Hôm nay,  

Vụ Bắt Cóc 230 Nữ Sinh Làm Nô Lệ Tình Dục Gây Chấn Động Thế Giới

22/03/201500:01:00(Xem: 8733)

                            

VỤ bắt CÓC 230 nữ sinh làm nô lệ tình dục gây chấn động thế giới

             blank

                     

1* Mở bài

Cả thế giới kinh hoàng và xúc động trước vụ tấn công trường học và bắt 230 nữ sinh làm nô lệ tình dục do tổ chức khủng bố Hồi Giáo Boko Haram ở Nigeria thực hiện.

Thủ lãnh của tổ chức nầy là Abubakar Shekau cho rằng việc bắt phụ nữ ngoại đạo làm nô lệ, nô lệ tình dục và làm thê thiếp là phù hợp với luật Shariah của đạo Hồi.

“Mọi người nên nhớ rằng việc nô dịch gia đình của những kẻ ngoại đạo và lấy phụ nữ của chúng làm thê thiếp là nền tảng vững chắc của luật Hồi Giáo Shariah”.

Abubakar Shekau tuyên bố: “Tôi đã bắt cóc các nữ sinh.Tôi sẽ bán chúng ở chợ. Có một chợ bán người. Đấng Allah nói tôi nên bán. Allah chỉ thị cho tôi bán chúng. Tôi sẽ bán phụ nữ”.

Nói nhỏ mà nghe. Tránh đụng chạm. Cái đấng Allah nầy cà chớn thật sự!

Sự việc đã gây chấn động thế giới. Bắt đầu là những tiếng khóc trong đau khổ và tuyệt vọng của cha mẹ các thiếu nữ tuổi từ 15 đến 18 của trường trung học tại thị trấn Chibok.

Boko Haram là bản sao của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS) cho nên việc bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục cũng y chang như vụ bắt phụ nữ thiểu số người Kurd theo đạo Yazidi ở Iraq.

Boko Haram chủ trương tiêu diệt ảnh hưởng Tây phương mà các trường đang thực hiện, bằng cách tấn công tiêu diệt trường học, nhất là các trường có đa số người theo Thiên Chúa Giáo.

Phát ngôn viên của Đạo Hồi là Shaykh Abu Mohammed al-Adnani tuyên bố: “Chúng tôi sẽ chiếm Roma, đập nát cây thánh giá của các người, bắt phụ nữ của các người làm nô lệ, được sự cho phép của đấng chí tôn Allah”.

2* Tấn công trường học bắt cóc nữ sinh

                       

Đêm 14-4-2014 những tay súng của nhóm khủng bố, đi trên những chiếc xe đến tấn công thị trấn Chibok thuộc bang Borno, vào ký túc xá bắt đi 276 nữ sinh của trường trung học, và ngang nhiên chở đi trên những chiếc xe tải.

Ông Emmanuel Sam, một viên chức giáo dục địa phương cho biết, những tên khủng bố đông gấp 10 lần so với lực lượng quân đội được cử đến trường học để bảo vệ an ninh cho kỳ thi cuối năm.

Báo chí Nigeria cho biết đã có 2 nhân viên an ninh bị thiệt mạng, và 170 ngôi nhà bị đốt cháy trong cuộc tấn công.

Trước đó cùng ngày, nhóm nầy đã đánh bom vào thủ đô Abuja làm chết 75 người và hàng trăm người bị thương.

Ngày 8-5-2014, nhóm nầy lại tấn công bắt 8 nữ sinh ở làng Warabe, gần biên giới Cameroon, là căn cứ địa của chúng. Không chỉ bắt người mà chúng còn cướp lương thực và những thứ cần dùng khác.

Thủ lãnh Abubakar Shekau còn ngang nhiên xuất hiện trên video xác nhận họ chính là thủ phạm đã bắt cóc các nữ sinh, và cho biết là sẽ đem bán sang các nước như Cameroon, Tchad hoặc gả cho các thành viên khủng bố.

Tin tình báo Mỹ tiết lộ, các thiếu nữ bị chia ra thành từng nhóm nhỏ, chuyển đến nhiều khu vực khác nhau để tránh né sự truy lùng của quân chính phủ.

Cựu Thủ Tướng Anh, Gordon Brown, đặc phái viên LHQ phụ trách giáo dục toàn cầu, nói với đài CNN rằng việc truy tìm các nạn nhân cần phải thực hiện khẩn cấp vì các em có thể bị bán ra khỏi khu vực châu Phi.

Gia đình các nạn nhân không ngừng xuống đường tuần hành hối thúc chính quyền phải hành động khẩn cấp để cứu thoát con gái họ, nhưng sự tuyệt vọng ngày càng thể hiện rõ rệt hơn trên khuôn mặt đau khổ của những bà mẹ.

