Hôm nay,  

Phiên bản III - Phân tích những tin tức xung quanh bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh

16/01/201522:55:00(Xem: 19573)

PHÂN TÍCH NHỮNG TIN TỨC XUNG QUANH BỆNH TÌNH CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH – PHIÊN BẢN III

TU CHỈNH

 

Vì những tin tức xảy ra tại Việt Nam biến chuyển quá nhanh nên bài viết này phải cập nhật cho phù hợp với tình thế:

 

1)     11-1-2015: Ra mắt bài viết.

2)     14-1-2015: Tu chỉnh Phần III, IV và V.

3)     16-1-2015: Thêm đoạn “Tin mới nhất” sau phần Kết luận.

 

  1. I.            DIỄN BIẾN:

 

Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW thì khoảng giữa tháng 05/2014, sau khi đóng sổ vụ án Dương Chí Dũng và hoàn tất hồ sơ vụ án Bầu Kiên, bàn giao cho Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Bá Thanh đột nhiên bị choáng phải đưa đi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán ông có triệu chứng rối loạn sinh tủy. Trước đó, khi rời Đà Nẵng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Nội chính TW, sức khỏe ông hoàn toàn bình thường và được đánh giá là sức khỏe tốt, đủ đảm đương công việc. Ông Thanh không tin vào kết quả chẩn đoán và tiếp tục làm việc bình thường, ai cũng thấy sắc mặt ông ngày một xám, nhìn gần thấy ẩn những mụn thâm đỏ dưới da. Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh ngày một yếu và tiếp tục bị ngất xỉu trong chuyến công tác Thụy Điển đầu tháng 6/2014, khi đó ông mới đồng ý để Ban Bảo vệ Sức khỏe TW đưa đi Singapore chữa trị 2 lần vào trung tuần các tháng 6 và 7/2014. Tuy nhiên, dù Singapore có nền y tế hàng đầu khu vực vẫn không tìm ra nguyên nhân đích thực của căn bệnh, chỉ chẩn đoán là “Nhiễm độc xương, tủy” và đề xuất đưa ông Bá Thanh qua Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson-Hoa Kỳ (nơi có kinh nghiệm hàng đầu về điều trị bệnh ung thư).

 

Được sự phê chuẩn của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ. Hai người điều trị  cho ông Nguyễn Bá Thanh là Giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư máu bạch cầu cấp tính (AML) hiện đang làm việc tại Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic – SCCA) thuộc Trung tâm Y tế Đại học Washington. Giáo sư, Tiến sĩ F. Marc Stewart cũng là một trong những bác sĩ điều trị trực tiếp cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ông là bác sĩ chuyên khoa kiêm giám đốc y tế Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle. Ông cũng là thành viên, Bộ phận Nghiên cứu lâm sàng Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson.

blank

 

Ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” và lập tức được chuyển đến Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Sau ca phẫu thuật ghép tủy, ông có dấu hiệu phục hồi và được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Washington (Washington University Medical Center) tiếp tục theo dõi và điều trị. Tính đến cuối tháng 10/2014, ông vẫn thường xuyên liên lạc về để báo cáo tình trạng sức khỏe với Ban Bí thư và chỉ đạo công việc của Ban Nội chính TW.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 11/2014 đến nay ông không còn báo cáo về Trung ương cũng như chỉ đạo công việc của Ban Nội chính. Khi Ban Bảo vệ Sức khỏe TW liên lạc được với ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Thanh, ông Tâm cho biết bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu trở nặng do biến chứng của ca phẫu thuật ghép tủy, người bắt đầu khô quắt, xám xịt toàn thân, ngoài ra ông Tâm cũng không biết gì hơn, nhất là vấn đề chuyên môn. Đầu tháng 12/2014, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban bảo vệ Sức khỏe TW đã thành lập đoàn qua Mỹ gồm lãnh đạo Ban Tổ chức TW và Ban Bảo vệ Sức khỏe TW, đến thẳng Trung tâm Y tế Đại học Washington làm việc trực tiếp với các bác sĩ điều trị để tìm hiểu về bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh và tìm giải pháp.

