Hôm nay,  

Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh

2/15/201507:41:00(View: 9850)

Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh

Giao chỉ San Jose

.
Quả thực Hiệp Chủng Quốc là đất nước Phú quý sinh lễ nghĩa. Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng Tình yêu thăng hoa, tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.


Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng Happy Valentine, và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.


Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chử viết gởi cho nhau.


Trong nhiều chuyện Valentine từ thưở xa xưa, người ta có ghi lại một huyền thoại cảm động. Có chàng trai trẻ ở tù đã đem lòng yêu thương cô con gái của viên chúa ngục. Anh chàng tên là Valentine đã tự viết ra một tấm thiệp đầu tiên cho chính mình và ghi hàng chữ FROM YOUR VALENTINE. Thành ngữ này vẫn còn dùng trên các thiệp in bán ra hàng triệu tấm mỗi năm. Trong tấm thiệp còn có bức thư gởi người yêu thầm kín mà người tử tù để lại sau khi chết. Đó là năm 269 trước khi Thiên Chúa ra đời. Từ đó lá thư tình bất diệt của người tù Valentine mở đường cho lời bầy tỏ tình yêu vĩnh cửu tháng Hai, của mùa lễ hội Valentine. Đối với quý vị, câu chuyện đã gợi ra được những kỷ niệm gì?

Trong thế giới về cuộc sống của chúng ta, mỗi người một cảnh, mỗi người mang một mảng đời khác biệt. Những cánh thiệp hồng, những lá thư tình thời học sinh, những bài ca tình thơ của lính. Bài Phượng Hồng tuyệt tác thi sĩ đã viết về cậu học trò có lá thư Valentine ngập ngừng đem tới lại đem về. Rồi những cậu bé lớn lên giữa thời binh lửa. Thư chiến trường đầy vơi nước mắt kéo dài 20 năm với những ngày hạnh phúc quấn khăn tang. Sau cùng, oan nghiệt nhất là thư từ trại tù cải tạo tràn đầy cay đắng trong những kỷ niệm vừa đau thương vừa huy hoàng của một thời đã qua.
Đó là câu chuyện Valentine trong di sản chiến tranh.


Về câu chuyện những cánh thư Valentine của chiến trường Việt Nam thì Asia đã có cảm hứng làm ra một tác phẩm DVD phát hành năm trước.
Tuy nhiên, những câu chuyện mà chúng tôi kể ra sau đây sẽ không bao giờ còn có dịp giới thiệu với bà con Việt Nam.

Cách đây đã lâu vào ngày 6 tháng Hai năm 2005, một cô gái Sài Gòn tên là Hoàng Hoa từ Việt Nam phổ biến cho người Việt hải ngoại qua diễn đàn Thủ Đức một tài liệu làm người đọc vô cùng xúc động. Đó là lá thư tình cảm 20 trang viết tay của chuẩn úy Trần Văn Quý.


Lá thư của anh sĩ quan trẻ tuổi từ chiến trường Kontum chưa hề có nửa mối tình đầu viết cho cha mẹ và cho người chị gái tại Sài Gòn. Thư chưa bao giờ được gởi đi vì người ta chỉ tìm được trong túi quân phục của tử sĩ chết đúng vào ngày 6 tháng Hai năm 1974.
Cô em gái nhỏ của gia đình đã cất giử kỷ vật suốt bao năm để phổ biến vào tháng hai đầy tình cảm.


Tuy nhiên phải là người trong quân ngũ mới thực sự rung động vì những lời ghi lại trong lá thư hồi ký chiến trường của một chàng trai trẻ đi trả nợ binh đao. Chuẩn úy Quý ra trường Thủ Đức vào tháng 10 năm 1973, đã chọn đơn vị về tiểu khu Kontum.
blank
 Ngày 11 tháng 11 năm 1973, được giao chức vụ Trung đội trưởng trung đội 3 đại đội 2 thuộc tiểu đoàn Địa phương Quân Kontum, đóng bên bờ sông Đap La.


Chỉ vừa nhận đơn vị 3 giờ đồng hồ thì đơn vị giải tán, quân số chuyển qua đơn vị khác và anh chàng chuẩn úy Thủ Đức còn ngơ ngác với đầu óc học trò đã trở thành sĩ quan thặng số đi theo tiểu đoàn hành quân, nhưng không có một người lính trong tay.

