Hôm nay,  

Ngày xuân thử bàn bạc văn thơ kỳ diệu ra sao?

23/02/201510:17:00(Xem: 3954)
Ngày xuân thử bàn bạc văn thơ kỳ diệu ra sao?

Nguyễn Lộc Yên

(Lời tâm tình: Xin lỗi Độc giả, trong dịp tết nên tạm thời ngưng “Trang Sử Việt” đã đăng hằng tuần vào thứ Ba và thứ Sáu. Hôm nay còn trong không khí vui xuân, người viết xin gởi đến Độc giả bài “Ngày xuân thử bàn bạc văn thơ kỳ diệu ra sao?!”, và sẽ đăng tiếp tục “Trang Sử Việt” kỳ tới.
NLY)
________________
Ngày xuân thử bàn bạc văn thơ kỳ diệu ra sao?!
Khi cảm tác một bài thơ là một hình ảnh nghệ thuật dùng từ khéo léo, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, rồi chọn lọc sắp xếp làm sao tạo cho người đọc, người nghe cảm nhận được bài thơ hay câu thơ được hàm súc và sâu sắc là thơ hay. Luận ngữ đã viết “Một lời nói có thể thịnh nước, một lời nói có thể mất nước” (Nhất ngôn nhi khả dĩ hưng bang, nhất ngôn nhi khả dĩ táng bang); huống hồ một câu hoặc một bài thơ nếu được sáng tác bởi một thi nhân tên tuổi, có khi ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thi nhân hay xã hội và quốc gia. Nhân ngày “Xuân Ất Mùi”, tôi xin được nêu một số bài thơ hoặc câu thơ đã ảnh hưởng rất lớn đến tác giả hay quốc gia. Thơ có khi đã/sẽ đưa đến cho chính tác giả được vinh quang hay bị hiểm nguy. Sau đây là những bài thơ hoặc câu thơ tiêu biểu đã ảnh hưởng rất lớn mà người đời thường nhắc nhở:
        
1- Bài thơ: “Nam quốc sơn hà” luôn là niềm hãnh diện của Việt tộc.
Năm 1076, tướng Tống là Quách Quỳ và Triệu Tiết đem quân đánh nước ta, khi giặc tiến đến sông Như Nguyệt (Sông Cầu, Bắc Ninh), Đại Nguyên soái Lý Thường Kiệt (1019-1105) đem quân đánh đuổi và giết cả ngàn quân giặc. Nhưng chúng ỷ đông và rất hung hãn. Lý Thường Kiệt (nhiều tài liệu nói ông là tác giả bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”) cho người vào đền thờ Trương Hát (có tài liệu nói Trương Hát hiển linh và đọc bài thơ này giúp Đại Việt) đọc bài thơ vang dội như giọng thần linh. Hào khí 4 câu thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, đã trang trải tình tự quốc gia dân tộc, ảnh hưởng đến sự hưng vong của đất nước. Bài thơ đã khích lệ tinh thần tướng sĩ Đại Việt phấn chấn để đánh tan tác quân Tống xâm lược nước ta. Vì vậy, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta.
Nguyên văn bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Nghĩa là:
Phương Nam là đất của vua Nam
Trời định rõ ràng, sách đã ban
Nếu giặc hung hăng sang xâm lấn
Lẹ làng đánh đuổi, chốc tiêu tan
2- May mắn gặp một câu thơ mà Hồ Quý Ly được làm Phò mã.
Hồ Quý Ly (1336-1407) quê Thanh Hóa, lúc còn cơ hàn theo cha nuôi là Lê Huấn, đi buôn bán đường biển; tình cờ gặp được câu thơ trên bãi cát: “Quảng Hàn cung lý nhất chi mai”, ông học thuộc lòng. Khi được làm quan cho nhà Trần, nghe vua Trần ra câu đối:
“Thanh thử điện tiền thiên thụ quế ”.
Các quan đang suy nghĩ, thì ông đáp câu thơ còn nhớ ở bãi cát:
“Quảng Hàn cung lý nhất chi mai”
Nghĩa Nôm của 2 câu thơ là:
“Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế.
Quảng Hàn cung nọ một cành mai”.
Hai câu thơ đối rất chỉnh, vua Trần có Công chúa tên Nhất Chi Mai (Huy Ninh), ở trong cung gọi là cung Quảng Hàn do vua cho xây dựng. Vua hỏi Hồ Quý Ly làm sao biết công chúa. Quý Ly thưa: “Tình cờ học được câu thơ trên bãi cát”, chứ không biết Công chúa. Vua cho là nhân duyên tiền định nên gả Công chúa cho Hồ Quý Ly. Từ đấy, Hồ Quý Ly trở thành phò mã và được thăng quan tiến chức rất nhanh. Hồ Quý Ly dần dà mắm trọn quyền hành và sau này soán ngôi nhà Trần, lên ngôi lập ra nhà Hồ. Phải chăng Hồ Quý Ly chỉ thuộc một câu thơ mà được làm phò mã, sau đấy làm vua?!.
3- Nguyễn Văn Thành và con là Phò mã Thuyên bị xử tội chết vì một bài thơ.
Nguyễn Văn Thành (1758-1817) đã phò Nguyễn Ánh. Năm 1801, giữ chức Bình tây Đại tướng quân tước quận công. Năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được Bắc Hà, phong ông làm Tổng trấn Bắc thành. Năm 1810, triều đình triệu ông về kinh, phong chức Tổng tài lo biên soạn bộ Hoàng Việt Luật Lệ, hoàn tất và ban hành năm 1812. Sau đấy, ông biên soạn Quốc Triều Thực Lục. Hai quyển này là công trình văn hóa quan trọng của triều Nguyễn.
Năm 1815, con trai lớn của ông là Nguyễn Văn Thuyên là phò mã của vua Gia Long. Thuyên vô tình, trong một bài thơ chỉ có 2 câu thơ, đã gây ra một vụ án nghiêm trọng, đưa đến cái chết Thuyên và liên luỵ cả phụ thân. Phò mã Thuyên mến mộ văn chương uyên bác của Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận ở Thanh Hóa. Thuyên đã làm một bài thơ gởi hai thi sĩ này. Bài thơ nguyên văn như sau:
Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt
Hư hoài trắc tịch dục cầu ty
Vô tâm cửu bảo Kinh Sơn phác
Thiện tướng phương tri ký Bắc kỳ
U cốc hữu hương thiên lý viễn,
Cao cương minh phượng cửu thiên tri
Thử hồi nhược đắc sơn trung tể
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky 
   
