Hôm nay,  

Cơn Điên Bãi San Hô: Tại Sao Trung Cộng Ráo Riết Xây Dựng Ở Biển Đông?

25/02/201500:00:00(Xem: 5136)

Trần Văn Minh
(Tác giả: Keith Johnson; Foreign Policy)

Các công trình xây dựng chóng mặt trên các đảo san hô tranh chấp làm cho các nước láng giềng của Trung Cộng - và Hoa Kỳ - lo lắng về những gì Bắc Kinh đang âm mưu tại điểm nóng biển này của thế giới.

Hoạt động xây dựng rầm rộ của Trung Cộng trên một loạt các rạn san hô tranh cãi ở Biển Đông đã gióng lên hồi chuông báo động khắp Thái Bình Dương và ở Washington, tạo nên lo ngại rằng Bắc Kinh đang cắm cọc thép xuống đất để hỗ trợ cho các tuyên bố gây tranh cãi của họ về một vùng rộng lớn của một trong các thủy lộ trọng yếu của thế giới.

Kể từ mùa hè năm ngoái, Trung Cộng hối hả biến đổi các rạn san hô ngập nước cách xa bờ biển của họ hàng trăm dặm thành các hòn đảo nhân tạo. Tàu nạo vét đã hút cát để tạo ra đất liền mà trước đó chưa từng có, và Trung Cộng đang xây dựng các công trình mới trên các hòn đảo này, trong đó có lẽ bao gồm phi đạo, doanh trại quân sự, và các trạm ra đa.

Trong những tháng gần đây, Trung Cộng gia tăng tốc độ xây dựng trên khoảng nửa tá các rạn san hô ở Biển Đông, theo các hình ảnh do thám mới do Asia Maritime Transparency Initiative công bố, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Các hoạt động xây cất chỉ là chương mới nhất trong một cuộc xung đột Biển Đông kéo dài đã đẩy Trung Cộng vào cuộc đối đầu với hầu hết các nước láng giềng biển và đã đưa tới xung đột với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sự lấn chiếm của Trung Cộng dường như được thiết kế để củng cố tuyên bố của Bắc Kinh đối với vùng biển giàu tài nguyên – là vùng tràn ngập cá và có thể có trữ lượng dồi dào dầu hỏa và khí đốt - và tăng cường khả năng của Trung Cộng trong việc khai triển sức mạnh quân sự trong khu vực từng do Hoa Kỳ và các đồng minh thống trị.

Trung Cộng trên danh nghĩa đã tuyên bố chủ quyền Biển Đông từ thời kỳ kết thúc cuộc nội chiến vào cuối thập niên 1940 - dựa trên một bản đồ do đối thủ Quốc Dân Đảng của cộng sản vẽ ra - nhưng Bắc Kinh [bắt đầu] gia tăng nỗ lực để có thể hoàn toàn kiểm soát [Biển Đông] trong vài năm qua dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Các hành động hiếu chiến, chẳng hạn như đưa một giàn khoan dầu và hàng loạt các tàu hộ tống tới vùng biển Việt Nam vào năm ngoái, tạo nên cuộc rượt đuổi mèo vờn chuột kéo dài nhiều tháng. Các tàu sắt Trung Cộng thường xuyên đụng độ với tàu đánh cá từ các nước khác.

Và hiện nay sự điên cuồng xây dựng trên đá san hô làm cho các nước láng giềng của Trung Cộng lo lắng, bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, và Việt Nam. Một phát ngôn viên ngoại giao Philippines tuần này cho biết đất nước ông “thực sự quan tâm” về các hoạt động của Trung Cộng.

Vấn đề được đặt ra là phải chăng Trung Cộng có chủ quyền, như họ tuyên bố, đối với gần như toàn bộ Biển Đông, và liệu việc xây dựng điên cuồng trên những thực thể biển đang tranh chấp sẽ kết thúc với việc thay đổi luật pháp và thay đổi bộ mặt địa chính trị của một khu vực mong manh. Manila đã kiện Trung Cộng ra trước tòa án quốc tế về một số rạn san hô tranh chấp, nhưng Bắc Kinh không những từ chối tham gia mà còn cố gắng đe dọa các nước láng giềng với cần cẩu và tàu hút cát. Trung Cộng đã từ chối không cho đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự tại cuộc họp sắp tới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

"Nếu Trung Cộng thực sự có khả năng xây dựng phi trường và các công trình khác trên các hòn đảo được tạo dựng hoàn toàn mới, họ sẽ có thể đóng sắt thép đằng sau các tuyên bố lãnh thổ của họ", James Holmes, một giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ (US Naval War College) nói.

blank
TQ xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Công cuộc xây dựng trên đá san hô đã được một số người ở Washington và Tokyo cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ có thể khai triển lực lượng không quân và hải quân ngay giữa một tuyến đường hàng hải quan trọng với giao thông thương mại trị giá khoảng 5 ngàn tỷ một năm.

Các viên chức Mỹ đang ngày càng tập trung vào mối đe dọa tiềm tàng từ sự hiện diện lén lút của Trung Cộng trong khu vực. Sĩ quan hàng đầu của Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong tuần này rằng ông đang xem xét đặt các tàu chiến Mỹ ở Úc, ngoài một số chiến hạm mới dự kiến sẽ được điều động tới Singapore bắt đầu vào năm 2017.