 

Và cuộc đời binh nghiệp bắt đầu với những diễn tiến đau thương cười ra nước mắt. Tuy là sĩ quan nhưng vẫn còn lãnh lương trung sĩ theo quy chế sinh viên. Được chia gạo nhưng không có thực phẩm. Chuẩn úy Quý hết sức nhẫn nại, lóc chóc vác súng theo đơn vị như một tân binh thặng số. Từ quan đến lính, chẳng ai quan tâm. Chưa hề có kinh nghiệm nên cũng không chuẩn bị quân trang đi tác chiến trong rừng.

 

Những lời anh viết trong thư rất chừng mực và bình thản. Anh kể chuyện xảy ra hàng ngày không hề có một lời than van. Anh không viết một chữ tuyên truyền ồn ào giữa ta và địch. Hết sức từ tốn và đơn giản, anh sĩ quan trẻ viết về những ngày tháng đầu đời quân ngũ để gởi cho chính mình, gởi cho cha mẹ và anh chị. Tác giả không bao giờ nghĩ rằng câu chuyện kể ra sẽ được chúng ta đọc lại hơn 30 năm sau. Tập bút ký dưới hình thức thư nhà tràn đầy yêu thương mà ngày nay chúng ta có thể gọi là Valentine của tình người.

Định mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Đỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.


Từ tháng 10 năm 1973, mặt trận Kontum đã được giải tỏa. Khói lửa trận mùa Hè đỏ lửa 72 đã tạm thời lắng dịu. Các đơn vị tổng trừ bị đã rút về. Chỉ còn lại địa phương quân cấp chi khu ngày đêm chống lại quân du kích và cộng sản địa phương.

Sau một thời gian đeo lon chuẩn úy mà sống như binh nhì, anh sỹ quan Thủ Đức nhận được lính để đóng vai trung đội trưởng. Trung đội của anh sau cùng có được 8 lính, trong đó có 2 lính thượng và 6 lính lao công đào binh vừa được thả từ quân lao Gò Vấp ra. Một ông trung sĩ già làm trung đội phó.

Đó là hoàn cảnh của anh s ĩ quan Sài gòn 20 tuổi chưa hề ra trận, sẽ cầm trung đội 10 người để chiến đấu ở tuyến đầu Kontum, chặn đường Nam tiến của binh đoàn cộng sản.


Chuẩn úy Quý tả cảnh phải chiến đấu với núi rừng, đèo cao dốc thẳm và đói khát giá lạnh. Từ đỉnh đồi 945 thước cao, anh lính học trò chỉ huy lính đào binh ngó về thành phố Kontum mà nhớ Sài gòn. Nơi chân trời xa thẳm có cha mẹ, bạn bè và các cô gái hậu phương anh chưa hề tỏ tình.


Xin đọc một đoạn trong lá thư của chuẩn úy Trần văn Quý “ ... trên đỉnh đồi 949 m nhìn về thành phố Kontum con thấy nhớ nhà làm sao ấy. Ở đây mỗi ngày chỉ viết một trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình. Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được. Chắc sau gần một tháng trời bặt tin ở nhà cũng trông thư con lắm. Nhưng vì chiến cuộc con cũng chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được, thì sau ngày hành quân con sẽ gởi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gởi thư lẻ tẻ”...

Cho đến cuối năm 1973, trung đội 10 người của chuẩn úy Quý chạm súng lần đầu tiên lại là một trận đánh ngắn ngủi và đau thương hết sức. Đại đội cho lệnh chia trung đội làm hai, một nửa tung quân ra tiền thám và một nửa giữ vị trí. Giữa rừng già núi đồi cây cối chằng chịt, ông trung sĩ phó nằm cố thủ với 3 anh lính ba gai. Cậu chuẩn úy với 5 anh lính du côn và lính thượng đi mở đường.

 

Bỗng nhiên có tiếng súng ầm ì phía trước, một anh lính của trung đội trúng đạn bị thương. Chuẩn úy Quý đứng xững như mơ ngủ. Anh lính thượng đeo máy lao vào bụi rậm. Tay lính xuất thân từ quân lao Gò Vấp la lên, thiếu úy nằm xuống. Rồi chợt nghe xa xa có tiếng của trung sĩ trung đội phó “ Chết rồi, bắn nhầm lính của ta rồi” Chuẩn úy Quý dẫn lính đi một vòng rồi lại về chỗ cũ nên quân ta tưởng chạm địch rồi bắn nhầm. Bút ký kể lại chân thật không hề che dấu và cường điệu. Đây là những tài liệu chính xác nhất của chiến trường.

