Hôm nay,  

Động Đất: Một Chuyển Động Của Thiên Nhiên Chống Lại Loài Người

06/02/201510:47:00(Xem: 4556)

ĐỘNG ĐẤT: MỘT CHUYỂN ĐỘNG CỦA THIÊN NHIÊN CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI

 

Chu Tất Tiến

 

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, vụ động đất 9.0 độ Richter kéo theo sóng thần (Tsunami) tràn vào miền Đông Bắc của Tokyo gây thương vong rất lớn cho Nhật Bản.Tổng số thương vong và mất tích, tính đến hạ tuần tháng 3 lên đến gần 20,000 người. Ảnh hưởng của vụ động đất này rất lớn, không những gây thiệt hại đến khoảng 300 tỉ đôla, mà còn hăm dọa dân Nhật và các quốc gia có chung bờ biển với Nhật về tác hại của phóng xạ khi hai lò nguyên tử bị rò rỉ và nổ. Ngoài ra, việc đất động làm cho cư dân trên thế giới lo ngại những cuộc động đất tương tự sẽ xẩy ra trong tương lai, nhất là tại tiểu bang California, nơi có đường nứt San Andreas kéo dài suốt chiều dọc của tiểu bang này. Thực tế, theo UCERF (Uniform California Earthquake Rupture Forecast), cơ quan theo dõi địa chấn bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, tiên đoán rằng trong vòng 30 năm tới, sẽ có 67% cơ nguy một trận động đất trên 6.7 độ Richter sẽ rung chuyển vùng Los Angeles, 63% có thể xẩy ra tại San Francisco Bay Area, nhưng chỉ có 53% nguy cơ xẩy ra tại đường nứt San Andreas mà thôi. Trong khi đó, tại miền Bắc California, chỉ có 31% cơ hội xẩy ra một cuộc địa chấn tương đương với vụ động đất năm 1989 tại Loma Prieta và vụ đất động năm 1994 tại Northridge, Nam California. Dù cho còn khá lâu mới thấy lời tiên đoán kia đúng hay sai, nhưng qua những cuộc động đất đã từng xẩy ra và dựa vào những lời tiên đoán ấy, cư dân tại tiểu bang California cảm thấy bất an khi sống tại tiểu bang mà Thần Đất hay nổi giận này. Nhiều người đã dọn nhà đi tiểu bang khác vì sợ động đất (Cách đây hơn 10 năm, một ông Đạo người Việt đã long trọng tuyên bố là California sẽ có động đất khủng khiếp, làm một nửa tiểu bang này nứt ra, văng xuống biển khiến nhiều người Việt lo sợ, bán vội nhà cửa và chạy về phía Đông nước Mỹ, gây bất ổn cho thị trường nhà cửa và làm cho nhiều người mất nghề nghiệp, trở thành trắng tay, khi muốn về lại California.)

Vậy, động đất hay địa chấn là gì? Tại sao lại xẩy ra động đất?

Vỏ quả đất chúng ta đang sinh sống không phải liền lạc như vỏ quả cam, mà tách rời thành từng mảng (plate tectonics) nổi giữa các đại dương và hai cực của quả đất, Bắc Cực và Nam Cực. Trên những mảng đó là các đại lục là nơi con người sinh sống. Một điều rất quan trọng mà con người ít chú ý là các mảng đó vẫn trôi, vẫn chuyển động từ hàng triệu triệu năm nay. Vì di chuyển như thế, mảng trôi về Nam, mảng trôi qua Bắc, nhất định sẽ xẩy ra các vụ đụng chạm. Khi các mảng vỏ địa cầu đó đụng vào nhau, tầng thạch quyển (lithosphere) ở trên cùng bị ép, cong lại rồi lại bật trở lại vị trí cũ. Để có thể hiểu được việc cong và bật này, chúng ta phải tưởng tượng ra lúc ta cầm tay cầm của bàn chải đánh răng, bẻ cong lên rồi buông tay ra, cái tay cầm đó sẽ bật trở lại. Đá cũng thế. Đá không phải cứng vĩnh viễn như chúng ta tưởng, mà đá cũng bị đẩy cong khi hai mảng vỏ địa cầu đụng vào nhau. Dĩ nhiên là sự cong của đá khi bị va đụng không nhanh như khi ta bẻ cái tay cầm của bàn chải đánh răng, mà kéo dài rất lâu. Cho đến nay, chưa ai đo được thời gian một cạnh của mảng vỏ địa cầu cong và bật trở lại là bao lâu, chỉ biết rằng, khi đá bị bật trở lại, một sức ép (stress) được tạo thành gây ra những làn sóng (Wave) chấn động chạy lan ra xa, cũng giống như khi ta ném một hòn đá xuống nước vậy. Những làn sóng chấn động này, chạy tới đâu thì giật đổ các kiến trúc trên mặt đất đến đấy, và người ta gọi sự chấn động ấy là “Động Đất” hay “Địa Chấn”.