Nghĩa Nôm:
Ái Châu nghe nói lắm người hay
Ao ước cầu hiền đã bấy nay
Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn đó
Ngựa kỳ Ký Bắc biết lâu thay
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm
Tiếng phượng gò cao suốt chín mây
Sơn tể phen này mong gặp gỡ
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này
  
Phò mã Thuyên nhờ Nguyễn Trương Hiệu chuyển bài thơ giùm, Hiệu lại đem bài thơ đi báo cho người có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành là Lê Văn Duyệt. Các quan có tị hiềm với Nguyễn Văn Thành, đã dựa vào 2 câu kết của bài thơ, thêu dệt thành ý phản loạn là muốn truất ngôi vua. Nguyễn Văn Thành kêu oan không được vua Gia Long cứu xét. Ông bị buộc phải uống thuốc độc chết trong ngục, Nguyễn Văn Thuyên bị xử chém. Bỡi 2 câu thơ:
Thử hồi nhược đắc sơn trung tể
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky.”
Chỉ 2 câu thơ, một Quận công và một Phò mã bị xử tử!.
4- Tào Thực nhờ tài làm thơ nhanh nhẹn và sâu sắc mà thoát chết.
Tào Thực (?-232) là con của Tào Tháo, vào cuối thời nhà Hán. Tào Tháo vừa chết, Tào Phi lên làm Ngụy Vương. Tào Phi nghi ngờ Tào Thực sẽ cướp ngôi Ngụy vương của mình, còn ganh tỵ tài năng thi phú Tào Thực nổi tiếng ở Kiến An. Mưu sĩ Hoa Hâm hiến kế cho Tào Phi: “Ai cũng bảo Tử Kiến (Tào Thực) xuất khẩu thành chương, Nguỵ Vương cho Tử Kiến vào thử tài xem sao; nếu không xuất khẩu thành thơ thì giết đi, nếu có tài thì giáng xuống, để che miệng thế gian”.
Khi Tào Thực vừa đến, Tào Phi bảo: “Tao với mày là anh em, mày hay khoe khoan thi tài. Tao lệnh cho mày đi 100 bước phải làm xong một bài thơ, nếu không làm được sẽ trị tội”. Tào Thực hỏi: “Xin cho đề”. Tào Phi thấy bức tranh thuỷ mạc trên tường, có hình 2 con trâu chọi nhau, liền bảo: “vịnh bức tranh ấy, không được phạm các chữ: 2 con trâu chọi, 1 con sa xuống hố chết”. Thực bước xong 100 bước, thì ngâm:
 Nguyên văn:
Lưỡng nhục tề đạo hành            
Đầu thượng đái hành cốt           
Hành chí trường thổ gian           
Duật khởi tương đường đột
Nhị dịch bất câu cương              
Nhất nhục ngoạ thổ quật          
Phi thị lực bất như  
Thịnh ý bất đắc tiết
  Nghĩa là:                   
Đôi vật đi cùng đường
Trên đầu có khúc xương
Gặp nhau tựa sườn núi
Hung hăng mở chiến trường
Đôi bên đua sức mạnh
Một vật lăng xuống mương
Nào phải lực nó kém
Chẳng qua sự chẳng tường
Tào Phi nghe xong lại nói: “Đi 100 bước, xét thấy còn chậm, Tao lệnh cho mày đi 7 bước phải làm xong một bài thơ, nếu không làm được sẽ chém đầu”, nên bài thơ này gọi là “Thất Bộ Thi”. Tào Thực hỏi: “Xin cho đề”. Tào Phi bảo: “Tao với mày là anh em lấy đấy làm đề, nhưng cấm dùng chữ anh em”. Tào Thực đi được 7 bước, thì ngâm:
 Nguyên văn:
Chử đậu nhiên đậu ky                
Đậu tại phủ trung khấp              
Bản tự đồng căn sinh   
Tương tiễn hà thái cấp