3* Cả thế giới xúc động và phẩn nộ

Hành động dã man và tàn bạo của nhóm khủng bố Hồi Giáo Boko Haram ở Nigeria đã gây xúc động và phẩn nộ trên toàn thế giới.

Hội Đồng Bảo An LHQ đã ra nghị quyết kết án tổ chức khủng bố nầy. Anh Quốc, Hoa Kỳ, Pháp và nhiều tổ chức, quốc gia khác, gởi chuyên viên và phương tiện đến Nigeria hỗ trợ việc tìm kiếm và giải thoát các nữ sinh.

3.1. Chiến dịch Bring Back Our Girls

      

      blank


Theo tờ The Mirror, Luật sư Ibrahim M. Abdullahi, người Nigeria, đã phát động chiến dịch Bring Back Our Girls (Hãy trả con gái lại cho chúng tôi) kể từ ngày 23-4-2014.

Nhiều nhà hoạt động xã hội và những nhân vật nổi tiếng hưởng ứng và tham gia thúc đẩy chiến dịch ủng hộ các nữ sinh ở khắp nơi.

Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Michelle Obama, cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, nữ minh tinh đoạt giải Oscar Anne Hathaway, Angelina Jolie, Kimberly Stewart, những tài tử điện ảnh nổi tiếng trong phim The Expendables 4 như Sylvester Stallone (Rambo), Mel Gibson, Harrison Ford, Wesley Snipes, Kelsey Grammer tích cực giơ cao tấm bản Bring Back Our Girls.

           

            blank

Ở Paris, trên thảm đỏ của Liên Hoan Phim Cannes, nữ minh tinh Salma Hayed cũng giơ cao những dòng chữ ủng hộ các nữ sinh.

Ở Pakistan, nhà hoạt động nữ quyền 14 tuổi được trao giải Nobel Hòa Bình, Malala Yousafzai cũng kêu gọi hãy trả những cô gái về cho những bà mẹ đau khổ.

Nhóm ngực trần FEMEN cũng gây chú ý bằng những chữ Bring Back Our Girls trên ngực trần của các cô.

3.2. Thành lập “Quỹ Real Men Don’t Buy Girls”

   Diễn viên điện ảnh Ashton Kutcher cùng Demi Moore, vợ cũ, dùng Quỹ DNA (Demi Moore And Ashton Foundation) “Real Men Don’t Buy Girls” (Người đàn ông chân chính không mua những cô gái phục vụ mình), để gây quỹ ủng hộ các nữ sinh.

Nhiều diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Bradley Cooper, Sean Penn và ca sĩ Justin Timberlake tích cự tham gia gây quỹ.

        

 

4* Chính quyền Nigeria thất bại trong việc giải cứu các nữ sinh

4.1. Chính phủ bất lực

        

Tổng thống Goodluck Jonathan thề sẽ mang các nữ sinh về cho gia đình nhưng chính phủ không có biện pháp mạnh mẽ nào để thực hiện lời cam kết của tổng thống. Sự bất lực của chính phủ khiến cho quần chúng vô cùng phẩn nộ.

Ngày 24-4-2014, tổng thống triệu tập các lãnh đạo an ninh và 20 thống đốc tiểu bang họp để tìm cách giải cứu các nữ sinh.

Cảnh sát treo giải thưởng 300,000 USD cho ai chỉ địa điểm giam giữ các nữ sinh.

Ba tuần lễ tìm kiếm trong tuyệt vọng đã gây phẩn nộ trong nhân dân, nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ nổ lớn ở thủ đô Abuja.

4.2. Các nữ sinh bị đem ra bán

Ngày 29-4-2014, một tờ báo Đức cho biết, trên 200 nữ sinh bị đem ra bán với giá 9 euro mỗi người, ngoài ra còn buộc phải kết hôn với các thành viên khủng bố.

Một già làng cho biết, các cô gái bị đưa tới các khu trại trong rừng rậm khét tiếng tên Sambisa. Khi bị quân chính phủ truy lùng, các cô gái bị đưa lên xe tải chở đến nhiều nơi khác nhau.

Trên đường đi đã có hơn 70 nữ sinh trốn thoát.

Trong một video ngày 1-11-2014 thủ lãnh Boko Haram tuyên bố, 219 nữ sinh bắt hồi tháng 4/2014 đã được gả chồng, và tất cả đã cải sang đạo Hồi. “Chúng tôi đã gả chồng cho họ và hiện nay họ đang sống ở nhà chồng. Các người không tin được rằng họ đã cải sang đạo Hồi rồi sao?”.