Công cuộc xây dựng trên đá san hô của Trung Cộng đang "dấy lên lo lắng lớn hơn trong khu vực về ý định của Trung Cộng, giữa sự lo ngại rằng họ có thể quân sự hóa các tiền đồn trên các thực thể đất tranh chấp ở Biển Đông", một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, người từ chối được nêu tên, cho biết trong khi nói vấn đề này. Bộ Ngoại giao đã thúc giục Trung Cộng và các nước láng giềng "tránh các hành động gây mất ổn định".

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thúc đẩy nước ông từ bỏ chủ nghĩa hòa bình được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai của họ và chấp thuận một vai trò can thiệp quân sự nhiều hơn, phần lớn là do sự xâm lăng biển của Trung Cộng khắp vùng Tây Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng này, Nhật Bản cho biết họ đang xem xét mở rộng tuần tra tới vùng Biển Đông.

Và điều đó nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của trò hề trên biển của Trung Cộng: Họ đang làm các nước khắp Á Châu khó chịu, các nước trong nhiều năm qua đã trôi dần về với quỹ đạo của Bắc Kinh, nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Cộng.

Ngoài việc Nhật Bản gia tăng sức mạnh quân sự, Philippines, Malaysia và Việt Nam tất cả đang gia tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là vào các tàu hải quân để chống lại hạm đội ngày càng lớn của Trung Cộng. Xưởng đóng tàu của Indonesia lần đầu tiên chuẩn bị một đơn đặt hàng mới cho một khách hàng ngoại quốc, là hải quân Philippines. Úc đang thắt chặt quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và Nhật Bản và bổ sung thêm tàu ngầm mới và hàng không mẫu hạm loại nhỏ cho hạm đội của họ. Các nhà phân tích an ninh bây giờ nói về sự cần thiết đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản, cụ thể, trong việc gia tăng kiểm soát quân sự trên các đảo ngoài khơi bờ biển của Trung Cộng để kiềm chế các mối đe dọa.

Như thế, tại sao Trung Cộng làm điều đó? Những cố gắng của Trung Cộng để biến đảo san hô thành căn cứ hải quân và phi đạo có thể giúp họ đe dọa các nước láng giềng bằng cách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho lực lượng tuần duyên và các tàu sắt khác hoạt động xa bờ, M. Taylor Fravel cho biết, một chuyên gia về chính sách hàng hải của Trung Cộng tại Học viện Công Nghệ Massachusetts. Điều đó có thể thiết lập bối cảnh cho một sự lặp lại cuộc chiến súng nước vào mùa hè năm ngoái giữa tàu Trung Cộng và Việt Nam chung quanh giàn khoan gây tranh cãi. Thậm chí có vẻ dễ xảy ra hơn sau khi Trung Cộng cho biết trong tháng này rằng họ đã có một khám phá với "khối lượng lớn" khí đốt tự nhiên tại vùng Biển Đông.

Nhưng cuộc xây cất điên cuồng có lẽ sẽ không mang lại hệ quả an ninh rộng lớn hơn, chẳng hạn như những những gì họ sẽ gặt hái được trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông với việc xây dựng một vùng nhận diện phòng không (ADIZ).

"Các tiền đồn này không thể mang lại cho Trung Cộng đầy đủ phương tiện để lập nên một ADIZ trong vùng", Fravel cho biết, do các hệ thống ra đa thấp và thiếu vắng những phi đạo lân cận. Những gì họ có thể làm là cung cấp cho đối thủ của họ một bia nhắm cố định nếu có chuyện sai lầm to lớn xảy ra. "Về mặt quân sự, các tiền đồn này dễ dàng bị tổn thất trong cuộc tấn công, vì chúng tiêu biểu cho các mục tiêu cố định không có khả năng phòng thủ đầy đủ", Fravel nói.

Cũng không thể rằng biến đổi một thực thể đất ngập nước thành một hộp cát nhân tạo sẽ thay đổi bất cứ điều gì từ quan điểm pháp lý; hầu hết các học giả luật pháp quốc tế đều đồng ý rằng việc chuyển đổi các thực thể thiên nhiên không ban cho chúng thuộc tính pháp lý mới. Đây là điều quan trọng bởi vì rạn san hô và đá ngầm không trao cho các chủ sở hữu nhiều lợi ích lãnh thổ như các hòn đảo thực thụ.

Dù các hoạt động xây cất có củng cố lập luận pháp lý của Trung Cộng hay không, họ thực sự đã tạo ra một thực tế gai mắt trên thực địa, ngay cả khi Washington tiếp tục thúc đẩy một giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp biển và các bên tranh chấp như Philippines đang chờ đợi tòa án phân xử.

"Nếu các quốc gia này không thể bảo vệ thành công yêu sách lãnh thổ của mình, họ sẽ làm gì?" Holmes hỏi. "Và nếu họ không thể làm gì, qua thời gian, các sự kiện thực tế trên mặt đất sẽ đông cứng lại thành tập quán quốc tế, và thậm chí có thể nhập vào luật pháp quốc tế. Và điều đó sẽ rất hợp lòng Bắc Kinh".

Nguồn: Foreign Policy (20/2/2015)

http://chongtaudvietcong.com/2015/02/24/con-dien-bai-san-ho-tai-sao-trung-cong-rao-riet-xay-dung-o-bien-dong/#more-583

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG -Bản tin số 57— Ngày 23 tháng 02 năm 2015

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.