Hôm nay,  

Tôi Giải Tán Đơn Vị

24/03/201500:00:00(Xem: 6222)

Bốn mươi năm trước, kể từ ngày vùng đồi núi xứ Bamethuot "nổi cơn gió bụi" thì cả miền Nam, bước vào một khúc quanh lịch sử vô cùng đau thương ngàn đời còn ghi nhớ. Cả đất nước đắm chìm trong ly loạn, chen nhau giữa người và người. Súng đạn đầy đường, áo quần xác xơ, xe đủ thứ nằm bên lề đường bốc khói!

Từng tuyến phòng thủ bị bể, từng đoàn quân xơ xác cùng thân nhân gia đình dìu nhau rời bỏ vùng lửa đạn. Cứ thế mà chạy, cứ thế không quay đầu nhìn lại... Phía sau không có ai, không có đơn vị nào của "Địch" đuổi theo kịp đoàn người phía trước! Quân dân dìu nhau chạy vì "quân vô tướng như... rắn mất đầu". Chẳng có đơn vị nào còn cấp chỉ huy, chẳng còn ông Tướng nào ra lệnh, chẳng có ông Tá nào cầm máy bộ đàm bám theo "Chiến Sĩ"(?) Đài BBC thì tường thuật từng lúc mất nơi nầy đến nơi nọ, nhưng trên thực tế không phải thế. Vì tin thất thiệt đó, do BBC loan tải, mà đoàn người di tản từ Trung vào Nam càng nháo nhào điên loạn, từng lúc, từng nơi bỗng trở nên hỗn tạp vô cùng nguy hiểm.

Trong binh pháp, dễ nhất là tiến quân đánh địch và khó nhất là rút lui. Nhưng nếu rút lui chỉ thuần là những đơn vị quân đội thì sự thiệt hại, nếu có, cũng không đến nỗi “kinh hoàng” như “chiến thuật di tản” của VNCH khỏi Vùng I và Vùng II vào những ngày tháng 3 năm 1975! Mỗi đơn vị quân đi tản đều mang theo gia đình vợ con, của cải, những gì có thể đem theo... Cho nên, về mặt tâm lý, không có một binh sĩ nào, một sĩ quan nào còn nghĩ đến chiến đấu chống trả lại quân địch, mà chỉ lo bảo vệ lấy vợ con, gia sản đang cần sự chở che của mình. Vì thế nên cuộc di tản trở thành cuộc tháo chạy không quay đầu nhìn lại phía sau xem địch quân ra sao.

Sau khi nghe đài BBC lúc 7:30 tối ngày 30 tháng 3 năm 1975. Trong bản tin, BBC loan tải là Nha Trang đã lọt vào tay Cộng Quân. Đoàn người di tản dài thườn thượt trên quốc Lộ 1 hướng vào Nam...Tôi mặc quân phục, mang áo giáp, ăn qua loa vài chén cơm rồi xách súng đến đơn vị trực chiến. Tôi từ Pleiku mới đổi về Đặc Khu Cam Ranh chưa đầy mười ngày, đơn vị đang có bổn phận tiếp nhận "Đoàn quân" từ Quân Khu I theo các tàu chiến của Mỹ vào cảng Cam Ranh, phát gạo và thực phẩm cho họ. Những đoàn tàu vào cảng, đầy nghẹt người và người. Nhưng ít ai muốn xuống Cam Ranh tạm trú vì họ không an tâm rời những con tàu đang chở họ. Họ không biết đi đâu, về đâu, nhưng dù sao họ ngồi lì trên tàu có thể an toàn hơn là xuống Cam Ranh! Số người tạm trú ở Cam Ranh để chúng tôi phục vụ vì thế cũng không là bao, họ đang ở trong các trường học.

Xuống đến đơn vị thì chú lính gác báo cáo là đơn vị trưởng đã đi đâu từ trưa, đơn vị không có cấp chỉ huy. Tôi chạy vội vào cầm điện thoại xin gặp BCH Đặc Khu thì Tổng Đài không ai trả lời. Tôi quay qua hỏi ông Thượng Sĩ trực đơn vị về các việc trong ngày vì tôi đang công tác bên ngoài lo cho các khu tạm cư. Ông Thượng sĩ cho tôi biết từ chiều đến giờ đơn vị trưởng cũng như đơn vị phó và các sĩ quan các ban không ai có mặt, ngay lúc ấy, quân số đơn vị tại chổ còn khoảng 20 người đều là lính và Hạ Sĩ Quan. Liên lạc với Đặc Khu không được và nghe một anh Trung Sĩ nói là mấy ông Đại Tá bên Đặc Khu và các đơn vị đã di tản hết rồi.

