Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Thánh Tông: Lê Tư Thành

24/03/201500:00:00(Xem: 4687)

VUA LÊ THÁNH TÔNG: LÊ TƯ THÀNH (1442 - 1497)

Lê Tư Thành lên ngôi năm 1460 (18 tuổi), đế hiệu Lê Thánh Tông. Vua là một minh quân, thương dân và luôn lo chủ quyền đất nước. Vua nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta, có lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được, nếu người nào dám đem một tấc đất của Lê Thái Tổ làm mồi cho giặc, người đó sẽ bị trừng phạt nặng”. Nên biên giới phía bắc (Tàu), nam (Chiêm Thành) luôn được phòng ngự rất nghiêm ngặt. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua cho vẽ lại bản đồ nước ta, đổi tên 12 đạo, ra làm 12 Thừa Tuyên. Mỗi Thừa Tuyên có số phủ huyện như sau:

1- Thanh Hóa, có 12 phủ, 16 huyện, 4 châu.

2- Nghệ An, có 8 phủ, 18 huyện, 2 châu.

3- Thuận Hóa, có 2 phủ, 7 huyện, 4 châu.

4- Nam Sách đổi ra Hải Dương, có 4 phủ, 18 huyện.

5- Thiên Trường đổi ra Sơn Nam, có 14 phủ, 42 huyện.

6- Quốc Oai đổi ra Sơn Tây, có 6 phủ, 24 huyện.

7- Bắc Giang đổi ra Kinh Bắc, có 4 phủ, 19 huyện.

8- An Bang, có 1 phủ, 3 huyện, 4 châu.

9- Thái Nguyên đổi ra Ninh Sóc, có 3 phủ, 8 huyện, 7 châu.

10- Lạng Sơn, có 1 huyện, 7 châu.

11- Hưng Hóa, có 3 phủ, 4 huyện, 17 châu.

12- Trung Đô đổi là phủ Phụng Thiên, có 2 huyện.

Năm 1471, vua Chiêm Thành là Trà Toàn, đem quân đánh phá Hoá Châu. Vua Lê Thánh Tông thân chinh, tiến quân đánh tới Đồ Bàn, bắt được Trà Toàn. Tướng Chiêm là Bồ Trì chạy đến đất Phan Lung, sai sứ nạp cống và xưng thần. Thánh Tông chấp thuận và muốn làm cho nước Chiêm Thành yếu đi, nên đem chia thành 3 tiểu quốc: Chiêm Thành, Nam Hoa (nay Phú Yên) và Phan Lung (nay Phan Rang). Còn đất Đồ Bàn, Đại Chiêm và Cổ Luỹ, vua lấy để lập thêm đạo Quảng Nam, gồm có 3 phủ, 9 huyện, rồi đặt quan cai trị.

Khi đạo quân nhà vua đuổi quân Chiêm đến Thạch Bi Sơn (núi Đá Bia, Phú Yên), Ngài cho khắc bia vào hòn đá to vuông vức trên đỉnh núi cao 706m: “Dĩ nam Chiêm Thành, dĩ bắc Đại Việt” để phân định lãnh thổ Việt-Chiêm, đứng xa vài trăm dặm đều trông thấy Đá Bia rõ ràng. Nhớ công đức của Lê Thánh Tông, dân Phú Yên đã lập đền thờ Ngài ở thôn Long Uyên thuộc huyện Tuy An, Phú Yên với câu đối:

“Giang san khai thác hà niên, phụ lão tương truyền Hồng Đức sự,
Trở đậu hình hương thử địa, thanh linh trường đối Thạch Bi cao.”

Nghĩa: Khai sáng sông núi, bô lão thiết tha thời Hồng Đức,
Cung kính dâng hương, đất linh huyền diệu Đá Bia cao.

Xã hội Việt Nam vào thời Lê Thánh Tông, nhờ phép quân điền, mọi người dân dù là cùng dân đều có ruộng đất để sinh sống. Công nghệ trong nước phát đạt, nghề khắc gỗ in sách rất thịnh hành nên việc truyền bá tư tưởng học thuật được dễ dàng.

Bộ Quốc triều hình luật thời Lê Thánh Tông gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành cho quốc gia có Pháp quyền căn bản. Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật ra đời sớm trên thế giới. Bộ luật Hồng Đức dù thời phong kiến nhưng thể theo truyền thống nhân nghĩa của Đại Việt và lấy dân làm gốc. Bộ luật Hồng Đức đã được lưu truyền đến ngày nay, gồm 13 chương với nội dung căn bản là:

- Kỷ cương, phép nước giữ gìn nghiêm minh, trừ tham nhũng.

- Phát triển nông nghiệp, nông nghiệp là nền tảng kinh tế.

- Khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Bảo vệ sinh mạng và tài sản của dân, chống lạm quyền.

- Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

- Gìn giữ và khuyến khích thuần phong mỹ tục.

- Phòng thủ cương thổ, không để ngoại bang xâm bờ cõi.

Vua bảo: “Pháp luật là phép tắc chung của quốc gia, trẫm và các quan phải tuân theo, để làm gương cho bá tánh”.

Năm 1479, vua cho hoàn thành bản đồ Đại Việt đầu tiên và Đại Việt sử ký toàn thư. Thời Lê Thánh Tông, khuyến khích việc học tập, thi cử, nên có nhiều vị Tiến sĩ và Trạng nguyên đã đỗ đạt và có danh tiếng hiển hách như: Sử gia Ngô Sĩ Liên, nhà toán học Trạng lường Lương Thế Vinh là tác giả Đại thành toán pháp... Vua lập ra lệ xướng danh các Tiến sĩ và lệ vinh quy, sau khi được đỗ đạt để gây tinh thần hiếu học.


