Hôm nay,  

Bóng bay, gió ơi. Nguyễn Thị Khánh Minh

26/02/201514:06:00(Xem: 4489)
Bóng bay, gió ơi. Nguyễn Thị Khánh Minh

Tô Đăng Khoa
 
Phần 1.   Tính Hội Tụ của “Một Tản Văn Dị Thường”
“Bóng bay, gió ơi” là tác phẩm thứ chín của Nguyễn Thị Khánh Minh (NTKM) phát hành đầu năm 2015.   Đó là tập tản văn mà Phan Tấn Hải gọi là “một tản văn dị thường” trong lời bạt cuối sách. Theo chổ tôi hiểu, sự “dị thường” đó chính là tác dụng của ngôn ngữ NTKM lên tâm thức của người đọc. 

Thành công NTKM trước hết về mặt mỹ học là cách chọn chữ rất chuẩn xác để lột tả những nét riêng và chung của những cảm xúc phổ quát, thuần khiết, tiềm ẩn trong các mối liên hệ  linh thiêng huyền nhiệm giữa người-với-người và người-với-thiên-nhiên.  Các tản văn được viết ra đều đẹp như thơ, thâm trầm, nhẹ nhàng, và bay bổng như là “bóng bay, gió ơi.”   Nhưng ở tầng sâu hơn, sự phối hợp tài tình của những con chữ trong tản văn NTKM đã thành tựu một sự kiện “dị thường”: nó truyền tải những ký ức (rất riêng tư) của NTKM thẳng đến tầng sâu vô thức của người đọc.  Tại đó, chúng đánh thức những ký ức rất xưa cũ trong lòng ta, những ký ức mà tưởng chừng đã vĩnh viễn bị chôn vùi trong những bôi xóa của thời gian trong suốt một đời lang bạt.  

Phút này đây, trong tâm thức của người đọc, một tác dụng “dị thường” xảy ra: biên giới của thời gian, không gian bị xóa nhòa.  Ký ức ngủ quên bấy lâu được đánh thức bởi ngôn ngữ NTKM sẽ tái hiện thành cái-đang-là của thực tại ngay trong tâm thức người đọc. 
Phút này đây, thực và mộng đan lẫn vào nhau, ký ức riêng lẽ của tác giả và đọc giả sẽ hòa tan trong phối cảnh ngôn ngữ NTKM để trở thành một “ký-ức-chung.”  Nói cách khác, ngôn ngữ NTKM sẽ đánh thức các ký ức trầm ẩn rất sâu tiềm thức của chúng ta và đưa nó về, tái hiện ngay trên hiện tại để cùng với tác giả chiêm nghiệm lại tất cả “cảm xúc phổ quát” của những mối liên kết huyền nhiệm giữa một “thực-tại-người” với “những-cái-còn-lại” của vũ trụ bao la. 

Thành quả đáng kể nhất của các “tản văn dị thường” chính là sự hình thành, và sự gìn giử lại một “ký-ức-chung”  giữa tác giả và những đọc giả có thái độ trân trọng thích đáng đối với giá trị của ngôn ngữ.  Chính cái “ký-ức-chung” này sẽ trở thành mối liên kết huyền nhiệm khác mang ý nghĩa hội tụ.  Nó thiết lập ra “ngôi-nhà-chung” và cho phép chúng ta an trú trước cơn “bão cát sa mạc” của thời gian.   Nó cho phép chúng ta chỉ trong một-niệm, nhắm mắt lại, khép lại hai hàng mi là có thể kinh nghiệm trở lại  “niềm hạnh phúc có một “nhà quê” để gậm nhấm lúc chia xa…”.   

Sự “dị thường” của việc nhận ra “ngôi nhà chung” này là: Ngay cả ý nghĩa của cái chết, mà bản chất chỉ là một sự chia xa, cũng không làm chúng ta nao lòng được nữa.  Vì lẽ? Vì chính ta đã biết được “lối về” của ngôi nhà chung đó, và ta cũng “biết như thật” thế nào là “niềm hạnh phúc có một nhà quê.”
 
Vì thế, tuy hình thức của bút pháp là tản văn, hiểu theo ý nghĩa phân kỳ, lang bạt; nhưng nội dung của các “tản văn dị thường” này của NTKM lại mang ý nghĩa của hội tụ.  Đó là “sự hội tụ” của một “nhà quê chung” không có phân biệt sắc tộc , biên giới, giới tính, hay tôn giáo.
Sự hội tụ” này được thành tựu không phải qua các khẩu hiệu ồn ào kêu gào đoàn kết, không qua các cuộc cách mạng đẫm máu, không qua lý luận suy diễn của chủ nghĩa duy lý, duy vật; mà qua của những “cảm xúc chân thật vàng ròng” của các mối liên hệ linh thiêng, huyền nhiệm giữa người-với-người và người-với-thiên-nhiên.

Một tản văn nhưng lại có tác dụng hội tụ rất thần diệu như thế thì thật đáng để được gọi là “một tản văn dị thường!”  Một cách nào đó, với ngôn ngữ tuyệt mỹ và chuẩn xác của mình,  NTKM đã làm cho tái hiện lại trọn vẹn ký ức riêng/chung cho cả chính mình và độc giả với tất cả chi tiết và sự tinh tế đến độ kinh ngạc.

Giờ đây xin bạn hãy thử thả lỏng chính mình và làm y theo lời hướng dẩn cụ thể của tác giả để thử kinh nghiệm ký ức chung đó, tức là bạn hãy khoan thai làm theo đúng trình tự các thao tác chuẩn bị như sau:
 (1) Theo cảm xúc mà đi. 
(2) Nhắm mắt lại.
(3) Phút này đây.   