Chân ướt chân ráo mới từ Pleiku đổi về Đại Đội CTCT Cam Ranh, Đại Đội Trưởng lúc đó là Tr/Úy Trịnh Thế Hoàng, vì tình hình lập tức phải tôi làm trưởng toán cứu trợ những người chạy từ Vùng I, trên các con tàu cập cảng Cam Ranh. Con số người chịu xuống tạm cư ở Đặc Khu rất ít, vì họ thà ngồi lì trên boong tàu, phó mặc số phận còn hơn phải vào dất liền mà không biết tương lai ra sao!Tôi vào văn phòng bối rối ngồi xuống ghế suy nghĩ. Trong tình trạng nầy thì chỉ có tôi là cấp chỉ huy có cấp bậc. Tôi ra lệnh cho Thượng Sĩ tập họp anh em trước sân cờ. Khi tôi ra đến hàng quân, Thượng Sĩ trình diện và vào hàng.

Quân Đoàn I đã thê thảm, với bao nhiêu cảnh hải hùng ở cửa Tư Hiền, Cửa Thuận An, Cảng Đà Nẵng... Thế mà Quân Đoàn II tiếp nối với Tỉnh Lộ 7 sau khi mất Banmethuot ngày 10 tháng 3 năm 1975. Quân và dân Pleiku ôm nhau chết trên con đường máu Phú Bổn. Đơn vị Đại Đội CTCT Pleiku, nơi tôi vừa giả từ, tất cả đều lọt vào tay dịch, bị bắt cùng các ban ngành Quân Đoàn II và Tiểu Khu Pleiku. Con số còn lại chạy được về Tuy Hòa...!

Tôi ngước nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ đang tung bay trên cột cờ, những vì sao đêm nhấp nháy trên cao, ngoài kia là vịnh Cam Ranh, những con tàu từ từ nhổ neo ra khỏi vịnh... Bỗng nhiên nước mắt tôi trào ra. Đứng trước hàng quân, chỉ có tôi là cấp bực sĩ quan. Làm sao bây giờ trước tình thế! Nếu chần chừ, có thể những người đang đứng trước mặt tôi sẽ mất vợ, mất con...

Đầu óc lùng bùng, nhưng rất sáng suốt, tôi hô lớn: " Nghiêm! Chào cờ, chào!” Trong đầu tôi tuôn trào những ý nghĩ không tên thật buồn, nghiêm chỉnh chào lá cờ tổ quốc lần cuối. Tôi hô khẩu lệnh: “ Phắt...thao diễn – nghĩ! Tất cả nghe đây: Trước tình thế không thể nào chần chừ, tôi, nhân danh Sĩ Quan QLVNCH, ngày hôm nay, tuyên bố giải tán đơn vị, anh em ai lo phận nấy, tôi không còn chỉ huy các anh nữa, - Nghiêm - tan hàng...!"

Cả hai hàng quân không ai nhúc nhích tan hàng theo lệnh mà người nào cũng đứng chết trân nước mắt ròng ròng. Tôi không biết phải làm thế nào nói với họ, không biết diễn tả thế nào về tình hình đất nước ngay lúc ấy. Trung Sĩ lo về xe cộ cho đơn vị lên tiếng: " Trình thẩm quyền, mình có một GMC hồi chiều chở gạo đi phát còn hai chục bao, một xe Dodge. Chúng em xin theo Thẩm Quyền chứ bây giờ không biết đi đâu". Tôi nói: " Các anh có thể về nhà lo cho vợ con gia đình, đơn vị bây giờ tôi đã giải tán và tôi sẽ chịu trách nhiệm, ra tòa án binh nếu sau nầy tình hình sáng sũa trở lại!."

