc văn bia
____________

(*)- Có 3 người được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên", đó là: Mạc Đĩnh Chi thời Trần Anh Tông. Nguyễn Trực thời Lê Thái Tông và Nguyễn Đăng Đạo thời Lê Hy Tông. Riêng ông Nguyễn Trực, tương truyền trong lúc đi sứ, khi đến Bắc Kinh gặp kỳ thi đình của Trung Hoa, để thử việc thi cử nước ngoài, ông đã ứng thi và đỗ Trạng nguyên nhà Minh, trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên. Trịnh Khiết Tường thì đỗ bảng nhãn.

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
✱ Carnegie Moscow: Có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? ✱ Carnegie Moscow: Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga ✱ DW Đức: Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ khi tiếp cận với Putin ✱ NY Post: Trump phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga ✱ Yahoo News: Trump mô tả NATO là "con cọp giấy"...
Chiến tranh ở Ukraine do Putin chủ tâm gây ra hiện nay không khỏi làm cho nhiều người nhớ lại những cuộc xung đột giữa các cường quốc hồi thế kỷ XIX. Anh và Nga tranh giành nhau những nguồn lợi của Trung Á, trong lúc những nước u châu khác như Pháp, Đức, Bỉ mở rộng Đế quốc của họ qua Phi châu giàu có tài nguyên...
The Week ngày 12/4/2022 đi một bài báo nhan đề, “Biden nên ngậm miệng lại” (Biden needs to keep his mouth shut) tác giả nói rằng trong bài phát biểu tại Des Moines ngày 12/4/2022 ông Biden nói rằng Nga phạm tội diệt chủng (genocide) tại Ukraine....
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.