5* Các cô dâu thánh chiến

Boko Haram là bản sao của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS). Thủ lãnh NN/HG Abu Bakr-al Baghdadi đã chấp nhận lời thề trung thành của thủ lãnh Abubakar Shekau cho nên có thể xem hai tổ chức khủng bố nầy, tuy hai mà một.

Trong khi các cô gái ngoại đạo đã tìm mọi cách, từ tự tử đến chạy thục mạng để không bị NN/HG bắt làm nô lệ tình dục, thì trái lại các cô gái từ châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ bỏ học, trốn gia đình mang thân đến nạp mạng làm cô dâu thánh chiến cho tổ chức khủng bố số một nầy.

5.1. Các cô dâu thánh chiến người Úc

Ngày 6-2-2015, thông tín viên đài VOA từ Sydney (Úc) tường thuật, các bộ trưởng Úc cảnh báo, một số thiếu nữ từ 30 đến 40 người đã đến Syria và Iraq để trở thành những cô dâu thánh chiến.

Ngoại Trưởng Úc, bà Julie Bishop nói với Quốc hội, những con số nầy ngày càng gia tăng. Các thiếu nữ Úc đến Syria và Iraq để cùng chồng chiến đấu hoặc kết hôn với những tay súng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (NN/HG).

Ngoại trưởng Úc cũng cảnh báo các thiếu nữ, đa số là gốc Á Rập Hồi Giáo, rằng tổ chức NN/HG đối với phụ nữ vô cùng tàn bạo và khủng khiếp. Nếu các cô đến Trung Đông thì không phải là một chuyến phiêu lưu lãng mạn như đã quảng cáo trên internet, mà cuối cùng trở thành những nô lệ tình dục và một số trường hợp trở thành những tay đánh bom tự sát.

5.2. Không phải tử vì đạo

Ngoại Trưởng Julie Bishop nêu trường hợp của cô Amira Karroum, 22 tuổi ở Sydney, đã bỏ nhà trước Giáng Sinh, giờ đây đã thiệt mạng trong một trận khủng bố dân làng.

“Cái chết của Amira Karroum không phải là tử vì đạo mà là một sự mất mát vô nghĩa và bi thảm”.

Bà Bishop cho biết các phụ nữ đã bị thu hút bởi những tay thánh chiến, bởi người yêu lôi kéo hoặc họ đang thực sự muốn tìm một người chồng tốt và anh hùng thông qua những quảng cáo hấp dẫn trên internet.

5.3. Các phụ nữ gia nhập NN/HG có thể đối diện với chế độ tàn bạo với phụ nữ của đạo Hồi

Thủ lãnh Hồi Giáo tuyên bố: “Mọi người nên nhớ rằng việc nô dịch gia đình của những kẻ ngoại đạo và lấy phụ nữ của chúng làm thê thiếp là nền tảng vững chắc của luật Hồi Giáo Shariah”.

Hồi Giáo phát hành cuốn cẩm nang hướng dẫn việc bắt giữ, trừng phạt và hãm hiếp phụ nữ không phải là tín đồ Hồi Giáo.

Cẩm nang xác định, cưỡng hiếp một nô lệ liền ngay sau khi được quyền sở hữu cô ta, là hợp lệ và được cho phép. Luật Hồi Giáo còn cho phép cưỡng bức trẻ em chưa đến tuổi dậy thì với điều kiện được sự ưng thuận của cô ta.

5.4. Một cô dâu thánh chiến bị buộc phải ngủ mỗi tuần với người chồng khác nhau

Ngày 17-3-2015, tờ Independent (Anh) dẫn lời một cựu chiến binh NN/HG, anh Hamzai, (33 tuổi) cho biết. Các thiếu nữ đã liều mình bỏ nhà cửa, cha mẹ, quê hương đến gia nhập NN/HG, phải chịu một hoàn cảnh bi thảm, đó là mỗi tuần phải ngủ với một tay úng khác nhau.

Anh cho biết, luật Hồi Giáo không cho phép quan hệ tình dục với người không phải là vợ của mình. Luật lệ rõ ràng như thế nhưng cũng có những cái mánh ma giáo để vượt qua.

Cha nội Mohammed nầy làm ra luật thời cổ đại rất đơn sơ cho nên ngày nay bị bọn tín đồ ma giáo lách luật, qua mặt.

Đó là các tay súng thánh chiến “tạm thời cưới cô gái làm vợ”. Sau một tuần lễ thì dùng quyền sở hữu trao tặng cô ta cho bạn bè.

Trao tặng, ly hôn, làm đám cưới tạm… cứ thế diễn ra và cuối cùng các cô dâu thánh chiến trở thành những nô lệ tình dục, làm vợ tập thể.

