Hôm nay,  

Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh

15/02/201507:41:00(Xem: 9855)

Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh

Giao chỉ San Jose

.
Quả thực Hiệp Chủng Quốc là đất nước Phú quý sinh lễ nghĩa. Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng Tình yêu thăng hoa, tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.


Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng Happy Valentine, và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.


Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chử viết gởi cho nhau.


Trong nhiều chuyện Valentine từ thưở xa xưa, người ta có ghi lại một huyền thoại cảm động. Có chàng trai trẻ ở tù đã đem lòng yêu thương cô con gái của viên chúa ngục. Anh chàng tên là Valentine đã tự viết ra một tấm thiệp đầu tiên cho chính mình và ghi hàng chữ FROM YOUR VALENTINE. Thành ngữ này vẫn còn dùng trên các thiệp in bán ra hàng triệu tấm mỗi năm. Trong tấm thiệp còn có bức thư gởi người yêu thầm kín mà người tử tù để lại sau khi chết. Đó là năm 269 trước khi Thiên Chúa ra đời. Từ đó lá thư tình bất diệt của người tù Valentine mở đường cho lời bầy tỏ tình yêu vĩnh cửu tháng Hai, của mùa lễ hội Valentine. Đối với quý vị, câu chuyện đã gợi ra được những kỷ niệm gì?

Trong thế giới về cuộc sống của chúng ta, mỗi người một cảnh, mỗi người mang một mảng đời khác biệt. Những cánh thiệp hồng, những lá thư tình thời học sinh, những bài ca tình thơ của lính. Bài Phượng Hồng tuyệt tác thi sĩ đã viết về cậu học trò có lá thư Valentine ngập ngừng đem tới lại đem về. Rồi những cậu bé lớn lên giữa thời binh lửa. Thư chiến trường đầy vơi nước mắt kéo dài 20 năm với những ngày hạnh phúc quấn khăn tang. Sau cùng, oan nghiệt nhất là thư từ trại tù cải tạo tràn đầy cay đắng trong những kỷ niệm vừa đau thương vừa huy hoàng của một thời đã qua.
Đó là câu chuyện Valentine trong di sản chiến tranh.


Về câu chuyện những cánh thư Valentine của chiến trường Việt Nam thì Asia đã có cảm hứng làm ra một tác phẩm DVD phát hành năm trước.
Tuy nhiên, những câu chuyện mà chúng tôi kể ra sau đây sẽ không bao giờ còn có dịp giới thiệu với bà con Việt Nam.

Cách đây đã lâu vào ngày 6 tháng Hai năm 2005, một cô gái Sài Gòn tên là Hoàng Hoa từ Việt Nam phổ biến cho người Việt hải ngoại qua diễn đàn Thủ Đức một tài liệu làm người đọc vô cùng xúc động. Đó là lá thư tình cảm 20 trang viết tay của chuẩn úy Trần Văn Quý.


Lá thư của anh sĩ quan trẻ tuổi từ chiến trường Kontum chưa hề có nửa mối tình đầu viết cho cha mẹ và cho người chị gái tại Sài Gòn. Thư chưa bao giờ được gởi đi vì người ta chỉ tìm được trong túi quân phục của tử sĩ chết đúng vào ngày 6 tháng Hai năm 1974.
Cô em gái nhỏ của gia đình đã cất giử kỷ vật suốt bao năm để phổ biến vào tháng hai đầy tình cảm.


Tuy nhiên phải là người trong quân ngũ mới thực sự rung động vì những lời ghi lại trong lá thư hồi ký chiến trường của một chàng trai trẻ đi trả nợ binh đao. Chuẩn úy Quý ra trường Thủ Đức vào tháng 10 năm 1973, đã chọn đơn vị về tiểu khu Kontum.
blank
 Ngày 11 tháng 11 năm 1973, được giao chức vụ Trung đội trưởng trung đội 3 đại đội 2 thuộc tiểu đoàn Địa phương Quân Kontum, đóng bên bờ sông Đap La.


Chỉ vừa nhận đơn vị 3 giờ đồng hồ thì đơn vị giải tán, quân số chuyển qua đơn vị khác và anh chàng chuẩn úy Thủ Đức còn ngơ ngác với đầu óc học trò đã trở thành sĩ quan thặng số đi theo tiểu đoàn hành quân, nhưng không có một người lính trong tay.

 

Và cuộc đời binh nghiệp bắt đầu với những diễn tiến đau thương cười ra nước mắt. Tuy là sĩ quan nhưng vẫn còn lãnh lương trung sĩ theo quy chế sinh viên. Được chia gạo nhưng không có thực phẩm. Chuẩn úy Quý hết sức nhẫn nại, lóc chóc vác súng theo đơn vị như một tân binh thặng số. Từ quan đến lính, chẳng ai quan tâm. Chưa hề có kinh nghiệm nên cũng không chuẩn bị quân trang đi tác chiến trong rừng.