blank

Sau khi thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại bệnh viện, đoàn công tác đã làm việc với Trung tâm Y tế Đại học Washington, theo các bác sĩ tại đây, dù đã cố gắng điều trị nhưng bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh ngày một trở nặng, lý do bệnh nhân được chuyển đến quá trễ, độc tố nhiễm trong xương không thể giải trừ hết. Dù ca phẫu thuật ghép tủy trước đó thành công nhưng các tế bào nhiễm độc phóng xạ ARS đã chuyển thành ung thư và đang lây lan rất nhanh, hiện không có liệu pháp ngăn chặn. Bác sĩ F. Marc Stewart, người trực tiếp điều trị ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ông Thanh vừa được hóa trị lần 3 nhưng chỉ có thể duy trì thêm một thời gian ngắn. Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic) do giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey làm bác sĩ chính cũng đã vào cuộc nhưng hy vọng rất mong manh … Một điều cần nói thêm là khi nhiễm phóng xạ với liều lượng thấp có tính toán (Chronic Radiation Syndrome: CRS), nạn nhân có thể không biết là mình bị nhiễm phóng xạ cho đến một hai năm sau khi bệnh trạng biến thành những hình thức ung thư khác và biến chuyển rất nhanh. Ông Thanh có thể ở trong trường hợp này.

Vì vậy các chuyên gia y tế ở Mỹ và gia đình quyết định không điều trị hóa chất nữa mà tập trung nâng cao sức khoẻ cho ông Thanh theo phác đồ điều trị của chuyên gia y tế Mỹ. Gia đình cũng quyết định đưa ông Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam chửa trị. Trước đó, vào chiều cùng ngày, Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương Nguyễn Quốc Triệu cùng giáo sư Phạm Gia Khải đã đến Đà Nẵng và ngay lập tức làm việc với lãnh đạo thành phố về phương án hội chẩn, điều trị bệnh cho ông Nguyễn Bá Thanh.

 

Mãi đến hôm 7/1/2015, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Trung ương mới tổ chức cái gọi là trao đổi thông tin đầy đủ, khách quan” với báo chí về tình hình sức khỏe ông Ngưyễn Bá Thanh. Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban BVCSSKCB TW tuyên bố: “Không có chuyện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc”. Ông Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu TW: “Chúng tôi không được tiếp cận bệnh án nên rất khó nói”. Hai ông này chỉ nói một phần trong bức tranh tổng thể về bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh đã về đến Đà Nẵng ngày 9/1/2015 bằng chuyên cơ y tế riêng và được đưa ngay vào Bệnh viện Đà Nẵng. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ông Thanh đã được xét nghiệm, kiểm tra tổng thể để có phương án điều trị tốt nhất, trong đó chủ yếu là sử dụng thuốc. Phác đồ điều trị vẫn được áp dụng như bên Mỹ, các giáo sư Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác trong việc điều trị. Các chuyên viên đã thống nhất một phác đồ điều trị đó là: kết hợp phác đồ điều trị giữa các bác sĩ ở Mỹ (Seattle), Singapore và Việt Nam theo phương pháp đông-tây kết hợp nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của bệnh máu ác tính. Ngành Y học cổ truyền sẽ cùng vào cuộc để điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh.  

 

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÓNG XẠ VÀ ĐẦU ĐỘC BẰNG PHÓNG XẠ

 

Hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính được biết đến với tên khác như: nhiễm độc phóng xạ hay là bệnh phóng xạ (Acute Radiation Syndrome or Radiation Poisoning or Radiation Sickness) là bệnh cấp tính gây nên bởi chiếu xạ lên toàn cơ thể (hoặc phần lớn cơ thể) với một liều cao phóng xạ, đâm xuyên trong một thời gian ngắn (thường tính bằng phút) hoặc do chất phóng xạ lọt vào cơ thể. Nguyên nhân chính gây nên hội chứng này là quá trình tiêu hủy các tế bào non của các nhu mô chưa trưởng thành trong các mô đặc biệt của cơ thể.