5.5. Các cô dâu thánh chiến

Hiện nay, có hàng trăm cô gái châu Âu đến Trung Đông gia nhập NN/HG, phần lớn các cô gái đến từ Pháp vì thực dân Pháp đã chiếm các nước Bắc Phi như Ma Rốc, Algeria, Tunisia và Trung Phi…làm thuộc địa, nên đã có mâu thuẩn với Hồi Giáo địa phương.

1). Hành trình của hai cô gái Pháp

Cô Sahra (18 tuổi) và cô Nora (15 tuổi) đã rời Pháp trên đường đến Syria gia nhập “cô dâu thánh chiến”.

Những người tuyển mộ đã sắp xếp chuyến đi rất tỉ mỉ, từ việc đặt mua vé máy bay, sắp xếp ngủ qua đêm ở Paris để đáp máy bay đi Istanbul (Thổ Nhỉ Kỳ).

Gia đình các cô gái nhận ra những tài khoản tuyển mộ trên Facebook và Twitter nên biết con họ sẽ đến Trung Đông.

Gia đình Nora được nói chuyện với con qua 3 lần ngắn ngủi. Khi đến Syria, hai cô được biên chế vào lữ đoàn người nước ngoài tên Khansaa. Khi đến Syria, câu hỏi đầu tiên là có phải tín đồ Hồi Giáo không, để từ đó sắp xếp mọi việc.

Nora bị ép buộc kết hôn với một tay súng 25 tuổi. Từ đó bị kiểm soát chặt chẽ. Nora muốn về nhà. Người anh là Foad bay đến Syria nhưng tổ chức NN/HG ngăn cản và đe dọa. Không về nhà được. Vở mộng.

2). Hành trình của ba cô gái Mỹ

CIA ước tính, khoảng 2.000 người phương Tây đã tới Iraq và Syria để gia nhập IS. Trong số này có hơn 100 người đến từ Mỹ, ít nhất 500 người từ Anh và hơn 700 người đến từ Pháp

Ba thiếu nữ ở bang Colorado (Mỹ) gốc Somalia và Sudan bỏ học, trốn gia đình dự định đến Thổ Nhỉ Kỳ để qua biên giới đến Syria gia nhập thánh chiến.

Cả ba lấy trộm thông hành và 2.000 USD, bố mẹ phát hiện và báo cảnh sát. Khi quá cảnh ở Đức, họ bị các nhân viên FBI chặn lại, đưa về nhà chờ ra tòa lãnh án.

3). Câu chuyện một nữ y tá ở Colorado.

Shannon Maureen Conley, một y tá 19 tuổi dự định đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để qua Syria kết hôn với một thành viên thánh chiến mà cô đã gặp trên Internet là Yousr Mouelhi, 32 tuổi. Người này khuyến khích cô đến Syria và hứa sẽ cưới cô làm vợ.
Conley bị bắt tại phi trường quốc tế Denver khi cô sắp bước lên phi cơ với tấm vé một chiều để bay đi Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài chuyên môn của một y tá, cô còn học hỏi về chiến thuật để giúp chiến binh NN/HG.

Ra tòa, lãnh 4 năm tù giam.

        blank

 

5.6. Chế độ khống chế phụ nữ

Cách đối xử của NN/HG với phụ nữ thật là khó hiểu. Một mặt khống chế phụ nữ trong vùng chiếm đóng, mặt khác kêu gọi phụ nữ nước ngoài gia nhập thánh chiến.

Tổ chức NN/HG lập ra hai lữ đoàn phụ nữ là al-Khansaa Brigade và Umm al-Payan làm nhiệm vụ “cảnh sát đạo đức”. Phụ nữ hai lữ đoàn nầy không cầm súng ra trận nhưng làm nhiện vụ cảnh sát để giám sát chặt chẽ, buộc phụ nữ địa phương phải tuân theo những luật lệ nghiêm khắc của đạo Hồi.

Kiểm soát trang phục, khăn che mặt không được tô điểm theo thời trang. Lên án thẩm mỹ viện, cấm đeo đồ trang sức, cấm cạo lông và xỏ lỗ tai. Đi ra đường phải có một người đàn ông đi theo.

Hai lữ đoàn nầy lùng sục các nhà dân để cướp bóc và bắt buộc người phải tham gia thánh chiến.

Đối với phụ nữ, khuyến khích nên lấy chồng lúc lên 9 tuổi. Vai trò phụ nữ là ở trong nhà, làm nội trợ, đẻ con và nuôi con.