Thường thì những cơn địa chấn không bao giờ đi lẻ loi, mà kéo theo hàng loạt những cơn hậu địa chấn khác. Chúng ta hãy tưởng tượng hai con tầu đậu ở cảng, tầu A bị sóng nhồi đập vào tầu B làm bể vỏ tầu B và cả vỏ tầu A. Nhưng sau khi đập vào nhau rồi, hai con tầu giống như hai cái lò xo, lại bung ra xa rồi từ từ lại đập vào nhau thêm lần nữa, rồi lần nữa. Dĩ nhiên, những lần đập sau nhẹ hơn và chậm dần cho đến khi không còn sự va đụng nào. Cũng như thế, hai mảng địa chất va vào nhau không phải một lần mà nhiều lần, nhưng lần sau nhẹ hơn lần trước, và cứ thế, các sức ép dần dần giảm đi và ngưng lại. Đó là lý do tại sao có “hậu chấn”.

Đôi khi động đất lại xẩy ra dưới hình thức “cọ xát và trượt ”.  Tương tự như khi ta cầm hai viên đá cuội chà xát vào nhau rồi cho chúng trượt đi để tạo ra một ngọn lửa bật ra giữa hai viên đá, hai mảng vỏ quả đất chạm vào nhau và cứ thế đè nghiến vào nhau, không rời, rồi sau cùng trượt đi, tạo ra một cơn địa chấn khủng khiếp vì trước khi trượt đi, lớp đá ở hai bên đường đụng chạm (fault) cong lên. Sau khi hai mảng trượt đi, vỏ quả đất lại trở lại bằng phẳng và êm lặng như trước. Do đó, không có nhiều cơn hậu chấn như khi hai mảng bồng bềnh đập vào nhau rồi dội ra.

Tại sao địa chấn lại giật sập nhà cửa và các công trình kiến trúc, cho dù xây cất kiên cố? Như đã viết ở trên, địa chấn xẩy ra khi có các làn sóng di chuyển từ trung tâm lan ra ngoài. Các làn sóng “mặt đất” này (surface wave) cũng không khác các làn sóng ở dưới nước khi ta ném gạch xuống nước, nghĩa là cũng lan ra từ trung tâm điểm, lớp lớp chạy theo nhau dưới dạng vòng tròn, vòng trong nhỏ, vòng ngoài lớn. Nếu chỉ có một lớp sóng chạy ào qua mau rồi mất luôn thì có lẽ nhà cửa không sập, mà vì vừa xong đợt sóng này, lại tới đợt sóng khác, liên tục và rất nhanh, khiến các cấu trúc trên mặt đất vừa ngả nghiêng chưa kịp dừng lại, thì lớp sóng khác đã nhào tới, giật đổ luôn. Nếu chúng ta cầm một cái lò xo mà trẻ em hay chơi và nhồi lên nhồi xuống, thì sẽ hiểu các làn sóng mặt đất chuyển động như sau: một “chùm sóng” dính sát vào nhau lan nhanh từ đầu nơi tay chúng ta cầm chạy ra tới đầu kia. Chùm này chưa chạy tới đầu kia thì chùm khác đã lan nhanh đến…Mắt thường của con người khó mà nhận ra các chùm sóng này chạy rần rần dưới chân đâu vì nó chạy rất nhanh. Thực tế, khi chúng ta thấy nhà cửa tự nhiên rung rung rồi đồ đạc trên kệ thi nhau rơi xuống đất là lúc các cơn sóng địa chất chạy qua dưới chân như con rắn trườn dưới chân ta đấy!

Tại sao lại có vùng bị địa chấn tàn phá dữ dội trong ở vùng khác lại đổ vỡ vừa phải? Đó là do kết cấu của lục địa. Chỗ nào mà cấu trúc dưới đất gồm toàn sỏi đá, đá lớn, đá nhỏ.. thì làn sóng phá hoại này bị cản lại nhiều, do đó mà ít đổ vỡ. Còn chỗ nào mà kết cấu đất lại gồm toàn đất thiệt hay đất sét, bùn nhão, hoặc là do đất bồi (fill in) thì cơn sóng địa chất tha hồ tung hoành. Los Angeles có kết cấu đa phần là đất sét và cát, nên người ta tiên đoán là nếu mà có một trận động đất xẩy ra ở đây, và vì có rất nhiều nhà cao tầng xây từ xưa, thì số lượng người chết phải lên tới cả trăm ngàn, còn nhà cửa thì bị phá hoại y như vụ động đất rồi cháy nhà năm xưa tại San Francisco vào năm 1906. Hồi đó nhà cửa nếu không bị giật sập cũng bị cháy tiêu với vụ cháy kéo dài mấy ngày. Vì thế, những người cẩn thận, trước khi mua nhà, thường đi tìm Bản Đồ Địa Chấn (Earthquake Map) để biết dưới lòng đất là kết cấu gì: đá, cát, hay đất sét và cũng để tìm hiểu xem có đường nứt nào chạy ngang qua đó không.

