Hôm nay,  

Tại sao Mỹ nên bỏ ASEAN qua một bên trong vấn đề Biển Đông

13/03/201500:01:00(Xem: 5217)

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG

Bản tin số 61— Ngày 13 tháng 03 năm 2015 

 

Tại sao Mỹ nên bỏ ASEAN qua một bên trong vấn đề Biển Đông

 

The Heritage Foundation

Tác giả: Walter Lohman

Người dịch: Trần Văn Minh

Ngày 13-03-2015

Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ vào cuối tháng Hai, Chủ tịch mới của ủy ban, ông John McCain đã hỏi Giám đốc tình báo James Clapper về những gì ông gọi là các hình ảnh vệ tinh "đầy kịch tính" phô bày công trình xây dựng của Trung Cộng tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông. Ông Clapper, trong khi đáp lại, thừa nhận có vấn đề về việc Trung Cộng "tích cực" theo đuổi các "đòi hỏi chủ quyền quá đáng". Ông cũng mô tả mối quan ngại trong khu vực là một "điều tốt bởi vì, cuối cùng, các nước trong khu vực chỉ có thể có sức mạnh nếu họ hành động tập thể".

Ông Clapper chỉ phản ảnh sự khôn ngoan thông thường của một vài năm trở lại đây. Phần lớn Washington, bao gồm các viên chức chủ chốt trong chính quyền Obama, đã ủng hộ phương cách tiếp cận ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Biển Đông dựa vào các tiến trình khu vực. Đây không phải là không hợp lý. Lý tưởng nhất, khu vực Đông Nam Á sẽ "hành động chung" để giới hạn tranh chấp, và Mỹ có thể nhảy vào ở phía sau để phụ giúp.

Vấn đề là phương tiện truyền thống của Đông Nam Á cho hành động tập thể, là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã chứng tỏ không thích hợp cho việc tìm kiếm một giải pháp. Những hình ảnh về sự bồi đắp đảo đầy tham vọng của Trung Cộng - và các dấu chỉ về ý hướng sử dụng bạo lực của Trung Cộng để xác định tuyên bố chủ quyền - chỉ là những bằng chứng gần đây nhất.

Tới lúc để nghĩ lại

 

Đây là thời điểm cho Washington đi tìm hướng đi mới để giải quyết vấn đề. Hoa Kỳ có các lợi ích quan trọng đang bị đe dọa, bao gồm sự đi lại của hải quân qua các tuyến đường biển cần thiết để gìn giữ hòa bình ở eo biển Đài Loan và Đông Bắc Á Châu; sự giao thông an toàn, lâu dài, không bị ngăn trở của thương mại đường biển; và an ninh của Philippines, một đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Tổ chức ASEAN cũng quan tâm đến những điều này. Tuy nhiên sự thống nhất của tổ chức lại là ưu tiên cao hơn. Đến mức mà những chuyện liên quan tới lợi ích của Mỹ - là điều thách thức khái niệm về quyền hạn trong vùng biển quốc tế của Trung Cộng, chẳng hạn - đe dọa sự thống nhất của ASEAN, ASEAN lùi vào thế bất động. Kết quả là, sự chia rẽ của ASEAN đã dẫn đến nhiều thập niên ngoại giao thất bại trong vùng Biển Đông.

Năm 1992, các ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu thành lập một “quy tắc hành xử quốc tế ở Biển Đông." Hai mươi năm sau, các cuộc đàm phán của họ với Trung Cộng dẫn đến không phải một quy tắc ràng buộc, nhưng một "tuyên bố ứng xử". ASEAN đã đánh mất mục tiêu. Họ đã bỏ lỡ cơ hội một lần nữa vào năm 2011, khi chín năm hội họp sản xuất ra một bộ các chỉ dẫn mỏng manh với 274 chữ để thực hiện bản tuyên bố - một lần nữa, không phải là một quy tắc.