6* Hệ thống tuyên truyền hấp dẫn của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo

6.1. Lập đài truyền hình trực tuyến

Ngoài những trang mạng xã hội như facebook, twitter và các phương tiện truyền thông, tổ chức NN/HG còn lập một đài phát thanh ở thành phố Mosul chiếm được ở Iraq và ngày 24-7-2014, NN/HG đã tung ra kế hoạch thiết lập một kênh truyền hình trực tuyến phát hình mỗi tuần, do nhà báo Anh John Cantlie, bị bắc cóc năm 2012, hướng dẫn.

6.2. Nội dung tuyên truyền

Phổ biến hình ảnh của những thanh niên có vẻ đẹp trai, dáng dấp hùng dũng mình mang đầy vũ khí, đang mong chờ những cô dâu thánh chiến.

Quảng cáo những thành phố bị chiếm đóng với vũ khí hiện đại nhất của Nga và Mỹ đã cướp được ở Iraq như: hỏa tiễn đầu đạn hóa học, xe tăng T-55, T-72, súng AK-47, M-16, súng bắn tỉa, súng phóng lựu M-79, trực thăng UH-60 Black Hawk…

6.3. Ba lý do khiến phụ nữ Tây Phương gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo

Tiến sĩ Erin Saltman, nhà nghiên cứu cực đoan chính trị, ước tính cứ 10 tân binh nước ngoài của IS thì có một phụ nữ.

Bà Erin nêu 3 lý do phụ nữ tham gia IS như sau:

  1. Phụ nữ Tây Phương coi đó là một cuộc phiêu lưu thú vị hơn là một nghĩa vụ tôn giáo.
  2. Do tinh thần nhân đạo, đáp ứng lời kêu gọi thánh chiến chống lại chế độ độc tài của Bashar al-Assad ở Syria.
  3. Là yếu tố lãng mạn. Những cô bé ngây thơ tưởng rằng họ sẽ tìm được một người chồng anh hùng, đang dũng cảm chiến đấu cho lý tưởng Hồi Giáo. Ở Iraq sự bùng phát của phong trào Sunni chống lại bộ máy chính trị do người Shiite cầm quyền, đã thực hiện chính sách đàn áp hệ phái Sunni. Do đó có nhiều người ủng hộ Sunni của NN/HG.

7* Vài nét về tổ chức khủng bố Boko Haram

7.1. Cấm nền giáo dục Tây phương

Boko Haram có ý nghĩa là “Cấm nền giáo dục phương Tây”. Là một nhóm Hồi Giáo vũ trang được thành lập và hoạt động ở Nigeria. Bị coi là phiến quân vì tổ chức và hoạt động khủng bố.

Boko Haram bắt đầu nổi lên từ năm 2009, giết người rất dã man và tàn bạo. Tuyên bố thù địch với phương Tây, cho rằng giáo dục của người Tây là tội lỗi, đáng nguyền rủa cho nên tiến hành những vụ bắt cóc, giết người, đánh bom trường học.

Các thành viên của tổ chức nầy được huấn luyện rất khắc nghiệt, nhồi sọ để sẵn sàng hiến thân tiêu diệt chính quyền hiện tại để lập ra Nhà Nước Hồi Giáo ở Nigeria.

Boko Haram chủ trương tiêu diệt người Thiên Chúa Giáo ở phía Nam Nigeria. Hệ thống an ninh của chính quyền gần như bất lực trước sự lộng hành quá đáng của tổ chức khủng bố nầy.

7.2. Người lãnh tụ bí hiểm Abubakar Shekau

        blank

                          

Thủ lãnh tổ chức khủng bố nầy là Abubakar Shekau, một con người rất bí hiểm. Không ai biết anh ta bao nhiêu tuổi. Có người nói 35, có tin là 44. Theo tờ nhật báo The Washington Post thì anh ta bị quân đội khai tử hai lần (tuyên bố đã giết) nhưng lần nào tái xuất thì tàn bạo dã man hơn trước. Đã gieo rắc kinh hoàng trong dân chúng.

Lý lịch không rõ ràng. Đài BBC cho rằng hắn sinh ở nước Niger thuộc bộ tộc Kanuri, là một thị trấn gần biên giới giữa hai nước Niger và Nigeria. Hắn nói được tiếng Hausa, Á Rập và tiếng Anh.

Đã từng theo học ở Đại Học Luật và Nghiên Cứu Hồi Giáo Borno. Năm 2000, hắn gặp người sáng lập tổ chức Boko Haram là Mohammad Yusuf và làm phó tướng của tổ chức.

Abubakar Shekau tuyên bố: “Ta bắt cóc các nữ sinh trung học dạy theo kiểu phương Tây. Ta cho rằng cần phải chấm dứt lối giáo dục theo kiểu đó. Ta bắt cóc con gái của các vị để bán. Thượng đế Allah bảo ta nên bán và ra lịnh cho ta bán”.