Vua lập ra hội Tao Đàn “Tao Đàn thập nhị bát tú”, vua là “Tao đàn Đô nguyên soái” với 28 vị Đại thần, trong ấy có: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận... Vua cho ấn hành Thiên nam thi tập, trong đó có thơ của Nguyễn Trãi. Vua minh oan cho Nguyễn Trãi về vụ án Lệ chi viên.

Chuyện kể rằng: Khi Lê Thánh Tông đi tuần thú đến Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam, thấy có miếu thờ Võ thị, cho gọi dân làng đến hỏi thăm, thì biết một sự oan ức vô cùng oái oăm. Võ Thị Thiết có chồng là Trương Sinh, khi bà có mang thì Trương đi lính thú ở xa. Bà sinh một trai đặt tên là Đản, Đản hỏi mẹ, cha của con đâu? Cha Đản đi lính thú ở xa, bà phải chỉ cái bóng của mình là cha của Đản. Sau đấy, Trương về nhà, Đản không chịu gọi cha, mà nói rằng: “Cha Đản tối mới đến, mẹ Đản đi đâu cha Đản theo đấy, ngồi cùng ngồi, nằm cùng nằm”. Trương cả ghen, mắng nhiếc vợ. Võ thị phân trần mãi, nhưng Trương cũng không tin, nằn nặc rằng vợ ngoại tình và đuổi đi. Võ thị không thể biện bạch được nỗi oan, đến Hoàng Giang trầm mình xuống sông quyên sinh. Lê Thánh Tông cảm khái gọi là “Tiết phụ Nam Xương” và làm một bài thơ điếu:

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai, như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dù tắt, đừng nghe trẻ
Sông nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt
Giải oan chăng lọ mấy đàng tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phụ phàng!

Bài thơ này đã khắc vào bia năm 1471, nay vẫn còn ở thôn Vũ Điện, xã Tân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Một truyền thuyết khác: Tại Thăng Long có ngôi chùa Ngọc Hồ (dựng thời nhà Lý) sau đổi thành chùa Tiên Phúc. Một hôm Lê Thánh Tông đi thăm Quốc Tử Giám xong lại viếng chùa, vừa vào cổng thì thấy một cô gái mặc áo nâu sồng, nhưng rất diễm lệ, vua lại chăm chú nhìn cô, cô gái thấy vậy ngâm:

Nơi đây mến cảnh mến người
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng trần

Ý thơ rõ ràng, cô đang nương nhờ cửa Phật, nhưng lòng còn lưu luyến hồng trần. Khi vua lên đến gác chùa, liền hỏi: “Nghe nàng ngâm thơ thanh thoát, có thể xứng hoạ với trẫm, để kỷ niệm cuộc tao phùng này chăng?”. Cô gái mỉm cười: “Xin bệ hạ lấy hai câu thơ vừa rồi làm đề”. Vua ứng khẩu:

1- Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười

2- Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người!

3- Chày kình mấy khắc tan niềm tục

4- Hồn bướm ba canh lẫn sự đời

5- Bể thẳm muôn tầm mong tát cạn

6- Sông ân ngàn trượng dễ khơi vơi

7- Nào nào cực lạc là đâu tá?!

8- Cực lạc là đây chín rõ mười

Cô gái mỉm cười: “Thơ Bệ hạ lời phong phú, sâu sắc, nhưng tiện thiếp xin phép đổi vài chữ: Hai câu 3 và 4 phải vươn lên cõi Phật, cõi Tiên huyền bí sẽ thâm thuý hơn”:

- Câu 3 xin đổi là: Gió xuân đưa kệ tan niềm tục

- Câu 4 xin đổi là: Hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời.

Và hai câu luận (5, 6), chữ “Bể thẳm, Sông ân” xin đổi lại là “Bể khổ, Nguồn ân”. Vua ngẫm nghĩ, rồi ân cần: “Văn thơ của nàng cực kỳ phong phú, mời nàng lên kiệu về cung, nếu nàng nương náu nơi cửa thiền mãi, thì đất nước bị thiệt thòi đấy!” Nàng lên kiệu, khi về đến cửa Đại Hưng. Vén rèm mời nàng xuống kiệu thì không thấy đâu nữa! Vua đang tiếc rẻ, một vị quan đến bẩm: “Chúc mừng bệ hạ đã gặp tiên”. Vua cho xây “Lầu Vọng Tiên” để ghi nhớ sự gặp gỡ Tiên.

Vua để lại nhiều tác phẩm giá trị: Hồng Đức thiện chính thư, Xuân Vân thi tập, Lê Thánh Tông thi tập...

Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Vua Lê Thánh Tông, ngài là một đấng anh quân, những việc văn trị và võ công ở nước Nam ta, không có đời nào thịnh hơn đời Hồng Đức”.

Cảm mộ: Lê Thánh Tông

Lỗi lạc minh quân Lê Thánh Tông
Văn thơ, thao lược miệt mài thông!
Rạch ròi, Hồng Đức ban công lý
Thánh thót, Tao Đàn thắm núi sông
Trường trại sửa sang, đồ sộ thấy
Nước non gìn giữ, thiết tha trông
Chan hòa thánh đức, dân yên ổn
Danh tiếng lẫy lừng khắp Á Đông!.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.