Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Gia Tài Của Mác

22/01/201500:00:00(Xem: 3602)

Rồi chế độ toàn trị sẽ chấm dứt tại Việt Nam. Nhưng người Việt Nam không thể xây dựng đất nước bằng cách phủ định thực tại Việt Nam. Trong thực tại ấy, có Mác. (Đỗ Mạnh Tri)

*

Cuối năm, nhiều cơ quan truyền thông – trong cũng như ngoài nước – đồng loạt đưa tin “Dân Sài Gòn cởi áo cho kẻ trộm mặc chống lạnh.” Đọc xong bỗng chợt thấy có cái gì “vương vướng?” Tại sao không phải là “người dân cởi áo cho kẻ trộm mặc chống lạnh” mà lại có thêm hai chữ “Sài Gòn” vô đó, vậy kìa?

Thương người như thể thương thân.
Rét thời cho mặc, đói thời cho ăn.

Gia Huấn Ca có dạy như vậy mà. Không lẽ, ở nơi khác, dân chúng lại hành sử khác sao? Mà có khác thiệt, và khác lắm, khi xem lại vài trang báo cũ:

Cách đây chưa lâu, báo Dân Trí đi tin:

“Rạng sáng nay 7/6, người dân xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) phát hiện một vụ cháy kinh hoàng: một người đàn ông cùng một chiếc xe máy bị thiêu cháy bên vệ đường...

Quan sát kỹ tại hiện trường, PV Dân trí nhận thấy nạn nhân bị đốt cháy gần thành than, không thể nhận dạng, bốc mùi khét lẹt... Chiếc xe máy bị đốt cũng chỉ còn trơ khung đen.Nhiều người cho rằng nạn nhân xấu số này ăn trộm chó bị phát hiện, bị đánh chết ở đâu đó rồi đưa ra cánh đồng này đốt xác.”

blank
Ghen nhau.

Hai tháng sau, cũng báo Dân Trí, lại có thêm tin nữa:

“Khoảng 17 giờ 30 phút chiều ngày 29/8, hai kẻ ăn trộm chó đã bị người dân xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đánh chết....

Ba người bị đánh chết (ở Nghệ An) trong vòng hai tháng, đã khiến tôi liên tưởng đến những cái chết khác – thảm khốc và thương tâm không kém – cũng ở địa phương này, hồi giữa thế kỷ trước, chính xác là vào năm 1952, theo lời kể của nhà văn Võ Văn Trực:

“Một lũ ngồi lúc nhúc ở giữa vòng vây người nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa. Người xem đông quá là đông. Sóng người xô dồn lên, rồi dạt ra phía sau, rồi lại cuộn xoáy, ôm nhau, níu áo nhau. Không thể nào nghe được dân quân đang tra khảo tội nhân điều gì? Chỉ nghe nhứng tiếng quát lớn;Mi có khai không? Mi có khai không? trộn lẫn với tiếng đấm đá huỳnh huỵch...”

“Tổ cha cái đồ phản động cái đồ Việt gian” – có tiếng người hét to như muốn vỡ ngực vỡ họng. Chính cái người hét to ấy đang ôm một gốc cây phi lao sần sùi mấu lao từ trên bức tường xuống như con mạnh thú vồ mồi, giơ cao gốc cây phang một cú vào ngực người bị treo ngược. Người bị treo rú lên một tiếng thất thanh và hai tay run rẩy như con nhái trước lúc chết. Thịch! Sợi dây đứt. Người bị treo ngược rơi xuống, sọ đập trên đất lổn nhổn cứt sắt... Người bị treo ngược bây giờ thành cái xác nằm sõng xoài trên đất....”

(Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006)

Chuyện làng ngày ấy, và chuyện làng bây giờ – xem ra – không khác nhau nhiều lắm. Lòng “nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa” được thổi bùng lên từ thời “cách mạng phóng tay phát động quần chúng” đến nay – có lẽ – chưa bao giờ tắt (hẳn) ở rất nhiều nơi, tại Việt Nam.

Sài Gòn may mắn không phải là một nơi như thế. Vùng đất này không từng trải qua những năm Cải Cách Ruộng Đất (“nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa”) như tỉnh Nghệ An. Có phải nhờ vậy mà người dân “cởi áo cho kẻ trộm mặc chống lạnh,” thay vì đánh cho đến chết rồi mang đi đốt?

Nhắc đến Sài Gòn, tưởng cũng nên đọc lại vài dòng bút ký của anh Ba Sàm:

“Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!

Nhiều năm sau, ở Hà Nội, những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền-Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải thêm có 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.

Lên xe bus, xe đò trong Nam luôn cho hắn những cảm giác thích thú để quan sát. Đủ các hạng người, mà sao không chen lấn, cãi vã. Khách nhường ghế cho nhau, thăm hỏi, chỉ đường tận tình (những thứ mà cho đến hôm nay, trên xe bus Hà Nội, người ta phải ghi lên tấm biển to đùng, thành Nội quy). Lơ xe lăng xăng xách, buộc chằng đồ cẩn thận cho khách, nhảy lên mui, đeo bên thành xe la nhắc người dưới đường cẩn thận.”

