Hôm nay,  

Dân Chủ Tự Do và Dân Chủ Xã Hội

03/02/201500:00:00(Xem: 4898)

Hai khái niệm Dân chủ Tự do (Liberal Democracy) và Dân chủ Xã hội (Social Democracy) cần nên phân biệt vì tuy có nhiều điểm trùng hợp nhưng vẫn mang khác biệt khá xa. Dễ hiểu nhất khi nói Hoa Kỳ theo mô hình Dân chủ Tự do trong lúc các nước Âu Châu xây dựng Dân chủ Xã hội.

Nền Dân chủ Tự do đặt quyền tự do của cá nhân làm chính. Con người sinh ra được ban bố tự do tuyệt đối, nhưng rồi sau đó phải đánh đổi một phần khi chọn sống trong tập thể để được bảo vệ. Xã hội một khi thành hình cần có chính quyền để giữ trật tự ổn định, nhưng nhà nước không thể lợi dụng danh nghĩa vì lợi ích chung nhằm tước đoạt quyền tự do của cá nhân vì nhân loại không thể thăng hoa nếu đánh mất đi sáng tạo và tư tưởng.

Thí dụ dễ hiểu là người sống tiền sử có tự do tuyệt đối muốn ăn uống ngủ thức lúc nào cũng được, bù lại họ bị thiên nhiên và thú dữ đe dọa. Con người tiền sử chọn tập thể để bảo vệ lẩn nhau nên đành phải chấp nhận một số luật lệ quy định hành vi, cử chỉ và trách nhiệm khi sống chung đụng. Nhà nước được thành hình nhằm duy trì ổn định xã hội, nhưng lịch sử lại cho thấy chính nhà cầm quyền đôi khi trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất tước đoạt tự do, tài sản và sinh mạng của công dân – người đối với người còn tàn ác hung hiểm hơn cả loài thú dữ đối với nhau. Cho nên mô hình xã hội theo kiểu Dân chủ Tự do đặt nặng việc kiểm soát ngăn ngừa không để nhà nước lạm dụng lý lẻ phục vụ lợi ích chung mà cướp đi tự do của mỗi cá nhân khiến con người mất đi quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.

Những người Âu Châu bị trù dập trốn bỏ nước ra đi đến Bắc Mỹ, sau này nổi lên chống chính sách thuế khóa bất công của vua chúa nước Anh mà thành hình Hiệp Chúng Quốc. Dòng lịch sử khiến người Mỹ mang tâm lý ngờ vực không muốn xây dựng một chính quyền trung ương liên bang (federal government) mạnh. Đất nước Hoa Kỳ lại được khai phá bởi các cộng đồng (community) và từng cá nhân tiến về miền Tây trong khi nhà nước trợ giúp rất ít cho nên dân Mỹ tự hào về ý chí tự lực của mình. Tinh thần này phù hợp với Chủ nghĩa Tư bản vì tin rằng xã hội có được thịnh vượng chính là nhờ nổ lực của từng cá nhân, đến khi thành công mang lại lợi ích chung cho mọi người khác. Tài sản của cải chính do tư nhân tạo ra, còn chính quyền phải bị kềm chế vì nhà nước càng tập trung quyền hạn chỉ thêm can thiệp phiền hà sách nhiễu đối với công ăn việc làm của dân chúng mà thôi. Ai nắm túi tiền thì có quyền lực nên người Mỹ chống chính sách sưu cao thuế nặng ngay cả khi mục tiêu dùng vào các chương trình xã hội vì sẽ đem lại tính lười biếng ỷ lại. Sự trợ giúp lẫn nhau phải bắt nguồn từ cộng đồng và ý thức của cá nhân chớ không phải công việc của nhà nước, nên Hoa Kỳ mới thành hình truyền thống tự nguyện (volunteerism) và Xã hội Dân sự (civic society) rất đa dạng. Đây chính là tính ưu việt (exceptionalism) mà người Mỹ tự hào và được Tổng thống Ronald Reagan ví von như “a shining city on the hill” – ngọn hải đăng cho nhân loại.

Trái lại lịch sử Âu Châu gồm nhiều khu vực cai quản bởi các lãnh chúa, sau này mở mang thành nhiều quốc gia sống gần và luôn tranh chấp với nhau khiến người dân quen đi việc nộp thuế để được bảo vệ an ninh. Vì bị đe doạ thường trực nên dân chúng quen với quan niệm cho rằng quyền tự do cá nhân phải được cân bằng với lợi ích tập thể, do đó môi trường Âu Châu thuận lợi cho sự phát triển của nền Dân chủ Xã hội tức người dân cho phép nhà nước có nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn là ở Mỹ.


Trong nền Dân chủ Xã hội thì quyền tự do và tư hữu của mỗi cá nhân vẫn được tôn trọng, nhưng nhà nước dùng chính sách thuế khóa để san bằng phần nào chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Do đó thuế ở Âu Châu cao hơn tại Hoa Kỳ, bù lại dân chúng được học hành miễn phí và hưởng nhiều lợi ích an sinh xã hội khác.