 

Trong lịch sữ hiện đại, đã có hai biến cố lớn liên quan đến ảnh hưởng của phóng xạ:

 

  • Hoa Kỳ thả 2 quả bom nguy ên tử xuống Hiroshima và Nagasaki vào giai đoạn cuối của Thế  Chiến Thứ  Hai: Khoảng 200,000 người đã chết vì bom nguyên tử trút xuống Hiroshima và Nagasaki.
  • Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl:  Xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử ChernobylPripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, ĐôngTây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, BelarusNga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336,000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước Cộng hòa Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Rất khó để kiểm kê chính xác số người đã thiệt mạng trong tai nạn này, bởi vì sự che đậy thông tin thời Xô viết gây khó khăn cho việc truy ra những nạn nhân. Danh sách này không đầy đủ, và chính quyền Xô viết sau đó đã cấm các bác sĩ được ghi chữ "phóng xạ" trong giấy chứng tử. Tuy nhiên, đa số những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài có thể dự đoán trước như ung thư, trên thực tế vẫn chưa xảy ra, và sẽ rất khó để gắn nó có nguyên nhân trực tiếp với vụ tai nạn. Những ước tính và những con số đưa ra khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9,000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93,000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng "Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200,000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004."
  • Các vụ đầu độc phóng xạ: ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome (Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp Tính). Chất phóng xạ thường là Polonium-210. Polonium-210 là một đồng vị của nguyên tố Polonium. Polonium-210 là một chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để gây chết người. Thủ thuật tuy phải chuyên nghiệp nhưng đơn giản: một tách trà nóng, một bữa ăn tối … có thể dễ dàng kết liễu tính mạng địch thủ. Polonium-210 gây chết người bởi nó phóng ra hạt alpha với năng lượng đủ để làm hỏng cỗ máy gien tế bào. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhiễm một số lượng lớn phóng xạ, cơ thể không thể tự hàn gắn và trấn áp cùng thay thế các tế bào đã bị huỷ diệt, từ đó nguy cơ tử vong rất cao. Các loại tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp và bị nhiễm độc là bạch huyết cầu (white blood cell) và tế bào sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Sự thiếu hụt tế bào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mửa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước. Thời gian tiếp theo, tùy theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán hủy khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như: nhức đầu, hơi thở dồn dập, tim đập nhanh, ho khan (không có đàm), lồng ngực bị đau từng cơn, da bắt đầu chuyển sang màu xậm, ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra, và chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện. Trầm trọng hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ. Cường độ của mức phóng xạ tiếp nhiễm cho phép chúng ta có thể ước tính được mức nguy hai đến nạn nhân như sau: - Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm 100 Roentgen, các chứng bịnh do phóng xạ bắt đầu xuất hiện; - Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 400 Roentgen, nửa phần cơ thể có thể bị liệt; - Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 100,000 Roentgen, nạn nhân bị hôn mê tức khắc và chết trong vòng một tiếng đồng hồ:

-          Năm 2004, lãnh tụ Palestine Yasser Arafat bị nghi đầu độc khi các bác sĩ phát hiện một lượng đáng kể phóng xạ Polonium trong cơ thể ông. Sau đó các điều tra độc lập khác không cho thấy đủ bằng chứng. Nghi vấn tạm chìm vào quên lãng.

-          Một trường hợp đầu độc khác bằng Dioxin tại Ukraine cũng năm 2004. Viktor Yushchenko, tổng thống đời thứ ba của Ukraine bị biến dạng da mặt bởi chất độc dioxin. Ông may mắn phục hồi sau thời gian điều trị. Năm 2009, ông tố cáo kẻ tình nghi hãm hại mình là Volodymyr Satsyuk, một cựu tình báo Ukraine sau đó bỏ trốn qua Nga.