 

Những lời anh viết trong thư rất chừng mực và bình thản. Anh kể chuyện xảy ra hàng ngày không hề có một lời than van. Anh không viết một chữ tuyên truyền ồn ào giữa ta và địch. Hết sức từ tốn và đơn giản, anh sĩ quan trẻ viết về những ngày tháng đầu đời quân ngũ để gởi cho chính mình, gởi cho cha mẹ và anh chị. Tác giả không bao giờ nghĩ rằng câu chuyện kể ra sẽ được chúng ta đọc lại hơn 30 năm sau. Tập bút ký dưới hình thức thư nhà tràn đầy yêu thương mà ngày nay chúng ta có thể gọi là Valentine của tình người.

Định mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Đỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.


Từ tháng 10 năm 1973, mặt trận Kontum đã được giải tỏa. Khói lửa trận mùa Hè đỏ lửa 72 đã tạm thời lắng dịu. Các đơn vị tổng trừ bị đã rút về. Chỉ còn lại địa phương quân cấp chi khu ngày đêm chống lại quân du kích và cộng sản địa phương.

Sau một thời gian đeo lon chuẩn úy mà sống như binh nhì, anh sỹ quan Thủ Đức nhận được lính để đóng vai trung đội trưởng. Trung đội của anh sau cùng có được 8 lính, trong đó có 2 lính thượng và 6 lính lao công đào binh vừa được thả từ quân lao Gò Vấp ra. Một ông trung sĩ già làm trung đội phó.

Đó là hoàn cảnh của anh s ĩ quan Sài gòn 20 tuổi chưa hề ra trận, sẽ cầm trung đội 10 người để chiến đấu ở tuyến đầu Kontum, chặn đường Nam tiến của binh đoàn cộng sản.


Chuẩn úy Quý tả cảnh phải chiến đấu với núi rừng, đèo cao dốc thẳm và đói khát giá lạnh. Từ đỉnh đồi 945 thước cao, anh lính học trò chỉ huy lính đào binh ngó về thành phố Kontum mà nhớ Sài gòn. Nơi chân trời xa thẳm có cha mẹ, bạn bè và các cô gái hậu phương anh chưa hề tỏ tình.


Xin đọc một đoạn trong lá thư của chuẩn úy Trần văn Quý “ ... trên đỉnh đồi 949 m nhìn về thành phố Kontum con thấy nhớ nhà làm sao ấy. Ở đây mỗi ngày chỉ viết một trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình. Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được. Chắc sau gần một tháng trời bặt tin ở nhà cũng trông thư con lắm. Nhưng vì chiến cuộc con cũng chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được, thì sau ngày hành quân con sẽ gởi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gởi thư lẻ tẻ”...

Cho đến cuối năm 1973, trung đội 10 người của chuẩn úy Quý chạm súng lần đầu tiên lại là một trận đánh ngắn ngủi và đau thương hết sức. Đại đội cho lệnh chia trung đội làm hai, một nửa tung quân ra tiền thám và một nửa giữ vị trí. Giữa rừng già núi đồi cây cối chằng chịt, ông trung sĩ phó nằm cố thủ với 3 anh lính ba gai. Cậu chuẩn úy với 5 anh lính du côn và lính thượng đi mở đường.

 

Bỗng nhiên có tiếng súng ầm ì phía trước, một anh lính của trung đội trúng đạn bị thương. Chuẩn úy Quý đứng xững như mơ ngủ. Anh lính thượng đeo máy lao vào bụi rậm. Tay lính xuất thân từ quân lao Gò Vấp la lên, thiếu úy nằm xuống. Rồi chợt nghe xa xa có tiếng của trung sĩ trung đội phó “ Chết rồi, bắn nhầm lính của ta rồi” Chuẩn úy Quý dẫn lính đi một vòng rồi lại về chỗ cũ nên quân ta tưởng chạm địch rồi bắn nhầm. Bút ký kể lại chân thật không hề che dấu và cường điệu. Đây là những tài liệu chính xác nhất của chiến trường.