Thảo nào mà hôm rồi ông Chủ Tịch UBND Nguyễn Thế Thảo “than phiền về thái độ văn hóa ứng xử nơi công cộng của người dân thành phố, và “mong người Hà Nội ra đường trật tự như TP HCM.”

Chớ người Hà Nội “ứng xử nơi công cộng” ra sao mà mang tiếng dữ vậy cà? Xin đọc một đoạn văn khác của một nhà văn (vốn) gốc Hà Thành:

“Sắp đến ngày kỷ niệm Quốc khánh mùng 2 tháng 9, cả Hà Nội bừng sáng trong rừng khẩu hiệu và cờ hoa... Nơi các cửa hàng thịt cá mậu dịch người ta niêm yết trên bảng thông cáo: Các ô sổ phụ của phiếu thực phẩm tháng Chín bán cá bể, mỗi hộ được mua hai ký cá ngoài tiêu chuẩn để ăn mừng quốc khánh...”

“Cá bể chưa về. Thế mà có mấy người chầu chực sắp hàng từ năm giờ sáng. Trời vào thu rồi mà vẫn nóng, đám người chờ mua đông đặc không ra hàng lối gì. Mồ hôi, mồ kê nhễ nhại...vừa lúc đó, thốt nhiên bên kia đường bật lên tiếng reo lớn:”Cá về! Cá về!...”


Lúc đó thì không còn hàng lối gì nữa, mọi người chen chúc xô đẩy nhau, ý ới gọi nhau. Từng lớp sóng người dồn lên rồi lại dạt xuống, khiến không còn chỗ cho những bà mậu dịch viên đổ hàng. Thế là lại phải giải thích cho mọi người lùi lại, nhường cho một khoảng trống. Có đến hai mươi phút sau cá mới được đổ xuống vỉa hè, chả cần thau chậu gì ráo. Và lũ ruồi đánh hơi mới tài làm sao! Chỉ loáng một cái chúng đã kéo đến hàng đàn, bám đen lên đống cá. Tôi không đủ can đảm để giữ tư cách nữa, cứ thế mà chen đẩy theo sức lực của mình. Đứng trước tôi là một thằng bé, không hiểu bằng cách nào mà len lỏi tới trước được, nhưng cũng khổ cho nó, mỗi khi đợt xô đẩy dồn tới là nó lại bị đè ngã vào đống cá...” (Thế Giang. “Lộc Thánh”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa, CA: Người Việt, 1987).

Chuyện “xô đẩy” vì vài con cá, vài lạng thịt của người dân Hà Nội – năm xưa – có ảnh hưởng (ít nhiều) chi đến “văn hóa ứng xử nơi công cộng” của họ hôm nay không? Và “ảnh hưởng” (hay “di sản” hoặc “di hoạ”) này, mai hậu, “sẽ cần bao nhiêu lâu để vượt qua” là một trong nỗi bận tâm của nhà văn Phạm Thị Hoài:

“Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

Xã hội Việt Nam sẽ cần bao nhiêu lâu để vượt qua di sản đó?”

Nhà văn Phạm Thị Hoài không phải là người duy nhất có nỗi lo âu (bao la) cỡ đó. Trước đó, trong tác phẩm Di Sản Mác Xít Tại Việt Nam – xuất bản vào năm 2002 – giáo sư Đỗ Mạnh Tri cũng cũng đã... cầm đèn chạy trước ô tô một đoạn rất xa:

“Học thuyết Mác sẽ để lại gì trên đất nước Việt Nam ? Có chút tương lai nào cho học thuyết đó ? Nói rộng ra, tương lai nào sau khi độc tài toàn trị chấm dứt ?

....

Nhưng chôn hay không chôn, dù sao ông Mác cũng di tản vào Việt Nam rồi.... Vào với tất cả hành trang lỉnh kỉnh của ông, của con cháu và tổ tiên ông.... Cũng như mấy thế kỷ trước đây đạo Kitô và trước nữa, Khổng, Phật, Lão. Dù muốn dù không, Mác đã thuộc phần gia tài của người Việt. Trong gia tài có thể có nợ. Kể cả nợ máu.

Làm gì với gia tài đó ?

Dù muốn dù không, Mác và những bóng ma của Mác đã và đương ám ảnh người Việt từ hơn nửa thế kỷ nay. Dù muốn dù không, nhân danh Mác hay nhân danh chống Mác, người ta đã làm nên ức triệu những con ma, những oan hồn từ đây sẽ luôn luôn quyện vào lịch sử dân tộc.