blank

-          Trường hợp cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc tương đối rõ ràng. Alexander Litvinenko sống tị nạn chính trị ở Anh năm 2006 thì đột nhiên lăn ra ốm. Ông này chết ngày 23/11/2006 không rõ nguyên do sau 3 tuần nhập viện. Khám nghiệm tử thi cho thấy có người đã bỏ chất Polonium-210 vào cốc nước trà của Litvinenko ở một khách sạn Luân Đôn. Trước khi chết, anh tố cáo Putin và điện Kremlin đứng sau âm mưu đầu độc. Cơ quan điều tra Anh đã chỉ ra kẻ thủ ác là Andrei K. Lugovoi, một cựu bảo vệ KGB, hiện nay là dân biểu Quốc Hội Nga.

blank

  1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA MẠNG “CHÂN DUNG QUYỀN LỰC”

Thời gian trước Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 vào tháng 12/2014 người ta thấy xuất hiện một trang mạng có tên Chân Dung Quyền Lực với hàng trăm bài viết hình ảnh về các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ và đảng Cộng Sản Việt Nam. Hầu hết các bài viết đều vạch ra những bí mật mà bên ngoài không biết và đặc biệt nhất là những hình ảnh khó tìm thấy ở bắt cứ đâu về các nhân vật mà nó nhắm tới. Cho đến bây giờ, mạng này vẫn tiếp tục hoạt động và các tờ báo “lề phải” tại Việt Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đà Nẵng Điện tử cũng phải lấy tin từ mạng này. Điều này chứng tỏ mạng CDQL ít nhất cũng có sự bảo trợ của những nhân vật cao cấp trong BCT và do cơ quan tình báo cấp chính phủ cung cấp hình ảnh và tài liệu. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phải vội vã lên tiếng khẳng định lập trường “ngăn chặn thế lực thù địch phát tán tài liệu xuyên tạc trên mạng internet nhằm bôi nhọ, đả kích các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ”. Ông Thanh còn đòi phải quản lý mạng internet chặt chẽ vì “Vừa qua, trên mạng nói xấu cả Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, cả lãnh tụ là rất căng, gây phân tâm”. Ngày 1/1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký các quyết định bổ nhiệm, thăng quân hàm, cấp bậc đối với một số cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Có 3 vấn đề mà chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ để có những kết luận vô tư trong vấn đề vấn đề đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh và tham nhũng của gia đình PTT Nguyễn Xuân Phúc:

1)     Vai trò của Trung Quốc trong bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh: Theo thông tin từ ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ngay sau chuyến công tác Trung Quốc vào cuối năm 2013, ông Thanh bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt, thường xuyên bị choáng, ngất kéo dài cho dù trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh. Trong thời gian ở Trung Quốc, ngoài các buổi hội đàm chính thức, ông còn được “bạn” dẫn đi một số nơi để mua sắm, ăn uống và có thể ông bị Trung Nam Hải ra tay trong khoảng thời gian này. Không ai có được chứng cứ và diễn biến quá trình cụ thể, nhưng kết quả chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp tính của các trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ là sự thật. Tin từ  CDQL cho biết  cùng thời gian ngày 16/12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh lên đường thăm Trung Quốc thì cùng ngày, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường đi Lào trên danh nghĩa dự phiên họp Liên Chính phủ Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, những người thân cận tiết lộ cho biết có tháp tùng ông ta đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Vientiane, Lào, Nguyễn Xuân Phúc đã gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh, nội dung không ai được biết chi tiết, nhưng sau cuộc gặp riêng thì thấy Nguyễn Xuân Phúc rất hớn hở, tự tin.

Do đó chuyện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc trong thời gian thăm viếng Trung Quốc là sự suy diễn hợp lý nhất. Đối với Trung Quốc, tạo khủng hoảng và chia rẽ trong giới cao cấp đảng Cộng Sản Việt Nam là điều có lợi cho họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 

blank

 

