Hôm nay,  

Dân Chủ Tự Do và Dân Chủ Xã Hội

03/02/201500:00:00(Xem: 4864)

Hai khái niệm Dân chủ Tự do (Liberal Democracy) và Dân chủ Xã hội (Social Democracy) cần nên phân biệt vì tuy có nhiều điểm trùng hợp nhưng vẫn mang khác biệt khá xa. Dễ hiểu nhất khi nói Hoa Kỳ theo mô hình Dân chủ Tự do trong lúc các nước Âu Châu xây dựng Dân chủ Xã hội.

Nền Dân chủ Tự do đặt quyền tự do của cá nhân làm chính. Con người sinh ra được ban bố tự do tuyệt đối, nhưng rồi sau đó phải đánh đổi một phần khi chọn sống trong tập thể để được bảo vệ. Xã hội một khi thành hình cần có chính quyền để giữ trật tự ổn định, nhưng nhà nước không thể lợi dụng danh nghĩa vì lợi ích chung nhằm tước đoạt quyền tự do của cá nhân vì nhân loại không thể thăng hoa nếu đánh mất đi sáng tạo và tư tưởng.

Thí dụ dễ hiểu là người sống tiền sử có tự do tuyệt đối muốn ăn uống ngủ thức lúc nào cũng được, bù lại họ bị thiên nhiên và thú dữ đe dọa. Con người tiền sử chọn tập thể để bảo vệ lẩn nhau nên đành phải chấp nhận một số luật lệ quy định hành vi, cử chỉ và trách nhiệm khi sống chung đụng. Nhà nước được thành hình nhằm duy trì ổn định xã hội, nhưng lịch sử lại cho thấy chính nhà cầm quyền đôi khi trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất tước đoạt tự do, tài sản và sinh mạng của công dân – người đối với người còn tàn ác hung hiểm hơn cả loài thú dữ đối với nhau. Cho nên mô hình xã hội theo kiểu Dân chủ Tự do đặt nặng việc kiểm soát ngăn ngừa không để nhà nước lạm dụng lý lẻ phục vụ lợi ích chung mà cướp đi tự do của mỗi cá nhân khiến con người mất đi quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.

Những người Âu Châu bị trù dập trốn bỏ nước ra đi đến Bắc Mỹ, sau này nổi lên chống chính sách thuế khóa bất công của vua chúa nước Anh mà thành hình Hiệp Chúng Quốc. Dòng lịch sử khiến người Mỹ mang tâm lý ngờ vực không muốn xây dựng một chính quyền trung ương liên bang (federal government) mạnh. Đất nước Hoa Kỳ lại được khai phá bởi các cộng đồng (community) và từng cá nhân tiến về miền Tây trong khi nhà nước trợ giúp rất ít cho nên dân Mỹ tự hào về ý chí tự lực của mình. Tinh thần này phù hợp với Chủ nghĩa Tư bản vì tin rằng xã hội có được thịnh vượng chính là nhờ nổ lực của từng cá nhân, đến khi thành công mang lại lợi ích chung cho mọi người khác. Tài sản của cải chính do tư nhân tạo ra, còn chính quyền phải bị kềm chế vì nhà nước càng tập trung quyền hạn chỉ thêm can thiệp phiền hà sách nhiễu đối với công ăn việc làm của dân chúng mà thôi. Ai nắm túi tiền thì có quyền lực nên người Mỹ chống chính sách sưu cao thuế nặng ngay cả khi mục tiêu dùng vào các chương trình xã hội vì sẽ đem lại tính lười biếng ỷ lại. Sự trợ giúp lẫn nhau phải bắt nguồn từ cộng đồng và ý thức của cá nhân chớ không phải công việc của nhà nước, nên Hoa Kỳ mới thành hình truyền thống tự nguyện (volunteerism) và Xã hội Dân sự (civic society) rất đa dạng. Đây chính là tính ưu việt (exceptionalism) mà người Mỹ tự hào và được Tổng thống Ronald Reagan ví von như “a shining city on the hill” – ngọn hải đăng cho nhân loại.