Cho đến trận sau cùng, theo lời thuật của cô em gái ghi lại như sau:

Name: Hoang Hoa. City: Saigon , Viet Nam / Sent: Sun. February 06/2005/21:02

Anh tôi là cựu sinh viên trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Anh đã hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật còn lại tấm thẻ bài, vài tấm hình và một bức thư dài chưa kịp gởi, vì suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.
Bức thư đó đã được tìm thấy trong túi áo của anh. Chiến hữu cùng đơn vị kể rằng quanh xác anh nằm vương vãi nhiều đôi dép râu. Tay anh còn nắm chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên đùi, nhưng viên xuyên sọ đã cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đã ghi lại dấu chân sau cùng của cố Thiếu Úy Trần Văn Quý.
Anh tôi đã hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh. Xin cho tôi gởi hình ảnh và bức thư lên trang web Thủ Đức hải ngoại để linh hồn anh được ấm áp bên bạn bè chiến hữu.


Như vậy chuẩn úy Trần Văn Quý sau khi chết đã được truy thăng cố thiếu úy. Gia đình được lãnh lương chuẩn úy suốt 4 tháng từ khi ra trường đến khi tử trận, và thêm tiền tử tuất bằng 12 tháng lương cấp thiếu úy.

 

Từ khi rời bỏ gia đình Saigon và quân trường Thủ Đức ra đi, anh Quý cứ mong ước và hứa hẹn nhưng chưa hề gởi được 1 đồng bạc tiền lương cho cha mẹ mua quà như đã viết trong thư. Và lá thư Valentine của tình thương gia đình chỉ được trao về cho thân nhân vào tháng 2 năm 1974 cùng với di hài tử sĩ khi anh đã chết sau hai lần nổ súng. Trận đầu tiên đánh nhầm quân ta. Trận thứ hai mới thực sự chạm địch tại chiến trường. Đó là trận cuối cùng gói trọn tình thương trong tấm thiệp Valentine thứ nhất. Lá thư Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974.

Bây giờ xin kể đến chuyện những lá thư Valentine có hậu của Happy Ending.

Từ hơn 20 năm nay chúng ta vẫn nghe nói về chuyện tù cải tạo nhận thư nhà và gởi thư đi từ những miền thượng du Bắc việt. Những lá thư Valentine hết sức cay đắng đó bây giờ ở đâu. Ai là người nhận và ai là người gởi.

blank
Thêm vào đó, khi tù được giải lao từ nơi này đến nơi khác, mỗi khi chuyển trại các anh ném những lá thư xuống bên đường, rơi vào đám dân và hy vọng có người nhặt được gởi về cho gia đình. Khi chuyển trại từ Bắc vào Nam đi ngang qua vùng Saigon , tù cải tạo đã ném xuống cho dân những lá thư hy vọng. Ai là người nhặt được. Ai người tìm đến nhà trao lại. Ngày nay ai còn lưu giữ được những lá thư như thế.

Cuối năm 2008 tôi đã có may mắn gặp được một người con của cựu tù cải tạo đem đến món quà vô giá dành cho viện bảo tàng. Những lá thư từ trại tù miền Bắc gởi về cho gia đình trong Nam , những lá thư từ Sai Gon gởi vào trại tù Yên Bái. Và một lá thư ném xuống đường để nhờ người dân miền Nam vô danh đã đem đến nhà và bây giờ còn lưu lại. Đó là những di vật Valentine huyền diệu nhất của cuộc đời và chúng ta không thể có kỷ vật nào so sánh đươc.

Ông bạn chiến binh cựu tù cải tạo đã gấp và xếp những lá thư hết sức cẩn thận dành cho chúng tôi giữ làm di sản tình yêu trong chiến tranh. Những hàng chữ rất nhỏ trên tờ giấy xám như bầu trời của chế độ tù đày.

Lời lẽ thương yêu của chồng của cha gởi về nhắn nhủ vợ con. Viết sao cho gia đình hiểu được những ẩn ý dưới hàng chữ thân yêu.