Một tài liệu mô ta hắn như sau: “Y là một con “sói độc”, một trí thức nhưng hành động như một gã côn đồ, giết người không gớm tay”.

8* Liên minh chống khủng bố Boko Haram

8.1. Liên minh 4 quốc gia chống tổ chức khủng bố Boko Haram

Tổ chức khủng bố Hồi Giáo Boko Haram là mối đe dọa đối với các nước láng giềng có đông người Hồi Giáo. Tchad có 55% theo Hồi Giáo hệ Sunni. Niger có 90% Hồi Giáo Sunni. Vì thế một liên minh 4 nước gồm Niger, Tchad, Cameroon và Nigeria chống lại Boko Haram.

8.2. Ai tài trợ cho Boko Haram?

Trang mạng Wikileaks tiết lộ, lãnh đạo của các nước láng giềng gồm Cameroon, Tchad và Niger chi viện cho Nigeria 8,700 quân để chống lại Boko Haram. Khi biết được tin nầy, thủ lãnh Abubakar Shekau vô cùng tức giận, hắn gởi một email cho nhà báo Á Rập tên Ahmad Salkida cho biết, hắn sẽ công bố danh sách của những người đã viện trợ tài chánh cho tổ chức của hắn. Sẽ gởi danh sách đến đài truyền hình Al-Jazeera, đài CNN, cơ quan CIA, Interpol và tòa hình sự quốc tế, để thông báo cho cả thế giới biết tên những tổ chức tài trợ cho khủng bố.

Đồng thời hắn cũng cho biết, suốt 5 năm qua có những người trong chính quyền Nigeria đã âm thầm giúp đỡ hắn.

Hắn kết luận, nếu chết thì chết chùm với nhau.

9* Boko Haram lộng hành gieo rắc kinh hoàng khắp nơi

9.1. Gieo rắc kinh hoàng

Từ năm 2009 tổ chức khủng bố nầy gieo rắc kinh hoàng khắp nơi trên nước Nigeria. Chúng tấn công vào những làng mạc, thị trấn nhắm vào các trường học có đông dân theo đạo Cơ Đốc.

Bắt cóc làm con tin đòi tiền chuộc, làm điều kiện trao đổi lấy những thành viên khủng bố bị chính phủ giam giữ, nhất là bắt cóc các nữ sinh bán làm nô lệ tình dục. Hành động khủng bố khiến cho hàng trăm ngàn người Kitô giáo phải bỏ chạy sang lánh nạn ở nước láng giềng Cameroon, vì đa số người dân nước nầy theo Thiên Chúa Giáo.

9.2. Nhóm khủng bố lộng hành

Tháng 8/2011 nhóm nầy tấn công bằng xe bom vào trụ sổ LHQ ở thủ đô Abuja làm chết 20 người.

Ngày 5-5-2014, quân khủng bố tấn công vào tiểu bang Gambaru Ngala, thuộc vùng hẻo lánh gần biên giới Cameroon, phóng hỏa thiêu sống 310 thường dân vô tội.

Ngày 27-5-2014, hãng tin Reuters dẫn lời các nhân chứng và nguồn tin an ninh cho biết, nhóm khủng bố nầy đã tấn công một căn cứ quân sự và san bằng một đồn cảnh sát vào giữa ban ngày.

Một nhân chứng cho biết nhóm nầy đi trên một chiếc thiết giáp và 6 xe tải hiệu Toyota đến tấn công vào hai căn cứ nói trên, làm chết 31 cảnh sát và 17 binh lính.

Ngày 10-11-2014, các tay súng ăn mặc đồng phục học sinh tấn công vào trường trung học ở bang Yoke đã giết chết 48 người và làm bị thương 79 người, đa số là học sinh.

Ngày 12-11-2014, một phụ nữ đánh bom tự sát vào một trường cao đẳng sư phạm ở thành phố Kongtagora.

10* Các cường quốc mở rộng nổ lực chống khủng bố

10.1. 60 quốc gia liên minh chống khủng bố

Ngày 19-2-2015, đại biểu của hơn 60 quốc gia họp tại thủ đô Washington để tìm phương cách chống khủng bố, nhắm vào việc ngăn chặn việc tuyển mộ, tài trợ và ngăn chặn tuyên truyền bằng những thông điệp thù hận.

Ngoại Trưởng John Kerry cho biết: “Các khái niệm độc hại có thể phát xuất ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ những người nào, từ giáo viên, phụ huynh, bạn bè, các giáo sĩ, chính trị gia, những phụ nữ xinh đẹp trên các trang mạng hoặc ngay cả trong nhà tù”.

Hoa Kỳ ước tính có hơn 20,000 chiến binh nước ngoài đã tham gia tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria. Có ít nhất là 3,400 người đến từ Tây phương.