Trái lại lịch sử Âu Châu gồm nhiều khu vực cai quản bởi các lãnh chúa, sau này mở mang thành nhiều quốc gia sống gần và luôn tranh chấp với nhau khiến người dân quen đi việc nộp thuế để được bảo vệ an ninh. Vì bị đe doạ thường trực nên dân chúng quen với quan niệm cho rằng quyền tự do cá nhân phải được cân bằng với lợi ích tập thể, do đó môi trường Âu Châu thuận lợi cho sự phát triển của nền Dân chủ Xã hội tức người dân cho phép nhà nước có nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn là ở Mỹ.


Trong nền Dân chủ Xã hội thì quyền tự do và tư hữu của mỗi cá nhân vẫn được tôn trọng, nhưng nhà nước dùng chính sách thuế khóa để san bằng phần nào chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Do đó thuế ở Âu Châu cao hơn tại Hoa Kỳ, bù lại dân chúng được học hành miễn phí và hưởng nhiều lợi ích an sinh xã hội khác.

Không ít dân Mỹ chống lại quan điểm nói trên vì Khế ước Xã hội chẳng bao giờ cho phép nhà nước can thiệp để giới hạn tình trạng giàu nghèo chênh lệch. Trái lại ai làm nấy hưởng, lợi ít chung chỉ đến khi mỗi cá nhân có toàn quyền tự do sáng tạo và mưu cầu hạnh phúc, đến khi doanh nghiệp thành công mở mang mướn thêm công nhân thì xã hội được chia sẻ phúc lợi. Hơn nửa nhà nước càng nhiều quyền hành lại ưa lạm dụng. Trái với điều nhiều người thường nghĩ, dân Mỹ tuy theo cá nhân chủ nghĩa nhưng không ích kỷ bởi vì họ đóng góp giúp đỡ lẫn nhau qua tổ chức tôn giáo hay Xã hội Dân sự, tức là bằng sự tự nguyện và ý thức dân sự chớ không phải do nhà nước dạy dỗ hay ép buộc. Cho nên nhiều nhà tư bản như Bill Gates sắt thép trong kinh doanh nhưng sau đó lại để gần hết gia tài gần 50 tỷ USD cho từ thiện!

Tưởng cũng nên nhắc đến sự khác biệt giữa Dân chủ Xã hội và Xã hội Chủ nghĩa (Socialism). Xã hội Chủ nghĩa cũng bắt đầu từ chống bất công với phương án là tước đoạt quyền tư hữu của mọi người dân để rồi ai cũng giống ai không thể bóc lột lẫn nhau, nhà nước nắm trong tay mọi của cải xã hội sau đó ban phát phúc lợi đồng đều cho dân chúng. Trong thực tế nhà nước nắm mọi quyền hạn và tài sản nên giai cấp cầm quyền hưởng lợi trước, còn dân chúng làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên chẳng ai dại gì làm hết sức mình cho người khác hưởng!

Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt thì mô hình Tư bản Nhà nước (State Capitalism) lại được nhắc đến nhiều, chính yếu theo đà thành công vượt bực ở Trung Quốc (cho dù nhiều nước khác như Saudi Arabia từ trước đến nay vẫn theo mô hình này). Trong xã hội kiểu này người dân có được quyền tư hữu và kinh doanh nhưng nhà nước điều hướng nền kinh tế và cai quản các tài sản cùng lợì tức quan trọng trong quốc gia. Đến khi áp dụng vào thực tế thì Tư bản Nhà nước đi đôi với độc quyền lãnh đạo – ngay cả khi đa đảng thì vẫn một đảng cầm quyền vĩnh viễn – lý do bởi thế lực hay khối lợi ích nào đã nắm được tài sản quốc gia cũng chẳng dại gì chia sẻ cho cánh khác. Hơn thế đảng cầm quyền còn giới hạn quyền tự do của dân chúng để không bị chỉ trích phê phán. Ưu điểm của mô hình xã hội nói trên ở nơi huy động được nhân vật lực vào những mục tiêu chung nên tạo được nhiều bước tiến nhảy vọt nhất là trong khoảng thời gian đầu, do vậy thu hút được không ít trong số các quốc gia đang phát triển và các nhà độc tài. Khuyết điểm chính nơi không thể giải quyết được mâu thuẩn cơ bản một khi một nhà nước giữ nhiều quyền hạn liệu có sẽ bóp nghẹt tự do sáng tạo của cá nhân và sức sống của xã hội hay không để khiến đất nước rơi vào độc tài, bè phái, bất công và trì trệ dài lâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà xuất bản sách của Bolton, chắc sẽ nhận được khoản thu nhập lớn. Riêng Bolton, chưa chắc đã giữ được hai triệu đô la nhuận bút, nếu bị thua kiện vì đã không tôn trọng một số hạn chế trong quy định dành cho viên chức chính quyền viết sách sau khi rời chức vụ. Điều này đã có nhiều tiền lệ. Là một luật gia, chắc chắn Bolton phải biết. Quyết định làm một việc hệ trọng, có ảnh hưởng tới đại sự, mà không nắm chắc về kết quả tài chính, không phải là người hành động vì tiền. Hơn nữa, nếu hồi ký của Bolton có thể giúp nhiều người tỉnh ngộ, nhìn ra sự thật trước tình hình đất nước nhiễu nhương, thì cũng có thể coi việc làm của ông là thái độ can đảm, được thúc đẩy bởi lòng yêu nước. Không nên vội vàng lên án Bolton, khi ông từ chối ra làm chứng trước Hạ Viện, nếu không bị bắt buộc. Nếu có lệnh triệu tập, ông đã tuân theo. Không có lệnh, ông không ra, vì thừa biết, với thành phần nghị sĩ Cộng Hòa hiện tại, dù ra làm chứng, ông cũng chẳng thay đổi được gì. Dân Biểu Schiff nói: “John Bolton,
Thưở sinh thời – khi vui miệng – có lần soạn giả Nguyễn Phương đã kể lại lúc đưa đám cô Năm Phỉ, và chuyện ông Chín Trích đập vỡ cây đàn: “Ngày cô Năm Phỉ mất, người đến viếng tang nghe nhạc sĩ Chín Trích đàn ròng rã mấy ngày liên tiếp bên quan tài… Ông vừa đờn vừa khóc. Đến lúc động quan, trước khi đạo tỳ đến làm lễ di quan, nhạc sĩ Chín Trích đến lậy lần chót, ông khóc lớn:’ Cô Năm đã mất rồi, từ nay Chín Trích sẽ không còn đờn cho ai ca nữa…’ Nói xong ông đập vỡ cây đờn trước quan tài người quá cố. “Việc xảy quá đột ngột và trong hoàn cảnh bi thương của kẻ còn đang khóc thương người mất, mọi người im lặng chia sẻ nỗi đau của gia đình người quá cố và của nhạc sĩ Chín Trích. Khi hạ huyệt thì người nhà của cô Năm Phỉ chôn luôn cây đàn gãy của nhạc sĩ Chín Trích xuống mộ phần của cô Năm Phỉ.” (Thời Báo USA, số 321, 18/02/2011, trang 67)
Đai sứ Mỹ, Daniel Krintenbrink, phát biểu chiều ngày 2/7 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 25 năm binh thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ: “Washington sẽ triển khai các hoạt động ngoại giao, hàng hải, và quân sự để bảo đảm hòa bình, ổn định Biển Đông”. Đại Sứ Kritenbrink cho hay, Mỹ sẽ triển khai các hoạt động theo 3 hướng: 1- Tăng hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN. 2- Hỗ trợ các nước tăng cường hàng hải, để bảo vệ lợi ích của mình. 3- Phát triển năng lực quân sự Mỹ, trong đó có các hoạt động bảo vệ hàng hải.
