Hôm nay,  

Ngày Xuân Bàn Bạc Về Câu Đối

21/02/201500:00:00(Xem: 4245)
Câu đối là một thể văn biền ngẫu gồm có hai vế, mỗi vế có số lượng từ bằng nhau và đối nhau, về: nghĩa, tự loại, âm điệu... dùng để biểu lộ tình cảm, tư tưởng trong cuộc sống hoặc dùng để thử thách trí thông minh. Trong 2 vế câu đối, phải đối với nhau tuyệt đối cân xứng về: Đối âm là trắc (T) đối với bằng (B). Đối tự loại là danh tự đối với danh tự, tĩnh từ đối với tĩnh từ... Đối ý là đối về ý nghĩa của hai vế. Câu đối nếu do một người làm ra cả hai vế, sẽ gọi là vế trên và vế dưới. Một vế (câu) do một người xướng ra gọi là vế ra và vế (câu) kia do người khác đối lại gọi là vế đối.

Nếu câu đối dùng mỗi vế 5 chữ thì có thể dùng cặp thực hay cặp luận trong thơ ngũ ngôn, nếu mỗi vế 7 chữ thì có thể dùng cặp thực hay cặp luận trong thơ thất ngôn. Ví dụ dùng 2 câu trong thơ thất ngôn của người Việt ở Mỹ mà tâm tư còn tha thiết cố hương và nòi giống cách xa nửa quả địa cầu:

Nửa vòng trái đất, tình không cạn
Một bọc đồng bào, nghĩa chẳng vơi

Nếu mỗi vế 9 chữ, 11 chữ hay dài hơn, có thể dùng theo thể “Phú”. Tuy nhiên, câu đối ở bất cứ thể loại nào, hai vế vẫn đối nhau tuyệt đối, nếu dùng theo thể “Phú” gồm có:

- Mỗi vế là một câu dài (mỗi câu khoảng 9 đến 12 chữ), gọi là song quan (hai cái cửa).

- Mỗi vế có hai câu ở vế trên đối với hai câu ở vế dưới, gọi là cách cú (cách một câu mới đối).

- Ba bốn câu kết thành một vế trên, đối với ba bốn câu ở vế dưới, gọi là hạc tất (đầu gối con hạc).

Chữ cuối của vế ra thường là âm trắc (T) và chữ cuối của vế đối thường là âm bằng (B). Khi treo liễn đối, người đứng nhìn (mặt đối diện 2 câu liễn), thì chữ cuối câu đối ở phía tay trái người nhìn thường là âm trắc (T) và phía bên tay phải thường là âm bằng (B).

I- Những câu đối tiêu biểu giữa người Việt và Tàu:

1- Vào thời nhà Trần vào năm 1308, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tàu. Khi sứ đoàn Mạc Đĩnh Chi đến cửa khẩu bị trễ giờ, quan Tàu giữ ải bảo phải chờ sáng hôm sau mới được qua. Thấy sứ bộ ta cứ biện bạch, quan giữ ải bảo đối được câu đối thì được qua ải ngay, liền ra đề: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”. Nghĩa là: “Tới cửa ải trễ, cửa ải đóng, mời khách qua đường cứ qua”. Một vế ra hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ qua. Dù khó là vậy, nhưng Mạc Đĩnh Chi vẫn nhanh nhẹn đối lại: “Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”. Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, rất chỉnh với vế ra. Quan giữ ải nghe xong, rất phục tài của ông, liền mở cửa ải để sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.

Mới đến Tàu, Trạng cỡi lừa ngắm cảnh kinh thành, vô tình đầu lừa chạm phải đuôi ngựa một quan Tàu đang cỡi phía trước, quan Tàu bực mình và xem thường ông, liền ra câu đối: “Xúc ngã kỵ mã, Đông di chí nhân dã, Tây di chí nhân dã?”. Nghĩa là: “Chạm ngựa ta đang cỡi, là rợ phương Đông, hay rợ phương Tây”, câu này lấy ở sách Mạnh Tử, dùng chữ Đông di để chỉ kẻ mọi rợ. Trạng cảm thấy bị xúc phạm trắng trợn, nên nghĩ phải dằn mặt bọn quan lại Tàu, liền đối lại: “Át dư thừa dư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư?” Nghĩa là: “Ngăn lừa ta cỡi, hỏi người phương Nam mạnh, hay người phương Bắc mạnh”. Quan Tàu vừa phục vừa tức, vì Trạng lấy chữ Nam phương trong sách Trung Dung, lời lẽ hào hùng, có ý bảo rằng chưa chắc người phương Bắc mạnh hơn người phương Nam.

