Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Trãi

13/01/201500:00:00(Xem: 3132)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.
________________

NGUYỄN TRÃI
(1380 - 1442)

Nguyễn Trãi quê ở Hà Tây, hiệu Ức Trai, cháu ngoại Tư đồ Trần Nguyên Hãn. Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, lúc 20 tuổi.

Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhân cơ hội ấy quân Minh xâm lược nước ta. Năm 1407, cha của ông là Nguyễn Phi Khanh cùng bị bắt với các vua quan nhà Hồ lúc ấy. Ông tiễn cha đến ải Nam Quan, thấy cha bị xiềng xích, ông đau lòng rơi lệ. Cha ông thấy vậy bảo: “con hãy trở về lo phục hận cho nước, phục thù cho cha, như thế mới là đại hiếu?!”

Nguyễn Trãi trở về viết “Bình Ngô sách”. Năm 1421, ông đến Lỗi Giang gặp Lê Lợi dâng kế sách diệt Minh, chúa tôi thảo luận rất tương đắc, Lê Lợi mời ông làm tham mưu. Thời ấy lòng dân còn tin “Cơ trời, vận nước”, nên ông dùng kế, lấy mỡ viết lên lá cây “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm thần) kiến ăn mỡ, hiện ra chữ ấy trên lá cây, dân chúng tin là chữ của than linh chỉ điểm vì vậy hào kiệt theo Bình Định Vương ngoài việc phục quốc vì chính nghĩa, còn tin ý trời đã định sẽ thành công nên càng ngày người theo về đông đảo hơn.

Nguyễn Trãi đưa phương thức đấu tranh “Tâm Công” là đấu tranh bằng tâm lý, bằng tư tưởng, dùng chính nghĩa để kết hợp toàn dân, quân dân cùng đoàn kết trên một mặt trận chung chống kẻ thù, nên nhiều tướng sĩ theo về chống giặc. Nghĩa quân được dân chúng che dấu và tiếp vận lương thực. Ông còn đưa phương thức đấu tranh “Địch vận”, nên năm 1427 nhiều tướng giặc mở cửa thành xin hàng. Sau mười năm, chúa tôi đồng cam cộng khổ đã đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước.

Giặc đầu hàng, ông tâu xin Bình Định Vương phát huy đức tính nhân nghĩa để chứng tỏ uy dũng của nước ta và xoa dịu sự thất bại nhục nhã của nhà Minh, để hai nước Việt, Tàu tránh sự chinh chiến tái diễn, gây tang tóc quân dân hai nước. Tù binh giặc được khoan hồng và cho lương thực, ngựa thuyền trở về Tàu. Năm 1428, đất nước hoàn toàn bình định, Lê Thái tổ phong ông Nhập nội Hành khiển (như Thủ tướng). Ông viết “Bình Ngô Đại Cáo”(a) ý sâu sắc là một áng văn bất hủ, như:

“Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”

Năm 1433, Lê Thái tổ băng hà, ông viết văn bia Vĩnh Lăng, ghi thịnh đức vào bia đá lưu truyền công đức của Lê Lợi. Sau này ông thấy quan trường đố kỵ nên cáo quan về Côn Sơn (Hải Dương) ở ẩn. Nhưng tâm hồn của ông luôn lo lắng cho quốc gia:

“Còn có một lòng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”

Năm 1434, vua triệu ông ra lo việc văn hóa và chính trị cho triều đình. Trước khi vụ án Lệ chi viên xảy ra, ông đã linh cảm:

Họa phúc có mầm đâu một buổi
Anh hùng để hận mấy nghìn năm!

Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm tuất (19-9-1442), gia đình ông bị tru di tam tộc(b) (3 đời bị xử trảm), do hàm oan vụ án Lệ chi viên, vì có một số hoạn quan ganh ghét tài năng của ông, cố ý hãm hại. Trong thời Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi cũng đã bị hạ ngục. Trước khi xử trảm vụ án bi phẫn, ông thổ lộ tâm tình u uất ấy qua bài thơ “Tự thán” bằng quốc âm. Thật buồn và thấm thía:

Chiếc thuyền lơ lửng trên sông
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay
Chắc chi thiên hạ đời nay
Mà đem non nước, làm rầy chiêm bao
Đã buồn về trận mưa rào
Lại đau về nỗi ào ào gió đông
Mây trôi nước chảy xuôi dòng
Chiếc thuyền lơ lửng trên sông một mình!!!

Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Gia Huấn Ca, Quốc Âm thi tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai dư địa chí...

Nguyễn Trãi văn thơ phong phú, sâu sắc, nên tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) bình bầu ông là văn nhân của Thế giới vào năm 1980.

Vụ án Lệ chi viên, vợ chánh Nguyễn Trãi là bà Trần Thị Thành với 3 người con trai: Hồng Tiệm, Hồng Lục và Hồng Qui đều bị thảm sát. Riêng bà Phạm Thị Mẫn là vợ thứ, đang mang thai Nguyễn Anh Võ 3 tháng, bà trốn kịp, nhưng không đem theo được người con gái lớn là Nguyễn Thị Đào. Tương truyền, Nguyễn Thị Đào, được một vị quan nuôi dưỡng, lớn lên thông minh nhưng bị câm. Vị quan ấy rất thương và kể về gốc gác của bà. Khi bà được 14 tuổi, vị quan ấy qua đời, bà lưu lạc vào nhà đào nương, tuy bị câm không hát được nhưng gõ phách rất giỏi. Một hôm Lê Thánh Tông sai nội giám đón ca nhi vào triều hát cho vua nghe. Vua nghe các ca nhi khác ca hát nhưng không hài lòng, còn bà thì chỉ ngồi gõ nhịp, vua hỏi: “Sao nhà ngươi không hát”, bà quá cảm xúc, bỗng ứng khẩu hát giọng du dương thánh thót:

Ví dù duyên chẳng nợ nần
Thì đem nhau xuống cõi trần làm chi?!

Thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao, nhớ lại lúc mang thai Lê Tư Thành, thấy mộng Kim đồng và Ngọc nữ giáng phàm mà Thị Đào lại giống như Ngọc nữ trong mộng, nên rất thương cảm.

Lê Thánh Tông cũng mến yêu, phong Nguyễn Thị Đào chức Chiêu nghi. Dù vậy, bà vẫn chưa dám thổ lộ gốc gác của mình.

Vụ án Lệ chi viên, sau 22 năm vào năm 1464 (Giáp thân), mới được minh oan, Lê Thánh tông xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, vua phê: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Lòng dạ Ức trai sáng vằng vặc như sao khuê). Ba năm sau, vua lại xuống chiếu cho Trần Khắc Viện đi tìm di cảo thơ văn của Nguyễn Trãi, nhờ vậy thơ văn Nguyễn Trãi mới còn đến nay; khi đó bà mới lộ mặt. Vua và Thái hậu ngạc nhiên và hết lòng mến thương. Bà được phép về thăm mẹ và em là Nguyễn Anh Võ đang lẩn trốn ở quê ngoại tại Hà Đông (nay Hà Tây). Khi Lê Thánh Tông xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi thì Anh Võ lúc ấy 19 tuổi ra mặt và thi đỗ Sinh đồ (Tú tài) được bổ làm Tri huyện Tây Châu thuộc Nam Định và được cấp ruộng tế tự. Sau này Anh Võ làm quan đến chức Tham chính và 2 người con của Anh Võ là Nguyễn Tô Giám và Nguyễn Tô Kiên đều đỗ Tiến sĩ.