Theo các hãng thông tấn và truyền hình lớn của Hoa Kỳ, vào ngày 27/6/2020, Đảng Dân Chủ Quận Hạt Orange đã thông qua nghị quyết khẩn cấp yêu cầu Ban Giám Sát Quận Hạt đổi tên Phi Trường John Wayne (tài tử đóng phim cao-bồi Miền Tây) vì ông này theo chủ nghĩa Da Trắng Là Thượng Đẳng và những tuyên bố mù quáng (bigot). Sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người. Bởi vì đối với các kịch sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, văn-thi-sĩ, họa sĩ, nhất là các tài tử điện ảnh…họ đều có cuộc sống cởi mở, đôi khi phóng túng, buông thả và ít liên hệ tới chính trị. Và nếu có bộc lộ khuynh hướng chính trị thì thường là cấp tiến (Liberal). Vậy tại sao John Wayne lại “dính” vào một vụ tai tiếng như thế này?
Hơn 10 năm trước, chính xác là vào hôm 28 tháng 6 năm 2009, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có tâm sự (đôi điều) nghe hơi buồn bã: “Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể: ‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng.’ Bạn có choáng váng khi mỗi tháng, một người trong mỗi gia đình nông dân chỉ có 40.000 đồng để chi tiêu tất cả những gì họ cần không?
“Lợi ích nhóm”, hay “nhóm lợi ích” là những tổ chức cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong đảng Cộng sản Việt Nam đã chia bè, kết phái để cướp cơm dân và bảo vệ độc quyền cai trị cho đảng. Chúng sinh ra và lớn lên từ Thôn, rồi leo lên Xã trước khi ngoai qua Huyện, ngóc đầu lên Tỉnh để ngênh ngang bước vào Trung ương. Lộ trình quan lộ của “lợi ích nhóm” công khai từ dưới lên trên, từ trung ương xuống cơ sở và từ nhà nước vào doanh nhân, xí nghiệp. Khối Doanh nghiệp nhà nước là ổ tham nhũng phá hoại đất nước và phản bội sức lao động của dân lớn nhất nhưng không bị trừng phạt mà còn được bảo vệ bởi các “Nhóm lợi ích” trong cơ quan đảng và bộ ngành nhà nước.
Không chỉ thường xuyên xua quân đi canh cửa, an ninh Thanh Hóa còn liên tục gửi giấy mời, giấy triệu tập như là một thủ trấn áp tinh thần bà Nguyễn Thị Lành - vợ của Mục sư, TNLT Nguyễn Trung Tôn. Chồng bị bỏ tù, một mình bà Nguyễn Thị Lành phải vất vả gánh vác gia đình. Những ngày qua càng thêm vất vả bởi chăm mẹ chồng lớn tuổi mắc bệnh phải nhập viện, và con bị tật nguyền. Nhưng bà Lành vẫn liên tục bị an ninh tỉnh Thanh Hóa sách nhiễu, đe dọa…
Những người Mỹ gốc Việt bênh hay chống ông là điều bình thường, vì những quyết định cũng như cách hành xử của ông sẽ ảnh hưởng lên đời sống của họ và tương lai con cháu họ, và ngược lại, là công dân HK, họ có trong tay lá phiếu để ảnh hưởng khiến ông Trump có được tiếp tục làm tổng thống nữa không. Do đó, lưu tâm và tham dự vào những đánh giá đúng sai, khen chê, tâng bốc, hay moi móc thói hư tật xấu của người đang ứng cử điều khiển vận mạng quốc gia của họ thêm 4 năm nữa (và sẽ để lại những hậu quả lâu hơn) là hiện tượng bình thường .
Tôi thì trộm nghĩ hơi khác FB Đoan Trang chút xíu: Việt Nam có hàng ngàn Tiên Lãng, Đồng Tâm, Dương Nội. Những thôn ổ này luôn là nơi sản sinh ra những nông dân (“vài ngàn năm đứng trên đất nghèo”) Lê Đình Kình, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thùy Dương, Trịnh Bá Khiêm, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư ... Hàng hàng/lớp lớp, họ sẵn sàng nối tiếp tiền nhân – không bao giờ dứt – để gìn giữ và bảo vệ quê hương. Quyết định đối đầu với sức mạnh của cả một dân tộc là một lỗi lầm chí tử của những kẻ đang nắm giữ quyền bính hiện nay.
Người Pháp gặp nhau, bắt tay, hoặc ôm hun ở má, tay vừa vỗ lưng vài cái nếu thân mật lắm, buông ra, nhìn nhau và hỏi «Mạnh giỏi thế nào?». Người Pháp mang tâm lý sợ sệt, nhứt là sợ chết sau nhiều trận đại dịch, từ dịch Tây-ban-nha giết chết gần phân nửa dân số âu châu. Người Tàu, gặp nhau, chào và hỏi ngay «Ăn cơm chưa?». Ăn cơm rồi là hôm đó sống hạnh phúc vì phần đông người Tàu đói triền miên. Trốn nạn đói, chạy qua Việt nam tỵ nạn, vẫn còn mang nỗi ám ảnh nạn đói. Còn người Việt nam xứ Nam kỳ chào nhau và hỏi thăm «Mần ăn ra sao?». Gốc nghèo khó ở ngoài Bắc, ngoài Trung, đơn thân độc mã, vào Nam sanh sống giữa cảnh trời nước mênh mông, đồng hoang lau sậy, thoát cái nghèo là niềm mong ước từ lúc rời người làng, kẻ nước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.