2)     Hệ thống kinh tài Đảng và Hồ sơ tham nhũng gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam cũng như Trung Quốc là vài nước Cộng Sản còn lại trên thế giới có hai hệ thống kinh tài đi song song với nhau: Nhà nước và Đảng. Hệ thống tài chánh của nhà nước thì cũng giống như bất cứ một nước nào trên thế giới. Riêng hệ thống kinh tài của Đảng và ngân khoản hàng năm, tiền dự trữ là một bí mật mà chỉ có  ít thành viên trong BCT mới biết. Tại Nga thì đảng Cộng Sản không còn nên tổng thống Putin chỉ biết dựa vào các tay chân thân tín nắm các đại công ty nên mọi chuyện cũng lỏng lẻo hơn. Những ai nghiên cứu về hệ thống kinh tài của đảng Cộng Sản Việt Nam đều biết rằng các cán bộ từ cao cấp đến trung cấp, hệ thống ngân hàng, các công ty quốc doanh và ngay các các công ty tư nhân, đại gia, không nhiều thì ít đều có  những liên hệ kinh tài cho Đảng. Cơ chế này cũng có ưu điểm là Đảng và Chính phủ có thể sử dụng tiền này cho những mục tiêu chiến lược mà không cho các nước khác biết cũng như không cần qua những thủ tục rỏ ràng mà quốc tế đòi hỏi. Nhưng cơ chế này đã và đang tạo ra những vấn đề nghiêm trọng là tham nhũng, băng hoại xã hội và bất mãn của dân chúng. Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc chắn cũng biết điều này và đang bị áp lực dữ dội để thay đổi nhưng điều này đòi hỏi quyết tâm, thời gian và áp lực của quốc tế.

Việc Vũ Chí Hùng, từ 2 bàn tay trắng, chỉ sau 5 năm (2009-2014) làm rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sở hữu khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ cũng như những căn hộ đắc tiền tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ đã phản ảnh mức độ tham nhũng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc PTT Nguyễn Xuân Phúc và con cháu có hàng ngàn tỷ, vài chục biệt thự nguy nga không phải là điều quan trọng. Ngay cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái và Henry Nguyễn Bảo Hoàng, con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đang điều hành những dự án đầu tư hàng trăm triệu USD. Mạng CDQL còn lôi ra khối tài sản khổng lồ của ông Phùng Quang Thanh cũng như sự kiện Đại tá Phùng Quang Hải là con của ông Phùng Quang Thanh là Tổng giám đốc Tổng công ty 319 có tổng quân số trên 2,500 người và duy trì thường xuyên 5,000-7,000 lao động hợp đồng cùng với công ty đầu tư địa ốc Citiland của Bùi Mạnh Hưng là bạn của Phùng Quang Hải. Chúng ta không có chi tiết về hoạt động kinh tài của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc nhưng sự quan hệ mật thiết với đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành (Hoa kiều Đặng Văn Thành sinh tại Hải Nam, Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong các hội đoàn người Hoa và gắn bó chặt chẽ với Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM. Đặng Văn Thành đã thành lập ngân hàng Sacombank và giữ ghế Chủ tịch HĐQT, lũng đoạn thị trường tài chính – chứng khoán Việt Nam trong 18 năm liên tục cho đến khi bị bắt vào tháng 11/2012 vì thủ đoạn rút ruột ngân hàng. Với các chứng cứ quá cụ thể, tưởng chừng Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh không thể thoát tội, nhưng với sự can thiệp mạnh bạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thêm sự tiếp tay của một vị Ủy viên TW Đảng nắm hệ thống tư pháp cùng với ý kiến của Đại sứ quán Trung Quốc, cha con Đặng Văn Thành đã thoát nạn).

Điều quan trọng là những hoạt động kinh tài này đem lại lợi ích chiến lược cho đất nước hay dùng quyền công để mưu lợi tư. Chắc chắn BCT nắm vững tình trạng tài chánh, nhà cửa của những cán bộ cao cấp để có sự so sánh khi cần thiết.

3)     PTT Nguyễn Xuân Phúc và việc “đầu độc” ông Nguyễn Bá Thanh: Tin từ  CDQL cho biết  cùng thời gian ngày 16/12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh lên đường thăm Trung Quốc thì cùng ngày, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường đi Lào trên danh nghĩa dự phiên họp Liên Chính phủ Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, những người thân cận tiết lộ cho biết có tháp tùng ông ta đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Vientiane, Lào, Nguyễn Xuân Phúc đã gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh, nội dung không ai được biết chi tiết, nhưng sau cuộc gặp riêng thì thấy Nguyễn Xuân Phúc rất hớn hở, tự tin.