   Nghĩa là:
Nấu đậu dùng củi đậu
Đậu ở trong nồi khóc
Vốn sinh cùng một gốc
Sao nỡ đốt thiêu nhau.
Tào Phi nghe xong sa nước mắt, giáng Tào Thực làm An Hương Hầu. Như vậy, Tào Thực nhờ tài làm thơ nhanh nhẹn và sâu sắc mà thoát chết và còn giữ được tước Hầu.
5- Một bài thơ Tô Thức, mà Trần phu nhân mang tiếng “Sư tử Hà Đông!”.
Tô Thức (1035-1101) là một thi nhân nổi tiếng của nước Tàu vào thời nhà Tống. Một hôm Tô Thức đến Kỳ Đình thăm bạn là Trần Tháo. Bà vợ Trần Tháo thường nói chuyện to tiếng, Tô Thức nhân đó làm một bài thơ trêu chọc bạn, nguyên văn bài thơ:
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc địa tâm mang nhiên
Nghĩa là:
Long Khâu cư sĩ, thấy mà thương
Đàm đạo thức đêm, ấy chuyện thường
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Đánh rơi cây gậy, thật không tường!
Tô Thức ỷ lại chỗ bạn bè thân thiết, làm thơ đùa cợt không có ý chê trách Trần phu nhân. Nhưng do thi sĩ khéo tả hình tượng Trần Tháo quá sinh động, vô tình mà Trần phu nhân vĩnh viễn mang tiếng là người vợ chanh chua, đanh đá. Từ tích này, người đàn bà đanh đá gọi là “Sư tử Hà Đông”.
               
Trên đây là những bài thơ/câu thơ tiêu biểu đã ảnh hưởng rất lớn đến tác giả hay quốc gia. Nhung khuôn khổ bài viết có hạn, còn những bài thơ của các nhân vật khác cũng ảnh hưởng đến tác giả hay quốc gia rất lớn, người viết xin nêu 2 trường hợp nữa thôi:
6- Giáp Hải đấu với quan Tàu bằng thơ:
Giáp Hải (1515-1585) hiệu Tiết Trai, quê Bắc Giang, còn gọi là Trạng Kế, vào thời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), làm quan đến Thượng thư Bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Năm 1540, nhà Minh lấy cớ phạt nhà Mạc cướp ngôi vua Lê, để xâm lược nước ta, cử Đô đốc Cừu Loan và Tán lý Mao Bá Ôn chuẩn bị ra quân. Khi Mao Bá Ôn gặp Trạng Kế Giáp Hải (có mặt Mạc Đăng Dung), tại Ải Nam Quan để trao đổi văn thơ mà dò xét thái độ và thực lực. Thủ tục đặc biệt này, khi xưa giữa hai nước Việt và Hoa thăm dò để xem nên chiến hay hòa. Mao Bá Ôn làm bài xướng “Vịnh Cánh Bèo”, bằng thể thơ thất ngôn bát cú:
Tùy điền trục thủy mạo ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu bản căn không hữu cán
Cảm sinh chi tiết cảm sinh tâm
Đồ trừ tự xứ minh tri tán
Đản thức phù thì ná thức trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo qui hồ hải tiện nan tầm.
Nghĩa là:
Ruộng nước bập bềnh nhỏ tợ kim
Nơi đây yếu ớt, mới nằm im
Không cành, cằn cỗi còn không gốc
Có rễ khẳng khiu, lại có tim
Chẳng biết rã rời, còn kết hợp
Không hay trôi giạt, đến khi chìm
Giữa trời giông bão thân bì bõm
Đưa đẩy ra khơi, hết cách tìm.
Bài họa Giáp Hải:
Cẩm lân mật mật bất dung châm
Đối diệp liên căn bất kế thâm
Thượng dữ bạch vân tranh thủy diện
Khẳng giao hồng nhật chiếu ba tâm
Thiên tùng lãng đả thanh nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.

