Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Lai

08/01/201515:24:00(Xem: 3847)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.
________________

LÊ LAI
(? - 1418)

Lê Lai quê Thanh Hóa, thân phụ là Lê Kiều nối đời làm chức Phụ đạo trong vùng. Lê Lai là một dũng tướng, người can đảm trung hậu, Bình Định Vương phong ông chức Đô tổng quản, tước Quan nội hầu. Cuối năm 1418, nghĩa quân của Lê Lợi bị giặc bao vây ở Chí Linh, lương thực cạn kiệt rất nguy khốn.


Trong "Lam Sơn Thực Lục" của Nguyễn Trãi, trang 9 ghi: Lê Lợi hỏi: "Ai có thể thay thế Ta mặc áo vàng, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây đô. Thấy giặc ra đối địch thì tự xưng tên: ‘Ta là chúa Lam sơn đây!’. Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu họp cả quân sĩ, để mưu tính việc về sau"!. Các tướng đều không dám nhận lời. Chỉ có Lê Lai đứng lên thưa: "Tôi xin mặc áo của Chúa công ra trận. Ngày sau Chúa công gầy nên đế nghiệp, có được thiên hạ, thương đến công tôi, cho con cháu muôn đời được chịu ơn nước. Đó là điều tôi mong mỏi"!.
Lê Lợi lạy trời mà khấn rằng: "Lê Lai có công thay đổi áo. Sau này Ta cùng con cháu, và các tướng sĩ hay con cháu các công thần, nếu không thương đến công ấy, thì xin đền đài hóa ra rừng núi; ấn vàng hóa ra đồng sắt; gươm thần hóa ra đao binh!".
Lê Lai dẫn 500 quân với 2 thớt voi, thúc ngựa xông ra trận, hô to: "Ta là chúa Lam Sơn đây"!. Quân Minh tưởng Lê Lai là Lê Lợi, nên đem quân vây đánh, ông cùng quân sĩ chống trả can trường cho đến khi kiệt sức bị bắt và giặc đem ông hành hình. Sau đấy, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông, mang về an táng ở Lam Sơn.

Nhờ vậy, Lê Lợi và các tướng sĩ khác chạy thoát.
Sự hy sinh của Lê Lai đã nung nấu Nghĩa quân quyết chiến. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, truy phong Lê Lai là đệ nhất công thần, "Sùng trung Đồng đức hiệp mưu bảo chính Lũng Nhai công thần", hàm Thiếu uý, thuỵ là Toàn Nghĩa; và phán: "trước ngày giỗ của ta là ngày giỗ của Lê Lai", ngày giỗ Lê Lai là 21 tháng 8 (ÂL). Dân gian có câu: "21 Lê Lai, 22 Lê Lợi". Năm 1484, Lê Thánh Tông gia phong Lê Lai là Trung Túc vương.


.

Thiết Nghĩ:

 
Lê Lai cứu chúa là một bi hùng sử, nên trân trọng và lưu luyến mãi. Lòng sắt son của ông, điểm tô trang sử Việt rạng rỡ và gìn giữ nước Việt vẹn toàn. Văn hào Alfred de Vigny có bài thơ “La Mort du loup” về tư tưởng hy sinh cao thượng, như sự hy sinh hào hùng của ông, đáng nghi nhớ:
Ta không than khóc, bơ thờ
Gắng tròn nhiệm vụ, ngẩn ngơ sao đành
Số trời, dù có mong manh
Đớn đau hay chết, lòng thành cũng vui”(*)
“Lê Lai cứu chúa” là một trang sử hùng hồn trong sự nghiệp khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1418 cho đến nay và vĩnh viễn ngàn sau, không một ai có thể thay thế được. Văn hào Nguyễn Trãi người cùng thời với Lê Lai, đã ghi vào “Lam Sơn Thực Lục” rất đầy đủ. Chúng ta không thể lầm lẫn với những nhân vật khác có cùng tên “Lê Lai” trong thời kỳ kháng chiến Lam Sơn, lại xuất hiện nơi một số tài liệu khác nhau.
.
Trong “Lam Sơn Thực Lục” có ghi Nguyễn Thận người Mục Sơn (Thanh Hoá) là công thần Lam Sơn, được lấy họ vua và đặt tên Lai, nên gọi là Lê Lai. Ngoài ra, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư phần bản kỷ, quyển số 10, trang 27b, có chép: “Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn”. Từ đấy có giả thuyết rằng, Lê Lai may mắn sống sót sau khi cứu chúa, tiếp tục tham gia kháng chiến và bị chính Lê Lợi ra lệnh giết sau này. Điều này không thể xảy ra, vì lẽ các vua Lê kế tiếp luôn nhớ ơn “Lê Lai cứu chúa”?!.
.
Cảm mộ: Lê Lai
 
Đổi áo, can trường lẫm liệt thay!
Cứu vua, xông xáo giải trùng vây
Hy sinh, cảm kích từng dân dã!
Tử tiết, ngậm ngùi dẫu cỏ cây!
_________________
(*)- Bài thơ “La Mort du loup” của văn hào Alfred de Vigny:
“Gémir, pleurer, prier est également lâche!
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche,
Dans la voie où le sort a voulu t’appeler,
Puis après, comme moi, souffre et meurs sans parler”
Nguyễn Lộc Yên

.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.