Hôm nay,  

Du Tử Lê In Sách Mới: Phác Họa 20 Năm Văn Học

03/01/201500:00:00(Xem: 5385)
Nơi đây, nhà thơ Du Tử Lê đóng vai người nghiên cứu văn học nghệ thuật. Đúng ra, thi sĩ viết mang tính truyện bên cạnh các nhận xét sắc bén, và do vậy, người đọc dễ tiếp cận, mỗi lần đọc về một tác giả dưới ngòi bút Du Tử Lê là độc giả có thể hình dung được một khoảng không gian hoạt động của văn học một thời quá khứ: Tác phâm nghiên cứu tựa đề "Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam (1954-1975) Tập 1" đã phát hành trên toàn cầu.

blank
Du Tử Lê và bìa sách.

Tập sách dày 650 trang, gồm nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật, viết về nhiều tác giả.

Trong Chương 1, về Âm Nhạ, nhà thơ Du Tử Lê viết về Anh Bằng, Bạch Yến, Châu Kỳ, Cung Tiến, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Hoàng Quốc Bảo, Khánh Lý, Lam Phương, Lâm Tuyền, Minh Trang, Tình ca Ngô Thụy Miên và thơ Nguyên Sa, Phạm Đình Chương, Thái Thanh, Thanh Bình, Trầm Tử Thiêng, TRần Thiện Thanh, Trúc Phương, Tuấn Khanh, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Y Vân.

Chương 2, về Báo Chí, Truyền Thanh và Xuất Bản.

Nhà nghiên cứu văn học Du Tử Lê viết về Chu Tử, Nguyên Sa và Sáng Tạo, hiện tượng văn nghệ học sinh qua phỏng vấn Ngọc Hoài Phương, Trần Phong Giao, Thế Nguyên, về xuất bản của Miền Nam.

Chương 3 là về Điện Ảnh, Sân Khấu Cải Lương.

Viết về nữ tài tử Kiều Chinh, mà Du Tử Lê gọi là “người đem vinh dự về cho tập thể Việt.” Và phỏng vấn soạn giả Yên Lang về lược sử thành hình Cải Lương.

Chương 4 là về Hội Họa, Điêu Khác.

Du Tử Lê viết về Duy Thanh, Đinh Cường, Mai Chửng, Nghiêu Đề, Nguyên Khai, Tạ Tỵ.

Chương 5 là Thi Ca.

Du Tử Lê viết về các nhà thơ: Cung Trầm Tưởng, Đỗ Quý Toàn, Kim Tuấn, Nhã Ca, Nguyên Sa, Nguyễn Lương Vỵ, Thành Tôn, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Tuệ Mai.

Chương 6 là Văn Xuôi.

Du Tử Lê viết về Bình Nguyên Lộc, Doãn Quốc Sỹ, Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Hoài Thư, Trần Thị Ngh., Văn Quang, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan.

*

Để thấy được các Du Tử Lê viết nghiên cứu văn học, chúng ta nơi đây có thể trích ra vài đoạn điển hình.

Như trong phần về về nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, nơi trang 83, Du Tử Lê viết:

“Hoàng Quốc Bảo, Dòng Nhạc Như Chiếc Cầu Tâm Linh Nối Liền Đời Thường Và Nẻo Đạo

Xuất hiện sau những Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên một vài năm, và, sau Trịnh Công Sơn khoảng sáu, bảy năm; nhưng nếu lấy con số 10 năm làm thước đo, đếm một thế hệ, thì Hoàng Quốc Bảo là người cuối cùng, lấy được chiếc vé lên chuyến tầu âm nhạc, chung với những tên tuổi vừa kể. Khi chuyến tầu âm nhạc đi khắp cùng đất nước kia, chỉ còn một vài ghế trống.

Tuy nhiên, nếu Trịnh Công Sơn rướn mình, giơ cao ngọn cờ kêu đòi chấm dứt chiến tranh; Vũ Thành An với những bài không tên viết cho một (hay những) cuộc tình tuyệt vọng, Từ Công Phụng với nỗ lực đi tìm vàng son, thuở trước... thì, Hoàng Quốc Bảo, tự những nhát cuốc vỡ đất sáng tác đầu tay, đã cho thấy khuynh hướng xới sâu cõi hư không. Đời giả tạm.

Ngay với những tình khúc rực rỡ chia ly, nát nhàu thống khổ, ở đâu đó, giữa những hợp âm được nối kết bởi Hoàng Quốc Bảo, vẫn mang tới cho người nghe, cảm nhận muốn vươn, thoát khỏi những trói buộc hạn hẹp của kiếp người. Tham vọng xóa bỏ sự phân biệt hình/tướng. Đem nhị nguyên đúng/sai, thành/bại, phải/trái... về nhất thể.

Bằng âm nhạc, tự những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, họ Hoàng đã thiết lập cho mình (hay cho người), những chiếc cầu tâm linh, bắc qua đôi bờ nhân gian và, lẽ đạo.”(hết trích)

Văn phê bình của Du Tử Lê cũng thơ mộng dị thường. Hiếm nhà bình luận như thế.