Nhưng những người lính Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ thân yêu ấy vẫn không chịu ra đi, họ bám vào tôi để hy vọng vượt đoạn đường vào Sài Gòn trình diện Bộ Tổng Tham Mưu. Không còn cách nào khác, tôi ra lệnh lên xe, tôi ngồi xe Dodge và toàn thể leo lên, một số ngồi trên GMC. Mới chạy ra khỏi cổng đơn vị thì gặp một người lính, không biết ở đơn vị nào chận xe chúng tôi và thông báo rằng đường vào Phan Rang cầu bị giật mìn sập không đi được đâu. Có đề nghị rằng chúng tôi nên qua cầu Long Hồ để qua vịnh kiếm tàu xuôi Nam. Cũng người Lính ấy nói rằng cầu Long Hồ đã bị giật mìn sập rồi. Tôi và anh em chạy ra bờ vịnh kiếm ghe chài. Nhưng ghe máy không nổ vì bị khóa và hết dầu. Chúng tôi cố chèo nhưng gió từ bên kia bờ vịnh thổi ngược không có thể nào chèo. Chiếc ghe càng lúc càng trôi ngược theo bờ... Tôi nói với mọi người trên ghe: "Chúng mình không thể nào chống lại ý trời, thôi đến đây thì anh em tự lo lấy, tôi đã hết sức mình rồi..."Lúc ấy tôi nghĩ đến Khổng Minh với lời than: "Nhân định như thử như thử, Thiên lý vị nhiên vị nhiên!" Sau nầy tôi mới biết chẳng có cầu đường nào bị giật sập cả. Hóa ra chính mình bị tên VC nằm vùng chơi xỏ lá!

Tôi kể một đoạn về những ngày tháng Tư bốn mươi năm trước của bản thân tôi, để cho mọi người thấy được rằng, cuộc tháo chạy đó bắt đầu từ đâu. Những quân nhân hạ tầng của chúng ta có hèn hay không, những cấp chỉ huy ngày ấy và bây giờ có nhìn lại được hành động trốn chạy của từng người hay không? Những Binh nhì, Binh Nhất. Hạ Sĩ Quan tôi vừa kể có hèn nhát và “tháo chạy” như cấp chỉ huy hay không thì lịch sử đã qua trang và đã ghi rất rõ. Những Sĩ Quan đơn vị, kể cả Đơn Vị Trưởng của tôi ở Cam Ranh, từ đó đến bốn mươi năm sau, tôi tìm hoài cũng không biết tin tức. Không biết họ đã rời khỏi Cam Ranh như thế nào và từ ngày đó họ sống ở phương nao...!

Bốn mươi năm cho một dịp nhìn lá cờ Mỹ và lá cờ máu bắt tay! Người Việt Nam trong và ngoài nước thì đang lay hoay tìm chỗ đứng giữa những con bọ thành người đang trà trộn khắp nơi... Bốn mươi năm, có những người đang ngồi sắm cần câu dài từ Mỹ thả về Việt Nam. Cộng Đồng người Việt tị nạn nghĩ gì trước khi Đại Hội Đảng XII diễn ra và Hoa Kỳ lại muốn quay trở lại với miếng mồi đã vứt bỏ, vì chiến lược sai lầm, để VN rơi vào tay Cộng Sản và hiểm họa China với Biển Đông là “ao nhà” của chúng!

Người ta lúc nào cũng khen Hoa Kỳ là nhất, nhưng suy nghiệm về việc Mỹ bỏ Việt Nam năm 1975 để bây giờ năn nĩ ỉ ôi Cộng Sản VN xin quay trở lại... thì thật là mất mặt đàn anh! Bốn mươi năm không dài lắm với lịch sử của tổ quốc, nó không làm cho đất nước mất đi, nó không làm cho gần 100 triệu người khốn đốn lầm than lắm, nhưng nó đủ để cho toàn thể mọi người chiêm nghiệm. Nhìn lại quá khứ, nhìn lại mình, nhìn lại bạn, nhìn lại thù, nhìn lại chủ nghĩa, tại sao phải là CS tại sao phải là QG. Nghĩ cũng không phải là sớm, không phải là muộn. Nhưng có học được bài học nào từ những ngày tháng TƯ đó hay không là một chuyện khác! Chúng ta hãy nhìn lại chính mình và nhìn sang bên phải, bên trái, sau lưng, trước mặt... Để nhận diện bạn thù trong lúc này. Chỉ có tỉnh táo lắm mới có thể sống còn!

letamanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.