Không ít dân Mỹ chống lại quan điểm nói trên vì Khế ước Xã hội chẳng bao giờ cho phép nhà nước can thiệp để giới hạn tình trạng giàu nghèo chênh lệch. Trái lại ai làm nấy hưởng, lợi ít chung chỉ đến khi mỗi cá nhân có toàn quyền tự do sáng tạo và mưu cầu hạnh phúc, đến khi doanh nghiệp thành công mở mang mướn thêm công nhân thì xã hội được chia sẻ phúc lợi. Hơn nửa nhà nước càng nhiều quyền hành lại ưa lạm dụng. Trái với điều nhiều người thường nghĩ, dân Mỹ tuy theo cá nhân chủ nghĩa nhưng không ích kỷ bởi vì họ đóng góp giúp đỡ lẫn nhau qua tổ chức tôn giáo hay Xã hội Dân sự, tức là bằng sự tự nguyện và ý thức dân sự chớ không phải do nhà nước dạy dỗ hay ép buộc. Cho nên nhiều nhà tư bản như Bill Gates sắt thép trong kinh doanh nhưng sau đó lại để gần hết gia tài gần 50 tỷ USD cho từ thiện!

Tưởng cũng nên nhắc đến sự khác biệt giữa Dân chủ Xã hội và Xã hội Chủ nghĩa (Socialism). Xã hội Chủ nghĩa cũng bắt đầu từ chống bất công với phương án là tước đoạt quyền tư hữu của mọi người dân để rồi ai cũng giống ai không thể bóc lột lẫn nhau, nhà nước nắm trong tay mọi của cải xã hội sau đó ban phát phúc lợi đồng đều cho dân chúng. Trong thực tế nhà nước nắm mọi quyền hạn và tài sản nên giai cấp cầm quyền hưởng lợi trước, còn dân chúng làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên chẳng ai dại gì làm hết sức mình cho người khác hưởng!

Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt thì mô hình Tư bản Nhà nước (State Capitalism) lại được nhắc đến nhiều, chính yếu theo đà thành công vượt bực ở Trung Quốc (cho dù nhiều nước khác như Saudi Arabia từ trước đến nay vẫn theo mô hình này). Trong xã hội kiểu này người dân có được quyền tư hữu và kinh doanh nhưng nhà nước điều hướng nền kinh tế và cai quản các tài sản cùng lợì tức quan trọng trong quốc gia. Đến khi áp dụng vào thực tế thì Tư bản Nhà nước đi đôi với độc quyền lãnh đạo – ngay cả khi đa đảng thì vẫn một đảng cầm quyền vĩnh viễn – lý do bởi thế lực hay khối lợi ích nào đã nắm được tài sản quốc gia cũng chẳng dại gì chia sẻ cho cánh khác. Hơn thế đảng cầm quyền còn giới hạn quyền tự do của dân chúng để không bị chỉ trích phê phán. Ưu điểm của mô hình xã hội nói trên ở nơi huy động được nhân vật lực vào những mục tiêu chung nên tạo được nhiều bước tiến nhảy vọt nhất là trong khoảng thời gian đầu, do vậy thu hút được không ít trong số các quốc gia đang phát triển và các nhà độc tài. Khuyết điểm chính nơi không thể giải quyết được mâu thuẩn cơ bản một khi một nhà nước giữ nhiều quyền hạn liệu có sẽ bóp nghẹt tự do sáng tạo của cá nhân và sức sống của xã hội hay không để khiến đất nước rơi vào độc tài, bè phái, bất công và trì trệ dài lâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khối Euro (Eurozone) gồm 19 quốc gia Âu Châu dùng chung đồng Euro. Khối Euro được hình thành trong mục đích thúc đẩy mậu dịch khi không còn phải hoán chuyển giữa các đơn vị tiền tệ riêng lẻ của mỗi nước thành viên. Ít ai ngờ rằng chính lợi thế này của đồng Euro lại trở thành sợi dây lòi tói cột chặc nhiều nước chết chùm trong cơn khủng hoảng!
Theo như thư lời của TBT Nguyễn Phú Trọng thì đây là cách “tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà báo Việt Nam, giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ.” Trừ khử mọi ngòi bút đối lập cho khỏi vướng thì đúng là Đảng đã “tạo điều kiện thuận lợi cho giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ” rồi. Chỉ có điều đáng tiếc là tuy được độc quyền (múa gậy vường hoang) nhưng đội ngũ cầm bút quốc doanh cũng chả thực hiện được điều chi tốt đẹp, nếu chưa muốn nói là ngược lại.
Trong mùa thi cử, sinh viên hay dùng cà-phê để có thể thức khuya gạo bài… Trong hãng xưởng, công nhân thường được phép nghỉ xả hơi 15 phút sau hai tiếng đồng hồ làm việc, gọi là pause de café hay coffee break để nghỉ xả hơi, để uống cà-phê hay để tán ngẫu, vân vân. Cũng có khi nhờ ai giúp mình một việc nào đó, thì mình hay trả công cho họ bằng một ít tiền cà phê cà pháo hay tiền tip cho nó vui vẻ cả làng. Nhưng cà-phê dễ bị ghiền nếu uống thường xuyên.
Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra. Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia xử lý đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.
Xét trên bình diện vật lý, thuyết Big Bang “tồi tệ hết thuốc chữa” (atrocious and unjustifiable from a physical point of view.) Bạn đọc đừng giật mình, nhăn mặt. Lời chỉ trích nặng nề ấy của Einstein, không phải của tôi. Năm 1927, Georges Lemaître , một tu sĩ và cũng là khoa học gia lừng danh người Bỉ, trình làng thuyết “Big Bang”, giải thích nguồn gốc và sự hình thành của vũ trụ. Theo thuyết này thì vũ trụ khởi đầu từ một nguyên tử nguyên thủy (primeval atom – primordial atom), tạm gọi là Nguyên Tử Gốc chứa đựng đủ mọi loại vật chất, phóng xạ, cùng thời gian, không gian. Tất cả được ép, nén chặt vào một khối nhỏ đường kính cỡ vài ly (millimeter). Rồi cái khối nhỏ như viên sỏi tí tẹo ấy nổ ra, chỉ trong một phần tỷ tỷ của một giây, đã bung ra lớn khủng khiếp, và sau khoảng 13 tỷ 800 triệu năm thì Nguyên Tử Gốc trở thành Năm 1927, Georges Lemaître , một tu sĩ và cũng là khoa học gia lừng danh người Bỉ, trình làng thuyết “Big Bang”, giải thích nguồn gốc và sự hình thành củ
Theo dõi tình hình Việt Nam sẽ thấy đảng nói sao thì dân nghe vậy, không ai dám cãi nhưng không biết ai là người nói thật. Dân cứ giả câm giả điếc cho cho xong chuyện vì cán bộ đã bảo “mọi việc đã có nhà nước lo”, dù đảng cứ ì ra đấy từ năm này qua năm khác. Miết rồi chuyện không thành có, việc đúng thành sai. Cả xã hội cùng phấn khởi lên đồng với đảng cho trăm họ cùng vui. Tuyên giáo đảng thì luôn khua chiêng đánh trống inh ỏi rằng mọi việc đảng làm đều đúng và trúng, lời nói của lãnh tụ đều là khuôn vàng thước ngọc và văn kiện đảng là “Văn bia, còn để lại đời sau”, như ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khoe hôm 14/02/2020.
Mỗi ngày tôi nhận được khoảng 20 email do bạn bè chuyển tới. Nội dung chủ yếu là xoáy vào đại dịch Coronavirus-Vũ Hán. Một email đặc biệt do chị Tống Mỹ Loan, Nantes, Pháp, với tựa đề Vũ Hán đang ở tình trạng bị đe dọa như ngàn cân treo sợi tóc, do đập Tam Hiệp bị vỡ. Vũ Hán phát tán ra Coronavirus-Vũ Hán, gây kinh hoàng trên 212 quốc gia và dùng lãnh thổ với 4,519, 986 ca nhiễm, số tử vong 316, 026 người (14-5-2020). Đồng thời Vũ Hán đang bị đe dọa bởi một tai họa kinh hoàng, là vỡ đập Tam Hiệp.
Trần Văn Giang mời quý vị đọc qua một ít triết lý vun vặt của đời sống thật do kinh nghiệm bản thân chứ bỉ nhân không hề dám có ý định dạy đời gì cả, trong lúc lịnh “Stay-At-Home” rất chán nản, mà vẫn còn hiệu lực dài dài.
Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn vận động toàn dân, nhất là cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh vien, học sinh trong nước, học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vậy thưa bà con, đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh là gì mà đảng cộng sản lại vận động toàn dân học tập?
Tôi sinh ra trong miền Nam, sau ngày thày u tôi di cư vào Nam năm 1954. Ngày còn bé chưa biết chiến tranh là gì. Đến năm 10 tuổi thấy đám tang ông chú họ với quan tài phủ cờ, nến lung linh, nghe nhiều tiếng khóc lóc thảm thương sao buồn quá. Chú là sĩ quan dù, chết trận ở Đồng Xoài. Thày tôi và bố chú đi nhận xác ở Tổng Y viện Cộng hoà. Nghe thày kể khi đi phải mang theo tỏi để lúc vào nhà xác đưa lên mũi khử mùi hôi. Nhiều xác chết, không biết chú nằm ở đâu, bố chú khấn nguyện “Con ơi! Nếu con chết thiêng thì ra dấu cho bố biết để nhận con”. Một xác người động đậy và đó là chú.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.