Tại khu vực Nam California, có rất nhiều đường nứt lớn nhỏ. Hầu như tỉnh nào cũng có, nhưng ở khu vực gần biển như Huntington Beach, Seal Beach… có nhiều đường nứt lớn hơn tại các tỉnh Westminster, Orange, hay Santa Ana. Ở miền Đông Garden Grove, kết cấu địa chất có nhiều đá hơn ở miền Tây Garden Grove. Các vùng cao và sang trọng như Malibu lại có kết cấu nhão hơn nên thường xẩy ra đất truồi và lụt. Có thể nói vùng của các triệu phú này là vùng nguy hiểm nhất cho con người : ngoài cháy rừng, còn sập nhà, bùn chẩy… (Dân Việt tị nạn may mắn là có ít triệu phú và khó chen chân mua được nhà ở Malibu nên ít gặp tai nạn?). Trong các trận động đất ở gần núi đá, điều đáng sợ hơn cả sập nhà, bùn đổ mà là đá chạy! Những khối đá to nhỏ rùng rùng chuyển động, chạy ầm ầm xuống chân núi theo những khe núi với tốc độ khoảng 50 dậm một giờ, sẽ nghiến nát tất cả mọi cây cối, nhà cửa trong nháy mắt, và không một sinh vật nào ở trong vùng đó mà sống sót được. Tại các nơi động đất ở bình nguyên, còn có hy vọng sống sót nếu được một cái đà cản, núp dưới một cái bàn cứng, hay một bức tường đổ xuống biến thành một cái mái nhà, hoặc chạy kịp ra sân trống mà không vướng dây điện… Ở vùng núi đá, nếu xẩy ra động đất, toàn bộ một ngôi làng, một tỉnh sẽ biến thành bình địa!

Người ta có thể tiên đoán được động đất không? Có thể và không có thể! Những chuyên gia địa chất thường tiên đoán được động đất khi đo đạc những đường nứt theo thời gian, thí dụ như ở đường nứt San Andreas lộ liễu ngay trên mặt đất, mỗi năm di chuyển và nứt thêm trung bình 2 cm. Các chuyên gia địa chấn sẽ dựa vào kết cấu địa chất tại từng vùng, dựa vào “lịch trình” động đất mà những con số trong quá khứ đã xẩy ra, mà “phỏng định” thời gian mà hai mảng vỏ địa cầu sẽ đụng nhau, để từ đó mà tiên đoán thời gian sẽ xẩy ra động đất. Ngoài ra, để biết những cơn địa chấn gần đến, các chuyên gia cắm xuống dưới đất sâu một hệ thống “nghe” chấn động với những hệ thống “cảm ứng” (sensors) để dò ra những chuyển động dù rất nhỏ, rất xa, và rất sâu hầu thông báo kịp thời cho bà con chạy! Bên cạnh đó, còn sự quan sát bề mặt, theo dõi sự thay đổi sinh hoạt của thiên nhiên mà tiên đoán. Gần đây, thấy hàng triệu con cá dạt vào bãi biển, chết ngộp, môt số nhà địa chất đã vội cho rằng cuối tháng 3 sẽ có một trận địa chấn tại California làm bà con hoảng hốt, ngưng mọi hoạt động kinh tế, tài chánh. Thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy có địa chấn sắp tới: dê núi tự nhiên kéo nhau nhẩy tuốt lên trên ngọn, những con cá nuôi trong nhà đột nhiên quay cuồng kỳ lạ, rắn rết rủ nhau chạy lên cao, côn trùng dưới mặt đất bỗng nhiên bò cả lên mặt đất... Thường thì những dấu hiệu này cho thấy mặt đất đang chuyển động, hoặc nóng lên bất thường vì sự cọ xát của vỏ địa cầu. Nhưng cũng có phán đoán sai, như hiện tượng cá chết ở bãi biển trong đầu tháng 3 không phải là báo hiệu cơn địa chấn mới mà chỉ là hậu quả của cơn động đất cũ, nước biển ấm lên, các luồng nước ấm, nước lạnh thay đổi, khiến cho cá hoảng hốt, chạy càn và dạt vào bờ biển.