*

Hay như khi họa sĩ Nguyên Khai được mô tả dưới ngòi bút Du Tử Lê, trích:

“Nguyên Khai: “Màu sắc là dầu được thắp lên bởi trái tim...

Vào sâu hơn cõi-giới hội họa của Nguyên Khai / Nguyễn Bửu Khải, tôi muốn lập lại ghi nhận của một họa sĩ hiện cư ngụ tại miền bắc California, như sau: “Tranh Nguyên Khai vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, điêu luyện, vừa đẹp, đa dạng, nhiều thể loại và không chú tâm vào một đề tài nhất định nào.”

Tôi cho nhận định trên rất đúng với trường hợp Nguyên Khai. Từ những chạm mặt đầu tiên với sắc màu và đường nét, thổn thức trên lụa; ông chuyển qua tình yêu thao thiết dành cho sơn dầu. Những năm tháng ở quê người, họ Nguyễn say mê thực hiện loạt tranh sơn mài bằng loại sơn dùng cho xe hơi. Sau đó, ông lại tạo những “trận bão trong tách trà” dư luận; khi sáng tác và triển lãm một loạt tranh có tên “mixed media”. Là loạt tranh được hoàn tất bởi tất cả những vật liệu phế thải, từ con chip của thời điện toán, tới những miểng đồng, miểng sắt, thép gai, thiếc vụn…Hay một vỏ bom, miểng vỡ lựu đạn, nhắc nhở người thưởng ngoạn sự hiện diện của chiến tranh vẫn còn đâu đó trên mặt địa cầu này; quyện với sơn dầu hoặc acrylic…

Ở giai đoạn nào, thời kỳ nào, Nguyên Khai cũng cháy cạn đam mê mình, trong những phiêu lưu tìm kiếm, tưởng chừng không ngày chấm dứt; như chính ông từng phát biểu.

Tuy nhiên, với tôi, người nghệ sĩ dù thường trực ném mình vào những tìm kiếm mới lạ, với những khao khát phiêu lưu đi về chân trời, thì lắng, sâu nơi tiềm thức, y vẫn nghiêng nặng một cảm thức bất khả tư nghì nào đấy.”(hết trích)

*

Hay khi Du Tử Lê viềt về nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, đã gợi nhớ về cơ duyên hơn 4 thập niên trước, ở trang 449-450:

“Nguyễn Lương Vỵ, Bi Kịch Và Thi Ca,

Cách đây 44 năm, nhà văn Trần Phong Giao, Thư ký tạp chí Văn, Saigon, cho đăng một bài thơ chỉ có 4 câu. Hơi thơ được tác giả cố tình nén lại, để sức bật (dội) mạnh mẽ, gây ngơ ngẩn người đọc. Đó là bài “Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng” của Nguyễn Lương Vỵ. Một tác giả xa lạ hoàn toàn với sinh hoạt thi ca thời đó:

“Lung linh hồn quê cũ
Mây trắng phủ khắp trời
Nhớ trăng khô hết máu
Muôn trùng dặm núi ơi!”

Ít lâu sau, (đầu năm 1970?), cũng tạp chí Văn lại cho đăng thêm một bài thơ khác của họ Nguyễn. Bài “Cảm hứng”:

“Biển đắp một tòa sương
Lạnh đôi bờ vú nhỏ
Nàng tắm trong tịch dương
Núi gầm lên khóc nhớ…”

Vẫn tứ tuyệt. Vẫn chủ tâm nén hơi. Kiệm lời. Qua thơ, họ Nguyễn đã sớm cho thấy nội lực chữ nghĩa, hình ảnh rất riêng của mình.

Một hôm ghé tòa soạn Văn, tôi hỏi Trần Phong Giao về tiếng thơ này. Bạn tôi bảo:

“Tao hoàn toàn không biết tí gì về người này. Nhưng tao nghĩ, nhiều phần chắc phải ở lứa tuổi chúng ta….” Rồi bạn tôi hỏi lại tôi, nghĩ sao về tiếng thơ ấy?

Tôi nói, tôi đồng ý với ông, tác giả không còn trẻ, cũng không phải là người mới bước vào thế giới chữ nghĩa. Để minh chứng cho nhận xét của mình, tôi nói:

“Nếu là một người viết non tay thì với hai câu “Nhớ trăng khô hết máu/Muôn trùng dặm núi ơi!” trong bài “Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng”, sẽ dễ dàng, “nhậm lẹ” thay chữ “trăng khô” thành “trăng vàng”. Và “dặm núi” sẽ là “dặm trường”. Bài thứ hai cũng thế. Ngoài câu “Biển đắp một tòa sương/Lạnh đôi bờ vú nhỏ” hình ảnh lạ, thì câu cuối “Núi gầm lên khóc nhớ…”, ở một cây bút trẻ, sẽ “nhanh nhẩu” viết “Núi kêu lên nức nở…”