Rằng tất cả các hoạt động ngoại giao của ASEAN trong những năm qua là "chuyển động mà không có động tác" đã được chứng thực tại sự sụp đổ thượng tầng về đề tài tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Campuchia vào năm 2012. Tượng trưng cho những khó khăn khi làm việc với ASEAN, sự thất bại năm đó của ASEAN trong việc đưa ra một tuyên bố chung tổng kết các cuộc họp mùa hè của các ngoại trưởng, tranh tiếng với một câu chuyện từ thời điểm. Chuyện này xoay quanh cuộc ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia lúc đó là Marty Natalegawa, người sửa chữa các thiệt hại. Ông đã làm như vậy, không phải bằng cách giải quyết hiệu quả các tranh chấp, nhưng bằng cách đạt được sự đồng ý của các ngoại trưởng đối với một tuyên bố vô hại về lập trường trước thời kỳ bế tắc - bao gồm thêm một điều khoản nữa trong "việc kết thúc sớm một bộ quy tắc ứng xử khu vực ở Biển Đông".

Sau đó, vào tháng Chín năm 2013, ASEAN hoan nghênh những gì họ nêu rõ là "tham vấn chính thức đầu tiên" với Trung Cộng về quy tắc ứng xử - như là hơn 20 năm thảo luận trước đây phải là cái gì khác hơn là tham vấn chính thức. Trong thực tế, hai loại "tham vấn" có trước bước đột phá được dự trù này nhiều năm. Tháng Mười năm ngoái, một cuộc họp trong tiến trình này đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng "tiến trình tham vấn giữa ASEAN và Trung Cộng cũng quan trọng như bản chất [của] chính COC (Quy tắc ứng xử)".

Sự chia rẽ trong ASEAN không chỉ là giữa bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và bên không có tuyên bố. Trong cả hai phe đều có các thành viên kỳ cựu, như Singapore, Indonesia và Malaysia, là những nước quan ngại về khả năng tồn tại lâu dài của ASEAN hơn tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng. Ngoài ra còn có một nhóm các thành viên mới hơn, như Campuchia, có một sự hiểu biết rất nông cạn về giá trị chiến lược của ASEAN, là nước đang cố gắng để vượt lên trên lợi ích tài chính trực tiếp. Các thành viên cũng chia rẽ trong nội bộ.

Việt Nam liên tục thay đổi giữa đối đầu với Trung Cộng trong các tuyên bố chủ quyền và ve vãn Trung Cộng. Ngay cả ở Philippines, là nước có động thái đối đầu nhiều nhất trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chính sách đối ngoại tôn trọng sâu sắc đối với sứ mệnh lịch sử của ASEAN trong việc bảo đảm quyền tự chủ của khu vực.

Sự hỗn hợp lợi ích này tạo ra một sự đồng thuận thiên về tiến trình hơn là kết quả. Thật vậy, đối với các thành viên thâm niên hơn như Thái Lan, là nước tổ chức các cuộc đàm phán tháng mười, tiến trình là kết quả, bởi vì họ - cũng như Trung Cộng – thấy việc kéo dài vấn đề ra vô thời hạn là một kết quả chấp nhận được. Đó không phải là một kết quả chấp nhận được đối với Hoa Kỳ.

Những bước kế tiếp

 

Vậy cần phải làm gì?

Đầu tiên, Mỹ đừng hy vọng vào vai trò trung tâm của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề. Tổng thống Mỹ và các thành viên nội các của ông nên tiếp tục tham dự các cuộc họp của ASEAN và đưa ra vấn đề Biển Đông khi thấy phù hợp. Nhưng sự tham dự vào các cuộc họp này nên được xem như là một phương thức dự phòng, trong trường hợp ASEAN bất thường ra tay hành động mà không có sự can dự của Mỹ, chứ không phải là một tiền đề ngoại giao cần thiết cho hành động hiệu quả.

Thứ nhì, các tranh chấp nên được "quốc tế hóa". Có nghĩa là, trọng điểm của hoạt động ngoại giao nên được dời ra khỏi khu vực Đông Nam Á và mối quan hệ của ASEAN với Trung Cộng. Như đã xảy ra với cuộc chiến ở Campuchia năm 1978-1991, và một lần nữa với cuộc khủng hoảng Đông Timor vào năm 1999, chỉ có sự tham gia mạnh mẽ của các cường quốc bên ngoài ASEAN mới có thể cung cấp trọng lượng cần thiết để thay đổi các tính toán của các nước trong cuộc. Trong trường hợp của Biển Đông, Mỹ và các đối tác quan trọng nên bắt đầu một hội nghị quốc tế bao gồm Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, chủ tịch của ASEAN (hiện tại là Malaysia), và các bên trong tranh chấp lãnh thổ . Có thể là, như đã xảy ra với việc quốc tế hóa xung đột Campuchia trước đó, một số nước có thể chọn không tham gia. Không cần phải có tất cả trong số họ để hội nghị có thể tạo nên đòn bẩy hiệu quả.