Thư con trai 16 tuổi lớn lên trong chế độ cộng sản mang lý lịch ngụy quân đã hứa với người cha tù tội sẽ thay cha lo cho tương lai gia đình.

Thư rơi bỏ trên đường được sản xuất rất nhiều với ghi chú rõ ràng dành cho tấm lòng vô danh nhặt được sẽ đem giao tại nhà. Một trong những thông điệp tình yêu huyền diệu đến tay người nhận.

Tất cả những kỷ vật chúng tôi nhận được do trung tá tù cải tạo gửi đến gồm có chiếc áo tù rách vá nhiều chỗ gấp lại hết sức cẩn thận. Chiếc áo đã sống với người tù Vương Đình Viên Hồng trên 30 năm. Kèm theo là 7 lá thư trao đổi trong gia đình có cả lá thư do ân nhân nhặt được trao về địa chỉ tại Sàigon. Có lá thư đứa con trai của ông, 16 tuổi, Vương Bá Quốc Hùng viết cho cha từ Phú Nhuận ngày 6 tháng 3 năm 1981 với gói quà đầu tiên. Thư gửi cho K 9 HT:AH.118-NT.

blank

Cháu báo tin một vài thân nhân ở nhà ta đã di chuyển về Hà Nội, đến nơi bình yên, con cũng muốn đi nhưng chưa có điều kiện. Đọc thư biết ngay là báo cáo vượt biên thành công.

 

Đặc biệt lại có 2 sợi giây dù Việt Cộng đã dùng để trói anh bạn tù Lê Đức Thịnh khi xử bắn tại Long Giao 1976. Hai sợi giây này đã được ông Viên Hồng đem theo suốt những năm cải tạo từ Nam ra Bắc và trở về. Tài liệu này sẽ được lưu giữ dưới tiêu đề Valentine từ Yên Bái đến Sàigòn

Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu. Đó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ.

Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Để khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine hơn hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù lao cải Vương Đình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80.

Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

Hôm nay, nhân ngày Valentine với ý nghĩa rộng hơn tình yêu đôi lứa, nhân danh tình thương của con người với con người, tác giả xin gửi hoa hồng cho cháu Trần Hoàng Hoa, em gái của cố thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý, hiện còn ở Sàigòn.

 

Xin gửi hoa hồng cho người tù cải tạo Vương Đình Viên Hồng ở Virginia và xin gửi hoa hồng cho cháu Vương Bá Quốc Hùng ở San Jose . Cậu bé 16 tuổi ngày xưa ở Phú Nhuận, cũng muốn đi nhưng không có điều kiện. Phải chờ đến khi bố về mới có vé HO bơi thuyền đến bến tự do.   

Happy Valentine cho mọi người.  

Giao Chỉ, San Jose phổ biến qua đêm tình yêu tại Mỹ                       

[email protected]

 