Khi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến triều đình nhà Nguyên thì vua Nguyên hách dịch ra câu đối: “Nhật hỏa vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố”. (Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy mặt trăng). Vua Nguyên tự ví mình là mặt trời, Đại Việt là mặt trăng. Trạng thản nhiên đối lại: “Nguyệt cung, tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô”. (Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời). vua Tàu bị thẹn nhưng gắng gượng giữ ung dung để tỏ ra độ lượng.

Sau đấy, các quan Tàu thấy vua Tàu bị thẹn, muốn làm mất mặt Trạng để rửa nhục, nghĩ ra cách phải nhạo giọng nói của người Đại Việt, may ra mới thắng. Họ ra câu đối: “Điểu tập chi đầu đàm Lỗ luận: Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri!”.

Nghĩa là: “Chim đậu đầu cành, đọc sách Lỗ Luận, biết thì bảo là biết, chẳng biết bảo chẳng biết, đó là biết đó”.

Quan Trạng cảm thấy bị xúc phạm đến danh dự nòi giống, bọn quan Tàu chơi âm tri tri, để chỉ tiếng nói của ta ríu rít như chim. Nên Trạng thẳng thừng đối lại:

“Oa minh trì thượng độc Châu thư: Lạc dữ tiểu lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc?”.

Nghĩa là: “Chẫu chuộc trên ao đọc sách Châu Thư, cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn”.

Trạng đã dùng âm lạc nhạc, để nhạo lại người Tàu, có giọng nói ồm ộp như chẫu chuộc, các quan Tàu vừa thẹn thùng vừa phục tài của Trạng.

Gặp lúc Công chúa của Tàu mất, họ mời Trạng đọc một bài văn tế, các quan Tàu lại chơi hiểm, đưa giấy cho Trạng có 4 chữ “nhất” là 4 chữ “một”. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi không lúng túng mà ung dung đọc:

Nguyên văn:

Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Giao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa
tàn, nguyệt khuyết!

Nghĩa là:

Trời xanh một đám mây.
Lò hồng một giọt tuyết.
Vườn thượng uyển một cành hoa.
Cung quảng hàn một vần nguyệt.

Than ôi! Mây tán, tuyết tiêu, hoa tàn, trăng khuyết!.

2- Năm 1638, Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1638) đi sứ qua Tàu, vua Minh Tư Tông là Chu Do Kiểm, hách dịch ra câu đối với sứ giả Đại Việt: “Đồng trụ chí kim đài di lục” (Cột đồng đến nay đã rêu xanh), ý vua Minh muốn nhắc chuyện Mã Viện dựng cột đồng khắc chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (trụ đồng gãy, Giao Chỉ diệt vong). Giang Văn Minh vì danh dự Đại Việt, nên thẳng thắn đối lại: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Nước sông Bạch Đằng từ xưa đến giờ máu còn hồng”. Câu này nhắc lại chiến công lẫy lừng của Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương, đã giết quân Tàu ở Bạch Đằng giang, đến nay máu dòng sông còn đỏ.

Vua Minh quá thẹn sinh giận, bất chấp luật lệ bang giao; cho người mổ bụng xem “sứ thần An Nam to gan đến đâu”, khi đấy là ngày mùng 2 tháng 6 Kỷ Mão (1639). Minh Tư Tông giận vì thẹn, nhưng kính trọng người khẳng khái, cho ướp xác Thám hoa Giang Văn Minh bằng bột thủy ngân và đưa thi hài về nước.

Khi linh cữu về đến thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đích thân bái kiến linh cữu, vua Lê Thần Tông ban tặng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ). Rồi lo an táng trọng thể tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm và lập đền thờ Thám hoa Giang Văn Minh ở đấy.