Thứ ba, Mỹ nên xem xét thay đổi vị trí không can dự của mình trong tranh chấp lãnh thổ. Mỹ từ lâu đã cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không nằm trong điều khoản của hiệp ước an ninh với Philippines. Mỹ có thể chuyển sang lập trường tương tự như hiệp ước liên quan đến Nhật Bản và quần đảo Senkaku: Đối với các mục đích của hiệp ước an ninh, Mỹ có thể thừa nhận các thực thể biển trong vùng Biển Đông đang do Philippines chiếm đóng như "nằm dưới thẩm quyền của mình" (lời lẽ từ hiệp ước 1951) và do đó được bảo vệ. Hành động làm rõ thẩm quyền như vậy sẽ được kèm theo với tất cả các phản đối pháp lý liên quan đến tham vấn và quy trình lập pháp áp dụng cho hiệp ước một cách tổng quát và phòng ngừa Mỹ bị lôi kéo vào cuộc xung đột ngoài ý muốn.

Mỹ có thể cung cấp sự bảo đảm tương tự cho Đài Loan - phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý, trong mọi mặt – dưới Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Như với quần đảo Senkaku, Mỹ không cần phải thể hiện lập trường trong phán quyết cuối cùng về chủ quyền ở cả hai trường hợp này, nhường lại vấn đề đó cho ngoại giao trong tương lai.

Thứ tư, Hoa Kỳ có thể tham khảo với Philippines và Đài Loan về triển vọng giúp củng cố các thực thể biển, hoặc lãnh thổ trong khu vực tranh chấp mà họ hiện đang nắm giữ.

Như đã được thảo luận trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện, việc bồi đắp đảo và xây dựng của Trung Cộng ở Biển Đông rất xa bờ biển của họ thực sự là "nghiêm trọng". Sự kiện này nên là động lực để đẩy Mỹ ra khỏi cách tiếp cận ngoại giao lấy ASEAN làm trung tâm để giải quyết vấn đề. Quyền lợi của Mỹ quá lớn không thể để lệ thuộc vào một ASEAN chia rẽ và không hiệu quả để cung cấp bất kỳ nền tảng quản lý hòa bình, hiệu quả nào.

Về tác giả: Walter Lohman là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Á Châu của Heritage Foundation.
.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu thì ơn gọi linh mục và tu sĩ ở Trung Cộng đang tăng tiến, bất chấp việc tuyền truyền chủ nghĩa cộng sản vô thần
Mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn kéo dài ba tháng, bắt đầu từ 21 Tháng 9 đến 21 Tháng 12. Mỗi năm cứ sau Halloween
Có một số độc giả nêu thắc mắc về một bản tin trên Việt Báo nói rằng Giáo Hội PGVNTN đã "tan vỡ," và cho rằng chữ này không chính xác.
Một tuần vận động thành công và nhu cầu cần thiết: Dịch các lá thư CS “chửi” Hoa Kỳ, để nộp cho QH, BNG và Hội đồng An Ninh Quốc Gia
Theo nhận xét từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Institute of Directors, một tổ chức qui tụ các công ty thương mại của người Anh
Tôi tên là Nguyễn Phương Anh , giới tính : Nam, ngày  sinh : 11/9/1972 , số giấy chứng minh nhân dân : 011537150 , ngày  cấp 13/10/2004 do công an Hà nội cấp
Kỳ nhông (hay cắc kè giông, caméléon) là một loại bò sát có đặc tính đổi màu da (các lớp vảy) tùy môi trường: giữa đám lá nó biến thành sắc xanh
Còn đúng một năm nữa, Hoa Kỳ sẽ có tổng tuyển cử để dân chúng bầu lên các cấp lãnh đạo của chính quyền liên bang và tiểu bang
Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuật lại chuyến viếng thăm của phái đoàn Hoa Kỳ USCIRF... Đó là bản tường trình của nữ sĩ Ỷ Lan
Báo sự thật, số 120, ngày 15-10-1949 có đăng bài viết của Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước Dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.