Cho đến trận sau cùng, theo lời thuật của cô em gái ghi lại như sau:

Name: Hoang Hoa. City: Saigon , Viet Nam / Sent: Sun. February 06/2005/21:02

Anh tôi là cựu sinh viên trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Anh đã hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật còn lại tấm thẻ bài, vài tấm hình và một bức thư dài chưa kịp gởi, vì suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.
Bức thư đó đã được tìm thấy trong túi áo của anh. Chiến hữu cùng đơn vị kể rằng quanh xác anh nằm vương vãi nhiều đôi dép râu. Tay anh còn nắm chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên đùi, nhưng viên xuyên sọ đã cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đã ghi lại dấu chân sau cùng của cố Thiếu Úy Trần Văn Quý.
Anh tôi đã hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh. Xin cho tôi gởi hình ảnh và bức thư lên trang web Thủ Đức hải ngoại để linh hồn anh được ấm áp bên bạn bè chiến hữu.


Như vậy chuẩn úy Trần Văn Quý sau khi chết đã được truy thăng cố thiếu úy. Gia đình được lãnh lương chuẩn úy suốt 4 tháng từ khi ra trường đến khi tử trận, và thêm tiền tử tuất bằng 12 tháng lương cấp thiếu úy.

 

Từ khi rời bỏ gia đình Saigon và quân trường Thủ Đức ra đi, anh Quý cứ mong ước và hứa hẹn nhưng chưa hề gởi được 1 đồng bạc tiền lương cho cha mẹ mua quà như đã viết trong thư. Và lá thư Valentine của tình thương gia đình chỉ được trao về cho thân nhân vào tháng 2 năm 1974 cùng với di hài tử sĩ khi anh đã chết sau hai lần nổ súng. Trận đầu tiên đánh nhầm quân ta. Trận thứ hai mới thực sự chạm địch tại chiến trường. Đó là trận cuối cùng gói trọn tình thương trong tấm thiệp Valentine thứ nhất. Lá thư Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974.

Bây giờ xin kể đến chuyện những lá thư Valentine có hậu của Happy Ending.

Từ hơn 20 năm nay chúng ta vẫn nghe nói về chuyện tù cải tạo nhận thư nhà và gởi thư đi từ những miền thượng du Bắc việt. Những lá thư Valentine hết sức cay đắng đó bây giờ ở đâu. Ai là người nhận và ai là người gởi.

blank
Thêm vào đó, khi tù được giải lao từ nơi này đến nơi khác, mỗi khi chuyển trại các anh ném những lá thư xuống bên đường, rơi vào đám dân và hy vọng có người nhặt được gởi về cho gia đình. Khi chuyển trại từ Bắc vào Nam đi ngang qua vùng Saigon , tù cải tạo đã ném xuống cho dân những lá thư hy vọng. Ai là người nhặt được. Ai người tìm đến nhà trao lại. Ngày nay ai còn lưu giữ được những lá thư như thế.

Cuối năm 2008 tôi đã có may mắn gặp được một người con của cựu tù cải tạo đem đến món quà vô giá dành cho viện bảo tàng. Những lá thư từ trại tù miền Bắc gởi về cho gia đình trong Nam , những lá thư từ Sai Gon gởi vào trại tù Yên Bái. Và một lá thư ném xuống đường để nhờ người dân miền Nam vô danh đã đem đến nhà và bây giờ còn lưu lại. Đó là những di vật Valentine huyền diệu nhất của cuộc đời và chúng ta không thể có kỷ vật nào so sánh đươc.

Ông bạn chiến binh cựu tù cải tạo đã gấp và xếp những lá thư hết sức cẩn thận dành cho chúng tôi giữ làm di sản tình yêu trong chiến tranh. Những hàng chữ rất nhỏ trên tờ giấy xám như bầu trời của chế độ tù đày.

Lời lẽ thương yêu của chồng của cha gởi về nhắn nhủ vợ con. Viết sao cho gia đình hiểu được những ẩn ý dưới hàng chữ thân yêu.

Thư con trai 16 tuổi lớn lên trong chế độ cộng sản mang lý lịch ngụy quân đã hứa với người cha tù tội sẽ thay cha lo cho tương lai gia đình.

Thư rơi bỏ trên đường được sản xuất rất nhiều với ghi chú rõ ràng dành cho tấm lòng vô danh nhặt được sẽ đem giao tại nhà. Một trong những thông điệp tình yêu huyền diệu đến tay người nhận.

Tất cả những kỷ vật chúng tôi nhận được do trung tá tù cải tạo gửi đến gồm có chiếc áo tù rách vá nhiều chỗ gấp lại hết sức cẩn thận. Chiếc áo đã sống với người tù Vương Đình Viên Hồng trên 30 năm. Kèm theo là 7 lá thư trao đổi trong gia đình có cả lá thư do ân nhân nhặt được trao về địa chỉ tại Sàigon. Có lá thư đứa con trai của ông, 16 tuổi, Vương Bá Quốc Hùng viết cho cha từ Phú Nhuận ngày 6 tháng 3 năm 1981 với gói quà đầu tiên. Thư gửi cho K 9 HT:AH.118-NT.

blank

Cháu báo tin một vài thân nhân ở nhà ta đã di chuyển về Hà Nội, đến nơi bình yên, con cũng muốn đi nhưng chưa có điều kiện. Đọc thư biết ngay là báo cáo vượt biên thành công.