Và sau đó hãy buông, phó thác cho ngôn ngữ NTKM làm công việc “dị thường” của nó:

“Theo Cảm Xúc Mà Đi”:
“…Nhắm mắt lại. Phút này đây.
… như nghe được hương trâm trâm bên vệ đường rầy xe lửa về quê nội, ai biết được mầu lấm tấm ngũ sắc kia đã cấy trong tôi mùi quyến luyến quê nhà đến vậy. Hễ chìm vào là nghe tiếng xe lửa xập xình, ánh nhìn cô gái nhỏ chạy lùi theo những hình ảnh vụt qua, bụi cây, ngọn núi, chiếc cầu nhỏ, những ô lúa xanh và con mương ốm chạy ngoằn ngoèo theo bờ ruộng. Lại như nghe được cả mùi thơm của đất bùn, đất ải quyện lẫn mùi phân trâu bò, mùi rơm rạ trong nắng trưa. Nếu không có một tuổi thơ gắn bó với mùi hương ấy thì chắc tôi không thể nào cảm được trọn vẹn cái êm ả, bình yên, mộc mạc của một làng quê, không chia được với ai kia nỗi nhớ nhà, không xẻ được với ai kia niềm hạnh phúc có một “nhà quê” để gậm nhấm lúc chia xa…
…và mêng mang hồ sen của một ngôi chùa sư nữ ở cạnh nhà thời thơ ấu, chắp cho tâm linh ta đôi cánh… có phải không trong tiếng tập vần hai chữ nhân ái thấm đẫm hương tinh khiết của cánh sen hồng, và tiếng chuông chùa đi chậm?
… và phổ độ hơn hết trên đời, “ba ơi mẹ ơi!” tiếng gọi đánh thức từng tế bào nhỏ trong thân thể ta, xao xuyến những dòng li ti màu đỏ đang chở nhịp sống.  Mỗi bước ta đi là say mê theo mùi hương núm ruột đã một lần cắt lìa khỏi ta trong giây phút nhiệm mầu của khai sinh, “con ơi!” tiếng oa oa cột ta một kiếp người, lặn lội trôi theo…
… có phải hương một lời gọi ủ từ đóa hoa tiền kiếp, tới giờ long lanh nở đá vàng, cùng nhau nắng sớm mưa khuya, “mình ơi!”…
…tiếng hòa âm trong phút giây gọi “bạn ơi!” này bàn tay nắm lại cùng nhau. Ngọn lửa nhóm sáng một vòng quay quần, mỗi lúc chúng ta lại chụm thêm mỗi nụ cười, hương bầu bạn cho ngắn lại đêm thâu đường dài bạn hỡi...
 
Sau mổi tiếng gọi nhau: “ba ơi!, mẹ ơi!, con ơi!, mình ơi!, bạn ơi! bạn hỡi!”, chúng ta như được kinh nghiệm trở lại, ngay trong phút này đây, những “cảm xúc vàng ròng” phổ quát nhất của những sợi dây huyền nhiệm và thiêng liêng kết nối chúng ta với toàn thể sự sống. 
Đó là những tản văn tuyệt mỹ, nó lãng đãng như những “ký ức của bóng.”  Nó bay bay trong gió (ôi “bóng bay gió ơi!”)  trong tiềm thức của ký ức chung/riêng không có thời gian. Tác dụng dị thường của nó là: “chắp cho tâm linh ta đôi cánh… trong tiếng tập vần hai chữ nhân ái thấm đẫm hương tinh khiết của cánh sen hồng”. Chúng ta có nghe được gì không, trong âm vang của “tiếng chuông chùa đi chậm?”
Đọc những tản văn trên tôi chợt có một ý nghĩ:  Ước gì tản văn NTKM được đưa vào các bài tập đọc vở lòng của các em học sinh.  Cũng như tôi đã từng học thuộc lòng bài tập đọc “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.  Tôi ước ao các em học sinh của các thế hệ mai sau sẽ biết cách gìn giữ các “ký-ức-chung” hay là “ngôi-nhà-chung” của những cảm xúc phổ quát về các mối liên kết rất huyền nhiệm của nhà quê, của ngôi chùa làng, của cha mẹ, của gia đình, của bạn bè đã được NTKM tái hiện trong những “tản văn dị thường” này.

Tôi cam đoan chắc chắn ràng những tản văn của NTKM nếu được dịch sang các thứ tiếng khác, thì “cảm xúc vàng ròng” đó vẩn không hề thuyên giảm hay mai một. Vì nó là cảm xúc chung mà con người ai ai cũng có.  Ai sống  trên đời này mà không có một quê hương? Không có một người cha, người mẹ, bạn bè, người thân?

Giờ đây giữa những xiêu đổ hoang vu của nền văn minh hậu hiện đại, chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ, và giúp cho các hế hệ mai sau của con cháu chúng ta gìn giữ “ngôi nhà chung” cùng với “ký ức chung” đó:
Căn nhà chung” đó phải chăng là “cái-quý-giá-nhất” trên thế gian này? Nó quý giá đến nổi Bùi Giáng phải lặn lội trong sanh tử luân hồi từ ngàn xưa trở lại chỉ để trao tận tay cho chúng ta, phó thác cho chúng ta cùng nhau gìn giữ nó? Như là gìn giữ một “bảo bối” giữa sức tàn phá khôn kham của hư vô:
“Đời xiêu đổ từ ngàn xưa anh trở lại
Giữa hư vô, em giữ nhé chừng này”
 -Bùi Giáng
 
Ôi! Nhà Quê chung!  Xin em hãy giữ nhé: chừng này!
 

.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.