Hồn những kẻ đã nằm xuống nơi rừng núi, trong hầm sâu, nơi đồng ruộng, trong những trại giam, trong bụng cá, tại những đài tử sĩ đã bình địa vì thuộc bên này hay vẫn còn đó nhưng mốc meo không ai dòm ngó vì thuộc bên kia. Còn phải kể tới hồn những kẻ chưa sinh ra nhưng rồi đây sẽ phải gánh lấy gia tài đó...”

Cái đầu (bò) của một anh thường dân vớ vẩn như tôi khó có thể thể hình dung ra được (mai sau) “những kẻ chưa sinh ra nhưng rồi đây sẽ phải gánh lấy gia tài” của XHCN ra sao? Tôi chỉ có chút kỷ niệm (không vui) liên quan đến Marx và đứa con gái út của mình.

Khi cháu chừng mười hai hay mười ba gì đó, một hôm thay vì mua quà sáng cho cháu, tôi bảo nó xuống xe vào tiệm mua lấy theo ý mình đi. Mấy phút sau, con bé đi ra tay không:

- Con ghét người Việt Nam, con ghét người Việt Nam. I hate Vietnamese, I hate Vietnamese!

Mặt cháu đỏ bừng vì ngượng ngùng và tức giận khiến tôi ái ngại:

- Chuyện gì vậy con?

- Con đứng xếp hàng nhưng mấy người đến sau cứ chen lên trước nên con đợi mãi cũng chả đến lượt mình.

Cháu chào đời và lớn lên tại California nên không biết rằng những ông bà, cô dì, chú bác... khách hàng trong tiệm giò chả này phần lớn (cũng y như chính bố nó) đều là những thuyền nhân. Họ đã bán tống bán tháo hết cả gia sản, bỏ của chạy lấy người, đâm xầm ra biển, xô đẩy chen lấn và sẵn sàng đạp lên nhau (nếu cần) chỉ để mong có thể dành được một chỗ trên một con thuyền ọp ẹp và mong manh nào đó. Người nhanh chân chưa chắc đã sống nhưng kẻ chậm chân thì chắc chết, chết chắc.

Kinh nghiệm hãi hùng này vẫn còn in đậm trong tâm trí và cách hành xử của rất nhiều người tị nạn C.S. nên cứ thấy đám đông là là họ chen liền, như một phản xạ tự nhiên, cho nó chắc ăn – dù chỉ để mua và cái bánh giò, hay mấy cân chả lụa. Cá nhân tôi, đôi lần, cũng đã “chen xe” trên freeway một cách hoàn toàn vô thức (và ngu xuẩn) tương tự.

Thiệt khó mà biết “xã hội Việt Nam sẽ cần bao nhiêu lâu để vượt qua di sản” thổ tả này nhưng ý thức được rằng “chúng ta không thể xây dựng đất nước bằng cách phủ định thực tại Việt Nam... có Mác” (chắc chắn) sẽ giúp cho dân tộc này dễ thông cảm và bao dung với nhau hơn khi cùng chung tay xây dựng lại Việt Nam – trong tương lai gần.

Ý kiến bạn đọc
24/01/201504:22:04
Khách
Vi-xi nó biết và tuyên bố từ khuya rồi mấy cha!"Vì lợi ích 100 năm trồng người. .." Mấy thằng súc sinh mãi quốc cầu vinh ở Ba Đình có thương xót lo nghĩ gì đến tiền đồ dân tộc! Đứa nào cũng sẵn sàng sang số để dzot hết cả!
Khong hiểu rồi đây sa phòng nui giẻ nào cho đủ để lau chùi hết vết nhơ mà bọn chúng trây trét lên con dân Việt Nam? !

Vấn đề cho người có tâm huyết là giải pháp chứ không phải kêu gào than khóc rồi. ..bỏ đó, ai muốn làm gì thì làm, tui hổng biết à nha.

Ôi ! Ngày xưa ca dao nói:"Minh quân lương tễ tao phùng dị. .."

Mấy ngài đâu cả rồi Trời oi!
23/01/201522:58:19
Khách
Vậy mà cái đảng CSVN từ lãnh đạo đến đảng viên, chúng cứ tơn tơn và bình yên sống như một bọn vô giáo dục mà cứ tưởng như mình là thằng có giáo dục mới chết dân ta. Nhìn tương lai dân tộc thật buồn. Cứ nhìn trước khi Mỹ bình thường hóa với Ba Đình, thế giời chẳng có chuyện người Việt ăn cắp, buôn bán, trồng cần sa. Sau ngày đó, từ Á Sang Âu, người Việt XHCNtràn ra ngoài qua đường công tác, du học, trở thành ăn cắp, ăn tham như rươi. Cali bây giờ các hàng quán cũng đầy thức ăn nấu từ nguyên liệu quê hương đầy hóa chất học từ thầy Tàu Lục Địa do cái nước không nạn gọi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đem qua. Yhệt như Miền Nam Việt Nam trước và sau 1975. Càng nói càng buồn. Càng nói càng khinh ghét bọn lãnh đạo Cp65ng Sản Việt Nam, từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.