Điều này cũng chưa có thể quy trách nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc trong việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh. Ông Nguyễn Xuân Phúc cùng ông Nguyễn Bá Thanh quê quán ở miền Trung. Năm 2006 được điều động ta Hà Nội giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó giữ chức Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI. Từ 8/2007 đến nay: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang là một ứng viên "gần với ghế thủ tướng nhất" và là "ứng cử viên rất mạnh".

Ông Nguyễn Xuân Phúc không có  xung khắc gì  nhiều với Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng và  ông Nguyễn Bá  Thanh. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa ra Đà Nẳng thăm ông Nguyễn Bá Thanh, chắc chắn với sự đồng ý của ông Thanh và gia đình. Có thể rằng ông và  ông Phùng Quang Thanh bị  lôi ra gần đây vì  vấn đề  tham nhũng  và  những hành động, tuyên bố  thân Trung Quốc như  là một phần trong nỗ  lực tranh dành quyền lực không những của những khuôn mặt cao cấp trong nước mà còn dính dáng đến quyền lợi của 2 cường quốc Trung Quốc-Hoa Kỳ. 

 

Nói tóm lại, nhóm quyền lực chống ông Phúc trong BCT Việt Nam có những lý do vững chắc nhất để buộc tội và ngăn chặn PTT Nguyễn Xuân Phúc trong nỗ lực tranh dành quyền lực sắp đến dù rằng ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có sự ủng hộ của một số thành viên khác trong BCT. Ông Nguyễn Xuân Phúc có lẻ đã làm một lỗi lầm nghiêm trọng nhất là dựa vào Trung Quốc để tranh dành quyền lực và các thành viên ủng hộ ông Phúc cũng cần để ý đến yếu tố này để khỏi trở thành những con cờ của Trung Quốc.

  1. VAI TRÒ CỦA HOA KỲ

 

Hoa Kỳ theo dỏi chặc chẻ tình hình chính trị tại Việt Nam nhất là trong giai đoạn này. Hoa Kỳ có lợi điểm là ông Nguyễn Bá Thanh được điều trị tại Hoa Kỳ nên nắm vững hồ sơ bệnh lý của ông. Nghe nói, trong thời gian ở Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh đã chuẩn bị sẵn đơn tố cáo, chỉ đích danh những người đã mượn tay Trung Quốc ám hại ông vì những động cơ chính trị thấp hèn. Chắc chắn Hoa Kỳ đã trao hồ sơ này cho gia đình và chính phủ Việt Nam và cũng có thể sẽ phổ biến hồ sơ này nếu nhu cầu đòi hỏi.

 

  1. KẾT LUẬN

 

Trong những tháng sắp tới, bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được thấy rõ hơn. Chân dung của những người trong cuộc cũng bắt đầu lộ diện. Khá  nhiều người trong BCT luôn luôn nêu ra khẩu hiệu “đánh phá của những thế  lực thù  địch” nhưng trong trường hợp này, các thế  lực thù  địch nằm ngay trong nội bộ  của họ. Chỉ mong rằng họ đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân, phe nhóm. Dù rằng phải giữ thế cân bằng, những ai được bầu vào 3 chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng sẽ cho thấy khuynh hướng của Việt Nam trong những năm sắp đến. Ông Nguyễn Bá Thanh, dù rằng là một đảng viên Cộng Sản, là một con người dám sống dám làm, chấp nhận số phận chính trị chẳng khác nào một chiến binh ngoài sa trường. Cầu mong trời phật phù hộ cho ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua được kiếp nạn lần này.