 

Đặc biệt lại có 2 sợi giây dù Việt Cộng đã dùng để trói anh bạn tù Lê Đức Thịnh khi xử bắn tại Long Giao 1976. Hai sợi giây này đã được ông Viên Hồng đem theo suốt những năm cải tạo từ Nam ra Bắc và trở về. Tài liệu này sẽ được lưu giữ dưới tiêu đề Valentine từ Yên Bái đến Sàigòn

Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu. Đó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ.

Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Để khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine hơn hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù lao cải Vương Đình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80.

Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

Hôm nay, nhân ngày Valentine với ý nghĩa rộng hơn tình yêu đôi lứa, nhân danh tình thương của con người với con người, tác giả xin gửi hoa hồng cho cháu Trần Hoàng Hoa, em gái của cố thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý, hiện còn ở Sàigòn.

 

Xin gửi hoa hồng cho người tù cải tạo Vương Đình Viên Hồng ở Virginia và xin gửi hoa hồng cho cháu Vương Bá Quốc Hùng ở San Jose . Cậu bé 16 tuổi ngày xưa ở Phú Nhuận, cũng muốn đi nhưng không có điều kiện. Phải chờ đến khi bố về mới có vé HO bơi thuyền đến bến tự do.   

Happy Valentine cho mọi người.  

Giao Chỉ, San Jose phổ biến qua đêm tình yêu tại Mỹ                       

[email protected]