Nghĩa của bài họa:

Khắng khít gấm nhung khó lọt kim

Lá chùm, rễ bám, chẳng nằm im

Chắn che mây bạc, long lanh nước

Ngăn cách ánh hồng, cứng cỏi tim

Sóng nọ dập dồn, không sợ đắm

Gió kia xào xạc, chẳng lo chìm

Ít nhiều rồng đợi chờ bên dưới

Lã Vọng buông câu, hết cách tìm


Ý thơ trong câu kết của Giáp Hải muốn nói người Đại Việt như rồng đang ẩn mình, dù Lã Vọng (Khương Tử Nha) của Tàu các người muốn câu cũng không dễ dàng được.

Mao không ngờ Giáp Hải của Đại Việt, lại tranh luận văn thơ ẩn chứa khí thế hùng hồn. Với hùng khí đó, đã làm cho quân Tàu lo ngại mà chịu bãi binh.

7- Nhờ bài thơ liên ngâm giữa Nguyễn Hoàng và Đào Duy Từ mà Đàng Trong bền vững:

Đào Duy Từ (1572-1634) hiệu Lộc Khê, quê Thanh Hoá. Cha là Đào Tá Hán sống bằng nghề xướng ca. Thời vua Lê chúa Trịnh, cấm con kép hát thi cử, vì cho rằng "xướng ca vô loài". Bài thi của Duy Từ khi chấm được đỗ Á nguyên, nhưng lại đánh rớt. Đoan quận công Nguyễn Hoàng, nhân dịp ra Bắc chầu vua Lê, đến viếng Nguyễn Hữu Liêu, Liêu là quan chấm thi bèn kể về Đào Duy Từ và lấy bài vở của Duy Từ ra cho Nguyễn Hoàng xem. Đọc xong bài, Nguyễn Hoàng biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho Đàng Trong, âm thầm đến gặp Đào Duy Từ an ủi, giúp tiền bạc và mời Duy Từ vào Nam giúp mình. Nguyễn Hoàng thấy trên tường có treo bức tranh Lưu Bị đến Long Trung cầu Gia Cát Lượng, Nguyễn Hoàng ứng 2 câu thơ, cho một bài thơ liên ngâm.

Nguyễn Hoàng:
Vó ngựa sườn non đá chập chùng


Cầu hiền lặn lội biết bao công

Duy Từ (đáp):
Đem câu phò Hán ra dò ý


Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng

Nguyễn Hoàng:
Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở

Biên thùy vạch sẵn một dòng sông

Duy Từ (đóng):
Ví chăng không có lời Nguyên Trực


Thì biết đâu mà đón Ngọa Long.


Nguyễn Hoàng và Đào Duy Từ rất mến mộ nhau nhưng ở đất Bắc, Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ về Nam, đành từ biệt mà lòng luyến tiếc. Năm 1627 (Ất Dậu), Duy Từ lặng lẽ rời Bắc Hà lặn lội vào Nam. Sau đấy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên xem bài "Ngọa long cương" của Duy Từ và biết Duy Từ đã từng làm thơ liên ngâm với Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng là thân phụ chúa Nguyễn Phúc Nguyên). Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) mời Duy Từ giữ chức Nội Tán, cùng bàn bạc việc quân cơ và chính sự. Từ đấy, Đàng Trong trở nên hùng mạnh. Năm 1631, Đào Duy Từ trình chúa Nguyễn, xin đắp một lũy dài 18 km, ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Khi luỹ này xây dựng xong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặt tên là "Lũy Thầy" để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ như bậc thầy của vua chúa và để nhớ ơn thân phụ đã tìm nhân tài như Khổng Minh để giúp mình.


Những bài thơ có liên hệ đến các nhân vật lịch sử Việt Nam ở trên, đã/đang/sẽ lần lượt đăng ở Việt Báo Online trong "Trang Sử Việt" vào thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần, nếu quí độc giả muốn xem đầy đủ chi tiết từng nhân vật, có thể xem "Trang Sử Việt" ở Việt Báo online.


Nguyễn Lộc Yên



.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.