Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Thời Hậu Bùi Ngọc Tấn

03/01/201500:00:00(Xem: 3751)
Hóa ra ai cũng có ''đuôi!'' (Người Buôn Gió)

Tôi cũng phải đến sợ cho cái tính lãng đãng của những ông anh văn nghệ mà mình (chả may) quen biết. Trên trang Đàn Chim Việt có bài giới thiệu Hậu Chuyện Kể Năm 2000, do Tiếng Quê Hương xuất bản, của nhà báo Uyên Thao. Cũng bài viết này, trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ lại ghi tác giả là Trần Phong Vũ.

Tôi gửi thư cho cả hai ông, hỏi nhỏ: “Ai vậy, khai thiệt đi mấy cha?” Đợi cả tuần sau cũng chả thấy “cha” nào hồi âm, hay hồi đáp gì ráo trọi.

Im lặng cũng là một cách trả lời (nên) tôi đoán: “Chúng tao đều quá thất thập (cổ lai hy) cả rồi mà vẫn cứ xuất bản sách đều đều, và cuốn nào cũng đều có tựa rất đàng hoàng tử tế, còn chuyện ai viết thì phỏng có cái (đéo) gì là quan trọng mà chú mày thắc mắc làm chi?”

O.K. Thats fine! Thế là tôi chả dám kêu ca gì nữa, chỉ lẳng lặng đọc thôi, và đọc đến đoạn này thì “thấy rợn hết cả người” chứ chả phải chơi:

“Bùi Ngọc Tấn không ngừng bị cách ly, bị theo dõi, bị kiểm tra, bị dọa nạt... dưới nhiều hình thức khiến không tránh khỏi mối ám ảnh luôn bị đeo bám bởi một “người vô hình”:

“...Ai cũng có một người vô hình để mà trình bày, để mà sợ sệt và thầm cãi lại. Người vô hình luôn bên cạnh mỗi người như hình với bóng, cả trong giấc ngủ...

Tôi thấy rợn hết cả người khi nghĩ đã có mấy thế hệ theo dõi tôi, săn đuổi tôi, vu cáo tôi. Họ đã già đi. Đã về nghỉ, hưu trí an nhàn. Nhiều người đã chết. Một thế hệ khác tiếp tục việc theo dõi. Rồi một thế hệ tiếp theo nữa. Đời này sang đời khác.”

Nói vậy, té ra, Bùi Ngọc Tấn bị theo dõi bởi cả đống người lận: một “vô hình” và “luôn bên cạnh như hình với bóng, cả trong giấc ngủ;” còn mấy cha nội (có hình) khác thì thi nhau “săn đuổi” nạn nhân y như thú vật:

“Bình bàng hoàng khi biết mình có đuôi…. Anh như ngửi thấy cái mùi của nhà tù. … Đó là đòn đánh ngang đầu. Là đất sụt nơi mình đứng. Là cuộc đời bỗng nhiên không còn là cuộc đời nữa.

Trời đất đảo lộn. Cuộc sống dù sao cũng là cuộc sống. Vẫn có trời. Có gió. Có mây. Có cánh đồng, có đường phố. Có lúc giận vợ. Có lúc nô đùa với các con. Và viết.

Nay sắp mất tất cả... Và có cảm giác của một con thú bị nhốt trong chuồng lồng lộn nhưng không sao thoát được. Thì ra họ có toàn quyền làm những việc họ thích. Họ huy động cả guồng máy khổng lồ để hại mình.” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).

Vậy mà một trong những “con thú trong chuồng” (bỗng) lại thoát ngang – theo như tin BBC, nghe được vào hôm 18 tháng 12 năm 2014: “Tác giả 'Chuyện kể năm 2000', nhà văn Bùi Ngọc Tấn, người được ví như Solzhenitsyn của Việt Nam, vừa qua đời...”

Vậy là lại có cả đống người cũng “vừa” thất nghiệp. Chớ không lẽ lại theo luôn cái ông nhà văn về thế giới? Thôi, đành “thả” chả đi mình ên (qua bên bển) cho rồi.

Khoẻ!

blank
Từ sách Bùi Ngọc Tấn tới công an theo dõi.

Bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến cảnh Già Đô nằm chết (vì đói) trong một cái miếu hoang:

“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu…

Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên… Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng... Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay...” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).

Cũng như Già Đô, Bùi Ngọc Tấn vừa “bay” ra khỏi nước CHXHCNVN. Từ nay, ông không còn sợ bị “theo dõi, săn đuổi,” và “vu cáo” nữa.

Thế là xong!

Gió đưa cây cải về Trời

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay!

Ủa, rau răm nào (nữa) vậy cà?

Ôi, thiếu giống gì. Nhiều ối ra ấy chứ! Bùi Ngọc Tấn (có thể) thuộc thế hệ đầu tiên nhưng không phải là duy nhất bị theo dõi, săn đuổi – hay nói gọn lại là có đuôi – ở Việt Nam. Bởi vậy, ngoài Hậu Chuyện Kể Năm 2000 còn có “Thời Hậu Bùi Ngọc Tấn.”

Chuyện này rất dài nên chỉ xin viết ngắn bằng cách đơn cử vài trường hợp tiêu biểu, cùng tên tuổi (vốn) đã quen thuộc với công luận:

- Đỗ Nam Hải: “Họ vẫn thường xuyên cho người theo dõi tôi, 24/24, 7 ngày trong tuần.”

- Phạm Xuân Nguyên: “Nhà mình là một căn hộ ở tầng 5 của một chung cư năm tầng, gọi là khu tập thể của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (phòng 503, nhà H1, ngõ 37, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội). Các anh lính đến ngồi ở quán nước cạnh chân cầu thang và canh chừng mình đi xuống để đi theo.