*- Thiết nghĩ: Sự tru di tam tộc Nguyễn Trãi. Sử gia Trần Trọng Kim đã viết: “Nghĩ mà buồn thay, những vị công thần thời xưa, vì hai chữ công danh, mà đem lòng sắt son phù tá quân vương trong nguy nan, mong được chút hiển vinh cho thỏa chí trượng phu. Ngờ đâu hết chim bẻ ná, hết thỏ giết chó săn. Người ta khi đã thành công, thân mình khó giữ, mà có khi vạ lây đến họ hàng”. Tuy nhiên, chúng ta phải ngẫm nghĩ: “Giết hại công thần là đáng trách. Nhưng lòng nhiệt huyết gìn giữ hay sang sửa quốc gia, hoặc cao hơn là hy sinh cho tổ quốc; không phải chỉ vì công danh, mà còn tinh thần trách nhiệm và lương tâm". Vì vậy Bát Nàn Công chúa đã nói: Bẩm Trưng vương, công danh phú quí tôi không màng, lúc bình tôi vào chùa tu hành, nhưng khi có giặc ngoại xâm, tôi sẵn sàng ra trận giúp nước. Lê Lai xin ra trận vì tiết nghĩa; Vua Duy Tân bỏ cung vàng, xuất bôn vì dân tộc. Ai bảo, họ dấn thân vì công danh, mà vì tổ quốc đấy chứ?!!!”

Cảm phục: Nguyễn Trãi

Tiễn biệt cha già, nhẫn nhục trông
Tâm tư khắc khoải nước nguy vong
Hùng hồn hịch cáo, thâm trầm ý
Sâu sắc thơ văn, thấm thía lòng
Lo nước, giữ gìn canh cánh giữ
Thương dân, mong mỏi ấm no mong
Lam Sơn vang vọng, hồn non nước
Tha thiết đồng bào, nghĩ núi sông!
.
Tha thiết đồng bào, nghĩ núi sông!
Mải mê kháng chiến, mặc gai chông
Việt, Tàu lời lẽ, riêng ngôn ngữ
Nam, Bắc giống nòi, khác thổ phong
Luận chiến dùng mưu, hơn tử chiến
Xét công dụng võ, kém “tâm công”(b)
Hết chim bẻ ná, đời ganh ghét(c)
Con cháu vẻ vang, rạng tổ tông!
__________________

(a)- Bình Ngô Đại Cáo: Được coi là bảng tuyên ngôn độc lập thứ II của VN (bảng tuyên... thứ I là bài thơ Lý Thường Kiệt).

(b)- Tâm công: Mưu phạt Tâm công là chiến lược “đánh vào lòng người” quan trọng hơn “công thành, hãm trận”. Nêu cao chính nghĩa để “toàn dân kháng chiến, khiến địch đầu hàng”.

(c)- Hết chim bẻ ná: Do câu “Điểu tận cung tàn,” chim hết bẻ ná. Nguyễn Trãi là khai quốc công thần, mà bị oan bởi vụ án Lệ chi viên.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tu chánh án mang tên của Thượng Nghị Sĩ John McCain và Dân Biểu Tom Davis đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ chấp thuận gia hạn thêm hai năm (2008 - 2009).
Tính cho đến nay con số người Việt sống bên ngoài lãnh thổ VN khoảng 4,2 triệu người, 3,2 triệu người đang sống tại Mỹ và Châu Âu và Úc châu
Có lẽ phải xin lỗi em vì tôi chưa đọc hết "Tuyển tập Trần Khải Thanh Thủy" dầy gần 400 trang này. Có lẽ tôi sẽ không đọc tiếp nữa, hoặc nếu đọc
Từ một năm nay, ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng tạo nên hy vọng cho không ít bà con ta trong và ngoài nước.
Chủ Nhật vừa qua, Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, gọi tắt là APEC, đã kết thúc tại Sydney của Australia
Vụ án Lê Phước Tuấn đả thương ông Nguyễn Quốc Huy, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ CHXHCN Việt Nam
Đọc bài báo có tựa đề "Câu kết trong ngoài và mưu đồ chính trị nham hiểm" trên báo Quân Đội Nhân Dân, người đọc có hiểu biết một chút
Hồ Chí Minh lại đưa ra một quan điểm trái ngược: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.”
Chủ quan là nhìn một chiều theo cái muốn của cái tôi. Cái tôi nghĩ như vầy, muốn như vầy, và điều gì ngược lại hay giống như cái tôi nghĩ, cái tôi muốn, thì tạo ra rối loạn tâm tư, tạo sự bực mình hay buồn bã
Đó là ý chí quật khởi, không xu hướng mà phải “chủ hướng.” Tức không buông xuôi theo dòng thời gian mà phải nắm bắt và chủ trì thời gian. Không thụ động không bất động, mà phải hành động tiến bước
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.