Thực tế nữa, cho đến nay, chưa có thể dựa vào các dữ kiện khoa học để báo trước một cơn động đất sẽ xẩy ra trong tương lai xa một cách chính xác được. Người ta chỉ có thể nói đến những cơn địa chất sắp xẩy ra tức thì dựa theo các bộ cảm ứng ở dưới đất mà thôi. Những vụ tiên đoán trúng của một nhà địa chất nào đó, chỉ là kết quả của những quan sát tình cờ rồi suy luận theo kinh nghiệm của cá nhân mình, chứ không phải là một lời giải của một bài toán khoa học, nên lúc trúng lúc trật.  Con người hoàn toàn bó tay trước thiên nhiên. Bằng chứng là tại nước Nhật, luôn có hàng vạn nhà thiên văn, địa chất tài giỏi, có hàng ngàn dụng cụ đo lường tinh vi, nhưng có ai tiên đoán được ngày 11 tháng 3? Bởi vậy, như các cụ vẫn nói: “Trời kêu ai, người nấy dạ”. Chỉ có Thượng Đế mới quyết định được số phận của nhân loại, con người chỉ có một cách tránh động đất là “ăn ngay, ở lành” thì thiên tai đến cũng không run sợ.

Chu Tất Tiến.

 

 

Ở QUÊ ANH ĐỘNG ĐẤT HOÀI HOÀI

 

Chu Tất Tiến.

(Trả lời người bạn Mỹ.)

 

-Ở quê anh có động đất không?

-Có chứ, Linda, nếu động đất là ngả nghiêng, kinh hãi

Là uà cả ra đường, là chân rầm rập chạy

Không bom đạn mà tưởng như lửa cháy

Không cuớp bóc mà mất nghiệp, trắng tay

Thì quê anh...biết nói sao đây?

Cả chục, cả trăm lần động đất !

Một đêm nào, vừa đặt mình, nhắm mắt

Bỗng..." Giới nghiêm! Cấm tất cả ra đường !

Đổi tiền ! Một đồng mới bằng năm trăm đồng thường!

Mà chỉ được sở hữu hai trăm đồng mớí!"

Người ta chạy, người ta gọi nhau ơi ới

Ai cũng phát điên, nhà cưả sụp, còn đâu?

Chỉ một lời phán truyền, cả nước xôn xao

Xe đạp phóng, xe hơi hú còi, xích lô chạy thục mạng...

Cứ như vậy, đất nước anh đã nhiểu lần rung mạnh

Chưa kể những lần chặn cổng chợ, bịt kín đường

Công Anh Tỉnh , Công An Quận, Công An Phường

Cùng Phường Đội ào vô hốt của

Bà già khóc mếu, thiếu nữ dẫy dụa

"Bỏ hàng tôi ra, trả lại chén cơm tôi!"

Con nít hoảng kinh, nửa đứng, nửa ngồi

Mắt ướt lệ mà chân lăm le chạy loạn

Tiếng đổ vỡ ầm ầm, tiếng quát, Aka lên đạn

Có khác gì động đất đâu, Linda?

Và những lần chính sách vừa ban ra

Dân hí hởn đầu tư được dăm mười bữa

Chợt lại cấm , lại ngưng , chờ tu sửa...

Ngươì mếu máo, kẻ sụt xùi, than thở

Thiếu gì vụ chính quyền lừa dân vỡ nợ

Tiền dành dụm bao năm không cánh mà bay

Anh chạy Trường Sơn Đông, em chạy Trường Sơn Tây

Lo gỡ gạc chút nào hay chút đó...

Rồi những chiến dịch tảo thanh, bắt bớ..

Ở một tầng vẫn luôn sợ mất nhà

Về miền quê, nghe dân khổ khóc la

Bọn cưỡng chiếm vừa tràn qua, động đất

Chúng đánh đập dân, lùa dân ra đường, khóc ngất

“Kệ mẹ chúng bay! Ông cứ lấy đất xây nhà

Xây biệt thự cho quan, xây sân gôn, vi-la

Chúng bay chết, ông còn mừng chiến thắng!

Cộng Sản mà bay, của cải gộp cho Đảng

Để Đảng phân chia cho cán bộ trước tiên.

Còn dân oan, chúng bay được tí tiền

Khỏi chết đói ngay đơ, thế là Cộng Sản!”

-Vâng! Linda ơi!

Nếu động đất xẩy ra trên nước bạn

Chết chục người, chẳng thấm thía vào đâu!

Quê hương anh từ cực Bắc đến Cà Mâu

Vẫn động đất chết cả triệu người, em ạ.

Chết sớm, chết chiều, chết bây giờ, chết tàn tạ

Chết trong lòng, chết khốn khổ, cháy tương lai

Mà động đất quê anh, vẫn cứ xẩy ra hoài

Chẳng biết kiếp nào mới an lành, em ạ!

 

Chu Tất Tiến.

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.