10.2. Những cái nôi nuôi dưỡng bất ổn

Tổng thống Obama nói: “Nơi không có trật tự, không có con đường tiến thân, nơi không có cơ hội nhận sự giáo dục, nơi không có cách nào để nuôi gia đình, không có lối thoát ra khỏi bất công và tham nhũng, đó là nơi nuôi dưỡng bất ổn và mất trật tự, khiến cho cộng đồng đó chín muồi cho việc tuyển mộ của bọn cực đoan. Tóm lại, khi người dân cảm thấy bất công và tham nhũng đã làm cho họ không còn cơ hội để cải thiện đời sống. Thế giới phải mang lại cho tuổi trẻ hôm nay những điều gì tốt đẹp hơn”.

Tòa Bạch Ốc cho hay, các nhà lãnh đạo tôn giáo giữ vai trò chủ chốt trong việc chống bạo động cực đoan.

Tham nhũng, bất công và nghèo đói là cái nôi phát sinh ra khủng bố như vậy trên thế giới hiện nay có nhiều cái nôi sinh ra khủng bố hơn là những cái nôi nuôi dưỡng con người, bởi vì tham nhũng, bất công và nghèo đói còn tràn lan, nhất là ở châu Phi.

Chống cực đoan, khủng bố còn lâu mới xong.

11* Điểm mặt 10 nhóm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới

Ngày 23-1-2015, tờ Straits Times công bố danh sách 10 nhóm khủng bố nguy hiểm nhất suốt những năm vừa qua.

  1. 1.     Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS)

Thủ lãnh là Abu Bakr al-Baghdadi. Thế giới coi tổ chức IS nầy nguy hiểm nhất vì nó mang tính tổ chức cao. Có nguồn thu khá vững chắc do những hoạt động bán dầu mỏ, bắt cóc tống tiền, thu thuế và buôn lậu. Được xem là giàu nhất trong những nhóm khủng bố.

  1. 2.     Al - Qaeda.

Thủ lãnh Osama bin-Laden thành lập năm 1988. Bin-Laden bị Mỹ tiêu diệt ngày

1-5-2011. Người thừa kế là Ayman al-Zawahiri. Al-Qaeda đáng ngại vì có nhiều chi nhánh trên thế giới.

  1. 3.     Al-Qaeda ở bán đảo Á Rập

Thành lập năm 2006 là một chi nhánh nguy hiểm nhất trong al-Qaeda. Hai anh em tấn công tòa báo Charlie Hebdo (Pháp) thuộc nhóm nầy.

  1. 4.     Taliban

Thành lập năm 1994 tại Afghanistan, do Mullah Mohammed Omar lãnh đạo. Năm 2001 bị Mỹ triệt hạ. Sau khi Mỷ rút ra khỏi Afghanistan tổ chức nầy nổi lên trở lại chiếm giữ chính quyền.

  1. 5.     Pakistan Taliban

Thực hiện vụ thảm sát vào trường quân sự khiến cho 148 người thiệt mạng gây chấn động cuối năm 2014.

Tổ chức nầy nhiều lần mưu sát hụt người trẻ nhất thế giới được trao giải Nobel Hòa Bình, là cô Malala Yousafzai (14 tuổi).

  1. 6.     Al-Nusra Front

Còn gọi là al-Qaeda tại Syria, tuyên bố thành lập năm 2012.

  1. 7.     Boko Haram

Boko Haram có ý nghĩa là “Giáo dục Tây phương là tội lỗi” nên chủ trương tấn công các trường học, bắt nữ sinh bán làm nô lệ tình dục. Thủ lãnh là Abubakar Shekau.

  1. 8.     Jemaah Islamiyah (JI)

Là chi nhánh al-Qaeda ở Đông Nam Á (Indonesia). Thành lập năm 1990. Gây vụ đánh bom ở Bali năm 2002 làm thiệt mạng 202 người.

  1. 9.     Abu Sayyaf

Là bang nhóm tội phạm ở Philippines.

  1. 10.                        Lashkar-e-Taiba

Tại Pakistan. Tổ chức nầy đánh bom trạm xe điện ngầm Mumbai (Ấn Độ) hồi năm 2008 làm chết 166 người.

12* Hai nước Nigeria và Niger khác nhau.

Mới nghe tưởng chừng như chỉ một quốc gia mà có hai tên, tiếng Anh là Nigeria và tiếng Pháp là Niger, nhưng thật ra là hai nước khác nhau.

12.1. Nước Nigeria

          

Tên đầy đủ là Cộng Hòa Liên Bang Nigeria (Federal Republic of Nigeria), nằm ở phía Tây châu Phi. Là nước đông dân nhất châu Phi: 170,123,140 người (2012).