 

Tin mới nhất: Ngày 16/1/2015, đài BBC vừa mới đưa lên mạng bài viết “GS Carl Thayer bình về phiếu tín nhiệm”. Mạng Chân Dung Quyền Lực cũng có bản tin chi tiết hơn về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10. Giáo sư Thayer là một bình luận gia quốc tế hàng đầu về vấn đề Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, hình như ông được phía Việt Nam “leak” một số tin quan trọng trước khi được phổ biến chính thức. Theo tin tức của giáo sư Thayer, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là đứng đầu về tín nhiệm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ thua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mấy phiếu. Cả hai ông trong năm 2014 đều có những lời tuyên bố rỏ ràng về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trong vài trường hợp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có những lời tuyên bố cương quyết hơn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng được phiếu tín nhiệm cao. Ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim phó thủ tướng về thứ 15 (Đàn Chim Việt). Nếu những tin tức này là chính xác thì có thể xem như mạng Chân Dung Quyền Lực đã làm xong nhiệm vụ của mình, nên lui về bóng tối để tránh chuyện như nhận định trên báo Nhật Nikkei Asian Review cho rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam. Cũng không có gì ngạc nhiên là Quốc hội Việt Nam có vẻ hơi nhẹ nhàng với hai ông Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh. Dù sao, Việt Nam cũng cần giữ thế cân bằng giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ. Ông Phùng Quang Thanh, với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, phải là người đứng đầu sóng  trong nỗ lực bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải. Đằng này, ông lại có thái độ nhũn nhặn đến mức hèn yếu trước Trung Quốc và những lời tuyên bố của ông có thể không sai sự thực nhưng bị hiểu là bênh vực, có lợi cho Trung Quốc. Chức vụ Thủ tướng vẫn còn để trống nhưng giấc mộng làm Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có thể xem như vượt quá tầm tay. Chuyện cuối cùng là liệu hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang, vì quyền lợi của đất nước có thể đồng ý với nhau về chuyện ai sẽ về hưu và ai sẽ phụng sự Việt Nam tốt nhất trong vai trò Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt

Mạng “Chân dung Quyền lực”

Các mạng trong nước “Đà Nẵng Điện tử, Thanh Niên, Tuổi Trẻ”

Các mạng ngoại quốc “BBC, VOA, RFI, RFA”

 

 

 

1) 

Nguyễn Mạnh Trí
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 16  tháng 1 năm 2015

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Muốn thấy thật phải buông bỏ, trút bỏ hết những ý muốn, vọng tưởng, mơ tưởng. Bỏ hết những gì mình muốn làm cho chính mình.
Đánh dấu sáu năm vụ khủng bố 9-11, hệ thống truyền thông As-Sahab của mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã tung ra hai băng hình của trùm khủng bố Osama bin Laden.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, Tổng thống George W. Bush đạt một thành tích hiếm có, là đụng đáy ở tỷ lệ ủng hộ 22%. Nay tỷ lệ này đã nhích lên một chút
Để vận động 192 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu Cộng sản Việt Nam trở thành 1 trong 10 thành viên không thường trực
Vào giữa Tháng Tám vừa rồi nhà văn Bích Huyền có trao cho tôi cuốn sách với nhan đề ngồ ngộ "Viết Từ Hang Đá, nhỏ lệ cùng dân"
Bôi, xoá lịch sử hay bịa ra chuyện  để có lợi cho mình không phải là việc làm bất bình thường  của người Cộng sản Việt Nam,
Nhân dịp ông đến Hoa kỳ để họp Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tôi viết thư này gởi đến ông với tất cả sự chân thành của một công dân Việt Nam
...Những nước không có tự do dân chủ, sự lạm dụng và sai lầm sẽ trầm trọng gấp trăm ngàn lần Mỹ, vì bưng bít và không có cơ hội tự điều chỉnh...
Biến cố quan trọng nhất là Khối 8406 đã được thành lập ngày 8/4/2006, liên kết các cá nhân tranh đấu riêng lẻ thành một lực lượng đông đảo đầy khí thế.
Tu chánh án mang tên của Thượng Nghị Sĩ John McCain và Dân Biểu Tom Davis đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ chấp thuận gia hạn thêm hai năm (2008 - 2009).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.