3- Vào cuối thời Lê Trung Hưng, sứ Tàu đến Đại Việt, triều đình cử bà Đoàn Thị Điểm tạm làm cô bán hàng nước, còn Trạng Quỳnh thì giả làm người chèo đò, khi sứ Tàu vào quán nước thấy cô bán nước (Bà Điểm) duyên dáng, muốn ghẹo mà lời lẽ lại xấc xược, liền đọc: “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” (An nam một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày. Còn có ý, một người đàn bà An Nam nhiều kẻ chơi bời). Bà giận nhưng vẫn mỉm cười đối lại: “Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” (Các quan lớn phương Bắc, đều từ đấy mà ra). Sứ Tàu bị lỡm đau, thẹn muốn về nước sớm, khi đi thuyền để qua sông, một gả sứ Tàu lại trung tiện (đánh rắm), để chữa thẹn và cũng chưa chừa tính hỗn láo, liền nói: “Lôi động Nam bang” (Sấm dội nước Nam). Trạng Quỳnh đứng dậy vén quần, xây mặt hướng Bắc đứng tiểu xuống nước, đối trả: “Vũ qua Bắc Hải” (Mưa qua bể Bắc). Bọn sứ Tàu nhìn nhau vừa thẹn vừa ấp a ấp úng.

II- Những câu đối hay được nhiều người thích thú:

1- Lê Văn Hưu (1230-1322) quê huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông là người thông minh, chăm học từ lúc nhỏ. Tương truyền, khi Lê Văn Hưu còn trẻ tuổi nhà nghèo, có một hôm đến gặp bác thợ rèn, mặc dù làm thợ nhưng bác am tường văn thơ. Lê Văn Hưu nhờ bác làm một cái dùi để đóng sách, bác thấy chú bé hiếu học nên thử tài, bác ra câu đối:

“Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sách”.

Lê Văn Hưu vui vẻ, liền điềm đạm đối lại:

“Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu nguyên khôi”.

Bác thợ rèn khen ngợi tài ứng đối nhanh nhẹn và câu đối của cậu rất chỉnh, nên làm một cái dùi sách tặng, không lấy tiền. Năm 1247, ông thi đỗ Bảng nhãn vào thời vua Trần Thái Tông. Được bổ làm Kiểm pháp quan (quan coi hình luật). Đến đời Trần Thánh Tông, ông được thăng chức Hàn lâm viện Học sĩ, kiêm Quốc sử quan. Vua truyền chỉ ông soạn “Đại Việt sử ký”. Ông mài miệt biên soạn, cho đến năm 1272 thì hoàn thành cuốn quốc sử đầu tiên cho Đại Việt. Đại Việt sử ký gồm có 30 quyển, ghi lại lịch sử nước Việt qua 15 thế kỷ, kể từ thời Triệu Vũ Vương vào năm 207 (TCN) đến thời Lý Chiêu Hoàng vào năm 1225 (SCN).

2- Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746–1803). Năm 1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà lần thứ hai, sau đấy mời ông ra giúp nước, ông được vua trọng dụng và rất tin tưởng. Đặng Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà đến nhờ Ngô Thì Nhậm tiến cử. Trông thấy Thường vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Ngô Thì Nhậm bảo Thường: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác”. Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi khăn gói vào Nam theo phò Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi nhà Nguyễn tiêu diệt được nhà Tây Sơn. Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) trả thù các quan văn võ và thân thuộc của vua Quang Trung rất tàn nhẫn. Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu.

Trớ trêu thay, người chủ trì cuộc hành phạt đó lại là Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường trong lòng còn tức tối hận cũ thù xưa, vì bị Ngô Thì Nhậm đã xem thường cử chỉ luồn cúi của Thường! Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thời Nhậm:

“Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai”.

Ngô Thời Nhậm thản nhiên, liền đối lại:

“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.

Hai câu đối rất độc đáo và rất chỉnh. Ngô Thời Nhậm bị Đặng Trần Thường cho đánh thương tích rất trầm trọng, về đến nhà biết khó sống, Ông lại làm 4 câu thơ gửi Đặng Trần Thường.

Nguyên văn:

Ai tai Đặng Trần Thường!
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường

Nghĩa là:

Hỡi ơi, Đặng Trần Thường!
Tổ yến nơi xử đường
Vị Ương thù chuyện cũ
Khó tránh kiếp tai ương!