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
15/02/201523:08:51
Khách
Quân đội VNCH chỉ có các quan to ,Tướng và Tá là phè phỡn thôi ! Các quan nhỏ mới ra trường , các Hạ sĩ quan và anh em binh sĩ chịu rất nhiều thiệt thòi ,,,thì làm sao có tinh thần chống Cộng !
_ Năm 1974, tai Suối Cát , tiểu khu Long Khánh , lính đóng đồn cấp trung đội chỉ còn có bốn người ,,, lính đảo ngũ hết ,,, Tỉnh trưởng kiem Tiểu khu Trường vui chơi bốn mùa !?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời giới thiệu: Nhận dịp kỷ niệm 100 năm ngày đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (01/07/1921 – 01/07/2021), Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đọc diễn văn dài hơn 1 giờ, phần lớn tập trung vào những vấn đề nội bộ, nhưng ông cũng không giấu tư tưởng sẽ cương quyết chống lại các thế lực thù nghịch với Trung Quốc bất cứ từ đâu đến. Để hiểu rõ hơn về nội dung bài diễn văn quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với Tiến sỹ, Giáo sư huân công (Professor Emeritus), Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Và ông Tập đã nuôi dưỡng quyết liệt tinh thần sùng bái. Trong những ngày này, trên trang nhất của tờ báo Nhân dân Nhật báo có tràn ngập các bài vở về các hoạt động và sắc lệnh cá nhân của ông Tập. Gần đây, để đánh dấu một trăm năm của đảng, tài liệu lịch sử giản lược của ĐCSTQ được phát hành, dành một phần tư nội dung để nói về tám năm cầm quyền của ông Tập, trong khi chỉ dành một nửa chổ cho bài viết về Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thực sự của Đảng.
“Đó là một mùa đông dài, nhưng những đám mây đã bay đi. Chúng ta chưa tới lằn mức cuối cùng, nhưng mùa hè thì chưa bao giờ được cảm thấy tràn đầy lạc quan như vầy. Và không khí có mùi ngọt ngào hơn nếu không có khẩu trang của chúng ta?” theo Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden phát biểu tại quê nhà của bà ở Philadelphia hôm Chủ Nhật, giới thiệu thông điệp của phu quân của bà sẽ được đọc tại Bạch Ốc đánh dấu Ngày Lễ Độc Lập. Trong nhiều mặt, Biden đang nắm giữ tín nhiệm chính trị vì sự tập trung chủ ý của ông đối với đại dịch ngay từ buổi đầu làm tổng thống của ông. Dù ông đã thu lợi từ thuốc chích ngừa đã phát triển từ thời chính phủ Trump, việc giải quyết của ông về cuộc khủng hoảng trái ngược hoàn toàn với sự thờ ơ của người tiền nhiệm ông – Donald Trump đã mất nhiều tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống phần lớn tập trung vào nỗ lực đảo ngược việc thất cử của ông. Nhưng thời khắc “hoàn thành sứ mệnh” của Biden có đến sớm không?
Từ tin tức không vui này chúng ta thấy lịch sử chỉ là sự tái diễn. Nó là bài học đau đớn cho các quốc gia nhỏ được Mỹ đỡ đầu và che chở: -Khi Mỹ muốn vào vì quyền lợi của họ thì họ sẽ vào- và không một sức lực nào có thể ngăn cản được. -Khi Mỹ rút lui vì tổn thất quá cao, làm nước Mỹ suy yếu thì bằng mọi giá Mỹ sẽ rút lui và không thèm quan tâm tới số phận của đồng minh như Quốc Dân Đảng Trung Hoa năm 1949 và VNCH năm 1975.
Từ đầu tuần diễn ra những trận đấu vòng 3, Viertelfinale theo kiểu Ko-System, tức là đội nào thắng đi tiếp còn thua thì bị loại và cuốn gói về nước. Vì thế những đội tuyển tranh tài phải "chơi" hết mình, không có chuyện huề vì nếu huề sau 120 phút thì phải đá luân lưu 11 mét để biết đội nào thắng. Người viết chỉ tóm lược tổng quát và giới thiệu kết quả các trận đấu Vierfinale trong tuần qua, ngày 02.07 cho đến tối ngày 03.7.2021. Xin hoan hỷ cho mọi sự. Nước Anh trong niềm vui sướng ngất ngây. Bây giờ cuối cùng cũng đang mơ về danh hiệu Vô địch Túc cầu châu Âu đầu tiên của họ. Sau "trận đấu sân khách" duy nhất của họ tại Rome, "Three Lions" (Tam Sư) được phép thi đấu trở lại tại vận đồng trường Wembley trong trận bán kết đấu với Đan Mạch vào thứ Tư (7/7/2021).
Đảng xã hội chủ nghĩa (Le Parti socialiste) của Pháp ngày nay, về tài sản vật chất, không còn gì có thể đem đi bán được. Trụ sở ở số 10, đường Solférino, Paris VII, được mua năm 1980 để sửa soạn bề thế cho đảng trưởng François Mitterrand lên cầm quyền. Ông François Hollande thừa kế làm đảng trưởng và qua 5 năm sau, ông đắc cử Tổng thống một nhiệm kỳ. Năm 2017, ông Benoit Hamon, đảng trưởng tiếp nối ông François Hollande, ứng cử Tổng thống, chỉ được có 6% phiếu bầu. Thất bại thảm hại. Đảng viên tan tác bốn phương trời, không còn người đóng góp.
Với thời gian thì cái tần suất “sa xuống hố” mỗi lúc một thêm đều đặn (và toàn là hố thẳm: Vinashin, Vinalines, Bauxit, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Formosa, rồi đến những Khu Tự Trị …) cứ như thể là cả Đảng đã bị đui hết trơn rồi vậy. Sự tăm tối của giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay cũng khiến tôi nhớ đến ông Sáu Mù, ở xóm chài Lâm Quang Ky, với hơi nhiều nuối tiếc.
Hàng năm cứ đến ngày Lễ Độc Lập, người dân Hoa Kỳ lại tưng bừng tổ chức các buổi diễn hành, ăn Hot Dog và đi xem bắn pháo bông. Tuy nhiên các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao chúng ta lại ăn mừng ngày 4 tháng 7? Tại sao ngày lễ này tồn tại 244 năm cho đến nay và nó có ý nghĩa lịch sử gì? Tại sao lại có pháo hoa, tại sao lại ăn Hot Dog để mừng ngày lễ Độc Lập?.
Ngày 4 tháng 7 năm 2021 đánh dấu 245 năm (1776-2021) ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh dưới triều đại của Hoàng Đế Anh George Đệ Tam. Ngày này, 4 tháng 7 năm 1776, nước Mỹ đã công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập mang tính lịch sử không phải riêng cho nước Mỹ mà còn cho cả nhân loại, bởi vì Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ nói đến các quyền bất khả tương nhượng của con người: bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc và quyết định vận mệnh của cơ chế chính quyền hay là quyền của công dân, dân chủ.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Bắc Kinh có dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh, đưa ra một bảng đối chiếu với hiện tại, ca ngợi các thành tựu và nhìn về tương lai. Thực ra, lại một lần nửa, Trung Quốc thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích có chọn lọc, vừa lừa dối lịch sử thương đau. Giống như trước đây, trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc cũng không thể làm khác hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.