Vẫn tình cờ, năm 1973, tôi không nhớ ai đã cho tôi một Tập San Văn Chương. Trong số báo này, tôi gặp lại Nguyễn Lương Vỵ (Một tác giả mà cả tôi lẫn Trần Phong Giao đều cho, phải ở cỡ tuổi chúng tôi) bài thơ nhan đề “Âm nhạc” - - không-tứ-tuyệt của họ Nguyễn. Và bốn câu cuối (như một thứ tứ tuyệt) lại khua động tôi:

“Ta ôm trời đất sầu vô hạn
Thương nhớ Thanh Xuân mộng úa tàn
À ơi! Dâu bể chưa khô cạn
Chưa dứt tâm tư, vọng ngút ngàn…”

Mãi gần đây, ở quê người, gặp tác giả, tôi mới biết, khi viết bài “Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng." họ Nguyễn 16 tuổi. Tôi càng ngạc nhiên hơn biết tác giả của ba bài thơ lộng-lẫy-đất-trời kia, có một đời thường “dữ dội”, vượt xa tưởng tượng…

...

Đó là thời gian ông đã vươn lên từ bãi rác Chợ Cồn, trở thành người đã có trong tay những bằng cấp, đủ kiêu hãnh ngẩng nhìn đời.

Đó là thời gian sau khi ông đã mang về cho người mẹ góa bụa ở vậy, mảnh bằng cử nhân. Nước mắt bà lần này chắt ra, không biết có còn pha máu? Nhưng chắc hẳn đó là những giọt lệ hạnh phúc. Mãn nguyện. Hãnh diện về đứa con trai trưởng, sớm côi cút của bà.

Một lần xúc động, tôi hỏi họ Nguyễn: Điều gì giúp ông đứng dậy? Bước tới, như một con người thành tựu, với tất cả lương tri, bao dung, độ lượng? Ông đáp: Thi ca.”

*

Nhìn về nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Du Tử Lê nhận định về nhà văn nữ này:

“Nhã Ca, Nhà Văn Nữ Nói Không Với Dục Tính

...Từ thi ca với tác phẩm đầu tay “Nhã Ca Mới”, bước qua văn xuôi, với tác phẩm thứ nhất được xuất bản là truyện dài “Đêm Nghe Tiếng Đại Bác,” người ta không thấy có một khoảng cách nào giữa văn xuôi và, thi ca của Nhã Ca. Nếu không muốn nói, đó chỉ là bước song hành, hoặc hai dòng chảy của một tài năng lớn, người nữ.

Trong sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật của miền Nam, sự kiện một thi sĩ đắm mình trong thử thách giữa ngọn triều văn xuôi hoặc ngược lại, là điều bình thường.

Ở một chừng mực nào đó, cũng có một số tác giả được ghi nhận là thành công. Cả hai lãnh vực. Nhưng, như Nhã Ca thì không.

Kể từ ngày miền Nam có Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc, trải qua hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, một nhà văn hay nhà thơ, được chọn để trao giải vốn đã khó, nói chi tới việc một tác giả như Nhã Ca, trong hai năm (1965, 1966) được chọn để trao liên tiếp hai giải Văn Chương Toàn Quốc cho cả hai bộ môn thi ca và, văn xuôi.

Cũng trong khoảng thời gian từ 1965 tới 1970, sinh hoạt văn xuôi của miền Nam trở nên rộn ràng, nhiều mầu sắc hơn nữa, với sự xuất hiện thêm nhiều cây bút nữ trên các diễn đàn văn chương.

Mỗi xuất hiện đó, là một nhan sắc. Riêng. Mỗi đi tới kia, là một phong cách. Khác.

Tuy nhiên, nhiều hay ít, những cây bút nữ đó cũng có chung một điểm gặp gỡ. Đó là phạm trù tính dục trong văn chương.

Tính dục được ghi nhận từ người nữ: Vừa như một “giải phóng” người nữ khỏi những vòng rào, những vạch phấn khoanh vùng; san bằng khoảng cách nam/nữ; vừa như một từ trường có lực thu hút tò mò không nhỏ, nơi người đọc.

Khuynh hướng hay trào lưu này, nếu tôi được phép nói như vậy, hoàn toàn không có Nhã Ca. Nói cách khác, Nhã Ca là nhà văn nữ của văn chương miền Nam hai mươi năm, đã nói không, với dục tính....”(hết trích)

*

Đây là tác phẩm thứ 61 của Du Tử Lê. "Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam (1954-1975)" được mô tả là kết quả của bảy năm viết hàng tuần cho nhật báo Người Việt, trang VHNT. Dòng VHNT miền Nam tuy ngắn ngủi, nhưng lại quá phong phú, rực rỡ, nên nhà thơ Du Tử Lê, chỉ chọn những bài viết, những tác giả, những nhân vật mang tính tiêu biểu, cùng những dữ kiện có tính cách soi sáng phần nào những góc tối, hay góc khuất của 20 năm sinh hoạt VHNT miền Nam.

*Nhà xuất bản Người Việt ấn hành, giá bán 32 Mỹ Kim, sách dày 649 trang.

ĐÃ PHÁT HÀNH.

*Mua Sách có chữ ký của tác giả, liên lạc với phanhanhtuyen@gmail.com

hoặc:

Tuyen Le

12751 Lucille Ave

Garden Grove, CA 92841

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.