Ý nghĩa bài thơ: “Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế đấy, nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy. Như Hàn Tín giúp Hán Cao tổ, rồi bị Cao Tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục đời ngươi rồi cũng thế đấy thôi!”. Bài thơ ứng nghiệm, sau này Đặng Trần Thường bị vua Gia Long xử tử.

3- Câu đối ghẹo của Trạng Quỳnh đáp lại vế ra của Đoàn Thị Điểm: Vào một ngày xuân Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm cùng đi hội xuân, trên đường đi, Đoàn Thị Điểm nhìn thấy cây xương rồng, ra vế đối thử thách Trạng Quỳnh:

“Cây xương rồng trồng đất rắn, long vẫn hoàn long”

Long, chữ Nho là rồng, mà tiếng Nôm nghĩa là không chặt. Trạng Quỳnh liền đối lại:

“Qủa dưa chuột tuột thẳng gang, thử chơi thì thử”

Thử chữ Nho là con chuột, nhưng tiếng Nôm nghĩa là làm thử, chưa phải làm thiệt. Đoàn Thị Điểm thấy vế đối rất chỉnh, nhưng Quỳnh bảo “Qủa dưa chuột” đây, Điểm muốn “thử chơi thì thử” thì thẹn đỏ mặt.

III- Một số câu đối tết thú vị:

Các câu đối thường được nhắc nhở:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

- Câu đối tết của Nguyễn Công Trứ:

Bầu một chiếc lăn chiêng, mặc sức: tam dương khai thái

Nhà hai gian bỏ trống, tha hồ: ngũ phúc lâm môn.

- Câu đối tết của Trần Tế Xương:

Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo

Nhân tình bạc thế lại bôi vôi...

- Câu đối tết trào lộng của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới

Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.

- Câu đối tết trong bài thơ của Nguyễn khuyến, rất thích hợp với những ai sống xa quê hương, còn nặng tình non nước:

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,

Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

Hoặc là:

Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,

Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.

IV- Một số câu của vế ra, chưa có vế đối được chỉnh:

1- Trạng Quỳnh đến nhà Đoàn Thị Điểm, biết Đoàn Thị Điểm đang tắm trong phòng, mà vẫn nằng nặc đòi vào. Đoàn Thị Điểm bảo muốn vào phải đối trước đã, liền đọc: “Da trắng vỗ bì bạch”. Câu ra quá khó, vì chữ bì bạch tiếng Nôm là tiếng kêu khi vỗ tay vào da thịt, chữ Nho bì bạch là da trắng. Quỳnh ngẫm nghĩ một hồi không đối được, tự rút lui.

2- Câu khác: “Bò lan chạy vào Làng Bo”. Bò lang là bò có lông loang lổ, còn Làng Bo là địa danh, mà nói lái bò lang thành ra Làng Bo, nên chưa ai đối được chỉnh.

3- Có một ông quan chức nhỏ lại có hai vợ, cả ba vợ chồng đều thông hiểu thơ phú. Hai bà vợ thường tranh cãi nhau về việc trông nom gia đình và muốn được gần gũi chồng hơn, vì cả hai ngại ngùng “Kiếp Lấy Chồng Chung” mà nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã than thở:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không...

Một hôm, ông nghe hai bà vợ cãi nhau gay gắt, mà vợ cả thì tình nghĩa đậm đà từ lâu, vợ hai thì duyên dáng trẻ trung, nên ông muốn ôm ấp đồng đều cả hai, không muốn bà nào trở thành “kẻ lạnh lùng”. Vì vậy, ông ra câu đối mà nghĩ rằng cả hai bà vợ không thể đối lại được, nên đặt điều kiện ai đối được câu đối chỉnh thì sẽ được ông yêu thương hơn, nếu không đối được thì 2 bà phải hòa thuận nhau, ông liền ra vế đối:

“Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả”

Trong vế ra có tới 3 chữ cả, 2 chữ hai mà ý mỗi chữ lại có nghĩa khác nhau, nên hai bà không đối lại được.

Với 3 vế ra ở trên đã có nhiều người đối thử nhưng chưa có vế đối thật chỉnh. Vậy xin mời quý vị, nếu ai thích hay đã từng làm câu đối, xin cho vế đối (ứng 3 vế ra ở trên) để cùng góp hoa thơm vào vườn văn học vậy!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.