Diện tích: 923,768km2. Thủ đô: Abuja. Tổng thống Goodluck Jonathan.

Ngôn ngữ chính là Tiếng Anh. GDP đầu người: 2,722USD (2013). (VN:3,549.95USD)

Tôn giáo: Hồi Giáo hệ Sunni: 50.4% dân số ở các tiểu bang phía Bắc. Ki Tô Giáo: 40.3% ở phía Nam. Hồi Giáo chủ trương tiêu diệt Thiên Chúa Giáo, đó là mâu thuẩn gây xung đột ở Nigeria.

12.2. Nước Niger

Tên chính tức là Cộng Hòa Niger (République du Niger). Bắc giáp Algeria và Libya. Đông giáp Tchad. Tây giáp Mali và Burkina Faso. Nam giáp Nigeria.

Diện tích: 1,270,000km2. Dân số: 15,000,000.Thủ đô: Mamey. Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp. Tổng thống là Mamadou Tanja. GDP đầu người: 872USD (2005). Tôn giáo: Đạo Hồi hệ phái Sunni chiếm 90% dân số.

12.3. Nước Cameroon

Diện tích: 475, 440km2. Dân số: 21 triệu người. Thủ đô: Yaoundé. Ngôn ngữ: Pháp và Anh. Tôn giáo: Cơ Đốc Giáo. Hồi Giáo Sunni chiếm 24% dân số.

12.4. Nước Tchad hay Chad

Diện tích: 1,284,000km2. Dân số: 10,329,208 (2009). Thủ đô: N’Djamena. Ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Á Rập. GDP/đầu người: 1,865USD. Tôn giáo: Hồi Giáo 55%, Cơ Đốc Giáo 22% dân số.

13* Kết luận

Boko Haram đứng hàng thứ 7 trong 10 nhóm khủng bố quốc tế. Tầm hoạt động chỉ mạnh ở những khu vực xa xôi hẻo lánh phía Bắc.

Nguồn tài chánh rất yếu cho nên rất khó thiết lập một Nhà Nước Hồi Giáo được.

Chính phủ Nigeria quản lý các mỏ dầu ở phía Nam, khu vực đông người Thiên Chúa Giáo nên Boko Haram khó hoạt động được ở phía Nam. Ba nước láng giềng của Nigeria là Niger (phía Bắc), Tchad và Cameroon ở phía Bắc và Đông hợp tác lại chống khủng bố thì càng làm cho tổ chức nầy khó phát triển được.

Chỉ còn đánh bom khủng bố ở các nơi đông người như chợ búa, nhà thờ và những nơi công cộng khác.

Khủng bố tồn tại được là do căn bịnh trầm kha của châu Phi: độc tài và tham nhũng.

Trúc Giang MN

Minnesota ngày 21-3-2015

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
Sau tang lễ của Tổng thống Gerald Ford, Quốc hội mới của Hoa Kỳ bị quăng lên đùi một miếng thịt không ai muốn nhá. Thịt của súc vật được sản sinh theo lối sao bản vô tính hay nhân bản vô sinh
Là một thanh niên Việt Nam có tư tưởng dân chủ, lớn lên trong thời đại dân chủ, tôi rất vui mừng khi thấy sự xuất hiện của đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính và giáo sư Trần Khuê lãnh đạo
Thấm thoắt mới đây mà chúng ta xây dựng Tượng Đài được bốn năm. Tượng Đài là một biểu tượng
Chúng ta đang ở vào những ngày cuối năm, và chờ đợi nhiều hy vọng tốt đẹp cho năm 2007. Đối với các nền kinh tế Á châu, viễn ảnh kinh tế trong năm 2007 sẽ ra sao" Diễn đàn Kinh tế sẽ làm
Tháng 12 năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã huy động khá nhiều địa phương tổ chức kỷ niệm cái gọi là ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp xảy ra cách này
Polska ơi! Polska ơi! Polska ơi! bất khuất!* Cảm xúc nào hâm nóng trái tim tôi Chúng ta từng sống và từng chết Ngoài chiến trường và trong ngục tù Giữa trại tập trung cuối trời hoang đảo
Trong vòng ba tuần nữa, Việt Nam sẽ chính thức và toàn diện bước vào sân chơi toàn cầu hoá khi trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và vừa đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ
Trong lúc chúng ta đang tưng bừng chờ đón một mùa Giáng Sinh an lành, một năm mới hạnh phút dưới mái ấm gia đình thì có biết bao chiến sĩ đã và đang hy sinh
Trước, trong và sau Đại Hội, phong trào đòi tự do, dân chủ khởi sắc. Nó nhanh chóng làm rung động những người ít quan tâm đến chính trị, nó lại lôi kéo thêm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.