Cứ chủ nhật là có lính canh, không cần biết mình có nhà hay không... Bây giờ, mỗi lần đi xuống cầu thang và đi đường, mình bực mình vì lẽ ra phải nhìn thẳng luôn luôn, thì mình lại phải chốc chốc nhìn xung quanh và nhìn phía sau. Bị thành người mọc đuôi quả là một sự gớm ghiếc. Chưa biết lúc nào thì mình được cắt đuôi hay tự cắt đuôi được cho mình.”

Giữa Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Nam Hải và Bùi Ngọc Tấn là khoảng cách của đúng một thế hệ nhưng đuôi thì vẫn lẵng ngoẵng (và lê thê) y như thế. Chỉ có thái độ của người bị theo và người đi theo thì đã hoàn toàn thay đổi, hay nói chính xác hơn là hoán đổi – theo như nhận xét của nhà báo Ngô Nhân Dụng:

“Nhìn cảnh một anh công an chìm nâng chiếc ghế lên che mặt khi kỹ sư Đỗ Nam Hải đưa máy lên chụp hình khiến người coi phải động lòng trắc ẩn. Nó chứng tỏ người công an này biết xấu hổ.

Anh bạn trẻ này không muốn phơi bộ mặt cho mọi người biết mình là công an. Không muốn đi đâu cũng có người nhận ra mà hỏi: Anh chính là anh công an vẫn canh cửa nhà ông Đỗ Nam Hải phải không, sao tôi thấy giống quá? Anh cũng không muốn đám con anh bị bạn bè trong trường dò hỏi: Bố mày làm công an hả? Hay vợ anh đi chợ bị người ta chỉ trỏ: Vợ công an đấy!”

blank
Từ sách Bùi Ngọc Tấn tới công an theo dõi.

Động lòng trắc ẩn cũng là tâm cảm của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên:

“Mình xuống nhà, lấy xe ung dung, thoải mái, thì bất ngờ thấy mặt anh lính đã quen. Vì đã quen cứ chủ nhật mới mọc đuôi nên mình ngớ ra một chút, nói thực là thế. Nhưng ngay đó mình vẫy tay bảo:

- Chú về đi, anh đi ăn sáng với bạn, không ra chỗ xử án đâu. Chú biết anh rồi đấy, nói đi là đi, nói không đi là không đi. Chú cứ yên tâm mà về.

- Vâng, vâng, em biết, các anh khác cũng nói thế cả.

- Mà này, chú tên là gì nhỉ?

- Em tên là Thắng, đã có lần em định nói chuyện với anh, cái hôm anh mua hoa sen về ấy, nhưng anh chưa cho.

- À à…

Và rồi trong lúc mình đang loay hoay nổ máy cái xe Honda 82 cũ sắp thành cổ thì Thắng đứng cạnh bên rút ngay máy điện thoại gọi: Alô, thưa anh, anh Nguyên nói là anh ấy không ra chỗ xử án, vậy anh cho em về nhé, cho em thôi trực nhé… Mình nghe thế thấy buồn cười, phóng xe đi.”

Cho đến thế hệ của Bùi Thanh Hiếu thì thằng chả xuề xoà kết luận: Hóa ra ai cũng có ''đuôi!''

Từ Đà Nẵng, trong một cuộc phỏng vấn dành cho phái viên Dân Luận, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh cũng cho biết: “... tôi đi đâu là bị họ theo dõi và tôi về thì họ canh.”

Khác với thái độ “xuề xoà” của Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Thạnh làm đơn trình báo đàng hoàng và nghiêm chỉnh.

Ông Thạnh cũng cho phái viên Dân Luận biết thêm đây không phải là vấn đề của riêng cá nhân mình mà là sự an toàn và nghiêm minh (tối thiểu) mà một xã hội theo “luật pháp chuẩn mực” cần phải có:

“Tôi sẽ theo đuổi việc này đến cùng không chỉ cho tôi mà còn cho mọi người. Lý tưởng tranh đấu của tôi là mong muốn quyền con người được tôn trọng, bảo vệ ở VN cũng như góp phần kiến tạo một hệ thông luật pháp chuẩn mực để đất nước pháp triển.”

Nghe thế mới biết cái thời mà người dân Việt Nam khi phát hiện ra đuôi thì “bàng hoàng” như “đòn đánh ngang đầu,” như “đất sụt” dưới chân (theo như cách diễn tả của tác giả Chuyện Kể Năm 2000) đã qua rồi. Chính sách công an trị đã lỗi thời, và trở nên lố bịch.

Thay vì hãi sợ, những thế hệ Hậu Bùi Ngọc Tấn nhìn “đuôi” với đôi mắt... thương cảm và ái ngại. Sự bao dung của họ thật đáng qúi, và đáng trân trọng biết dường nào.

Đỗ Nam Hải, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Thạnh đều là những người có danh phận và sự nghiệp. Những cái đuôi (vớ vẩn, thời này) chắc không ảnh hưởng chi nhiều đến họ nên cũng chả có gì đáng để bận tâm.

Tôi chỉ xót xa khi nghĩ đến mấy thế hệ người liên tiếp đã buộc lòng phải chấp nhận nhiệm vụ làm đuôi, ở quê hương đất nước của mình. Họ đều xứng đáng được giáo dục (hay huấn luyện) để có học vấn và nghề nghiệp đàng hoàng – cùng với một cuộc sống tử tế và ý nghĩa hơn – thay vì lờ vờ hay vật vạ ngày đêm với với cái thứ “công tác” không được vinh dự gì cho lắm, và chắc chắn là phải dấu diếm cả gia đình cùng bè bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.