.
,

Reader's Comment
2/15/201523:08:51
Guest
Quân đội VNCH chỉ có các quan to ,Tướng và Tá là phè phỡn thôi ! Các quan nhỏ mới ra trường , các Hạ sĩ quan và anh em binh sĩ chịu rất nhiều thiệt thòi ,,,thì làm sao có tinh thần chống Cộng !
_ Năm 1974, tai Suối Cát , tiểu khu Long Khánh , lính đóng đồn cấp trung đội chỉ còn có bốn người ,,, lính đảo ngũ hết ,,, Tỉnh trưởng kiem Tiểu khu Trường vui chơi bốn mùa !?
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện của Giannis Antetokounmpo cũng là câu chuyện của những người di dân Mỹ. Bất kể đến từ đâu, bất kể màu da, bất kể chủng tộc, giá trị của người di dân chỉ có thể được đánh giá trên sự phấn đấu và những đóng góp của họ cho quê hương mới.
Như vậy, thì “mạng xã hội” đã lũng đoạn thành công và làm tha hóa đảng Cộng sản chưa, hay là, nói như lời để lại ngày 15/09/2017 của Cố Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh (Trung Cộng) rằng: ”ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa.”
Sóng radio, sóng ánh sáng lan tỏa trong không gian như thế nào ta đã biết. Chỉ còn một thắc mắc: Nguyên do nào khiến một vi phân tử, thí dụ như photon, “bay” nhanh đến thế – có thể nhanh nhất trong Vũ Trụ. Theo truyền thống, trước hết, thỉnh ý tiền nhân. Lên Gúc, tra cứu sách báo khoa học, không thấy các ngài – như Einstein, Newton – dạy bảo gì rõ ràng, dứt khoát về vụ này. Đành trông chờ ở các bậc cao minh của thời đại chúng ta.
Trong bóng hậu trường đàm phán có các sự thật khác mà hồi ký của Khrushchev hé lộ một phần trong chi tiết. Khrushchev kể lại nội dung trao đổi giữa Chu Ân Lai với Hồ Chí Minh. Về diễn tiến trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh cho biết tình hình chiến sự là tuyệt vọng, nếu không ngừng bắn sớm, Việt Minh không thể chống Pháp trong lâu dài. Trước nguy cơ này, Viêt Minh, khi cùng đường, có thể tháo chạy qua biên giới tìm nơi trú ẩn và xin Trung Quốc tiến quân sang Việt Nam, như đã làm ở Triều Tiên.
Với riêng những người dân Việt Nam, còn có thêm câu trả lời rằng, chính phủ Mỹ của tổng thống Joe Biden hiện nay cũng là một ân nhân khi đã viện trợ và chấp thuận các hãng chế tạo thuốc ngừa Covid của Mỹ được phép bán thuốc cho Việt Nam vì nội các tiền nhiệm của Trump đã từ chối tham gia chương trình viện trợ nhân đạo COVAX cho thế giới. Chích mũi thuốc Pfizer hay Moderna, hy vọng người dân Việt Nam sẽ nhớ đến điều này.
Đạo đức của thị trường không phải kinh doanh lương thiện mà chính ở chổ đầu tư khôn ngoan và chính chắn sẽ được thị trường tưởng thưởng, bằng ngược lại liều lỉnh hay lảng phí sẽ bị đào thải. Bàn tay vô hình thường xuyên tẩy sạch các sai lầm thì thị trường mới sinh hoạt tự do và lành mạnh. Sách báo kinh tế Hoa Kỳ lại nhắc đến “moral hazard” hay là rủi ro đạo đức. Giống như cháu hư tại bà tức có can thiệp từ bên ngoài - thường là do bàn tay hữu hình của nhà nước – dung dưỡng bao che khiến thị trường trở nên ỷ lại không cải sửa thói hư tật xấu. Thị trường không tự sửa sai sẽ có ngày vấp ngã giết chết nền kinh tế.
“Các ‘đại gia’ đó đã trở về Việt Nam từ thập niên 1990 khi đất nước bắt đầu mở cửa để đổi mới. Họ đầu tư chủ yếu vào bất động sản và xây dựng quan hệ là hai thứ tài sản có lợi nhất trong thời quá độ. Với túi tiền và kinh nghiệm tham nhũng ở Liên Xô và Đông Âu cũ, họ là những người cơ hội (như ‘carpetbaggers’) đặc trưng của thời kỳ tích tụ tư bản hoang dã.
Chuyện thứ nhì vui, tràn đầy hạnh phúc. Đoàn lính đang diễn hành, sắp tới khán đài. Bổng một anh lính trẻ, tân binh của Trường Võ bị, đưa tay ra hiệu vào nhóm người đừng trên lề đường coi lễ. Một cô đầm, xiêm y tươm tất, vội tiến ra tới gần anh lính. Anh lính liền bước ra khỏi hàng, quì xuống, móc túi lấy ra chiếc nhẫn đính hôn, đeo vào ngón tay áp út của cô đầm. Họ đứng dậy, dĩ nhiên là ôm nhau hôn tuy còn luật ngăn cách vì dịch vũ hán! Cấm hôn!
Theo bản tin đăng trên trang mạng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Blinken đã tái cam kết sự ủng hộ của Hoa Kỳ với khối ASEAN, xây dựng mối quan hệ chiến lược dựa trên nhân quyền và các quyền tự do phổ quát, sự thịnh vượng kinh tế và dựa theo lợi ích người dân. Ông cũng cam kết là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ các quốc gia trong khu vực chống lại đại dịch Covid-19 qua các chương trình viện trợ của Mỹ.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Geneva vào tháng trước, vũ khí mạng đóng vai trò lớn hơn trong chương trình nghị sự so với loại vũ khí hạt nhân. Rõ ràng thế giới đã thay đổi kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng Biden đã hoàn thành điều gì, nếu có?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.