Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Phi Khanh

12/30/201400:00:00(View: 4360)

NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428)

Nguyễn Phi Khanh vốn tên Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, quê gốc làng Chi Ngại, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (tỉnh Hà Đông). Ông là người thông minh, giỏi văn chương, nên quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đưa ông về phủ, để dạy người con gái lớn của quan Tư đồ là Trần Thị Thái.

Giữa thầy Ứng Long và cô học trò Trần Thị, tình cảm nảy nở đưa đến tình yêu. Khi Trần Thị có thai, ông sợ tội bỏ trốn. Quan Tư đồ độ lượng, cho tìm về gả con gái cho, khích lệ học thêm để tiến thân. Từ đó, ông mài miệt thêm kinh sách.

Năm 1374, ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) lúc 19 tuổi. Có tài năng nhưng Trần Nghệ Tông không trọng dụng, nên ông an phận dạy học.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, ra làm quan với nhà Hồ, được cử giữ chức Học sĩ viện Hàn lâm vào năm 1401, rồi lần lượt được thăng chức Thông chương Đại phu, Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám.


Quân Minh xâm lược nước ta, vào năm 1407, ông cùng vua tôi nhà Hồ bị giặc bắt giải về Kim Lăng (Tàu). Hai người con ông là Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng theo cha đến ải Nam Quan, ông khuyên Nguyễn Trãi: “con hãy trở về lo phục hận cho nước, phục thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi vâng lời quay về, còn Nguyễn Phi Hùng đi theo cha.

Năm 1428, ông mất, Nguyễn Phi Hùng đem hài cốt cha về táng tại núi Bái Vọng (huyện Chí Linh).

Ông biên soạn tác phẩm “Nhị Khê thi tập”, bị quân Minh lấy đem về Tàu. Hiện nay, còn lưu lại 77 bài thơ của ông, do Lê Quí Đôn sao lục ở bộ “Toàn Việt thi tập”.

Cảm niệm: Nguyễn Phi Khanh

Miệt mài nghiên bút, dinh Tư đồ
Quấn quýt người yêu cũng học trò?!
Nước mất, làm quan thân bị bắt
Khuyên con phục quốc, khéo dặn dò!

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi nhìn anh làm việc say sưa, hai bàn tay thoăn thoắt trên computer như một nghệ nhân, quên hẳn có tôi ngồi bên cạnh. Đó là phong cách làm văn học của nhà văn Nhật Tiến. Niềm say mê nầy trải dài suốt sáu mươi năm, từ lúc anh mới 21 tuổi xuất bản lần đầu tác phẩm Những người áo trắng vào năm 1959.
Nơi tôi sinh sống là ở phiá đông của Vịnh San Francisco. Nhiều người biết đến San Francisco với chiếc cầu Golden Gate Bridge mầu đỏ mà đến đây vào mùa hè, nếu không chuẩn bị, có thể bị những cơn gió lạnh làm run người khi bước chân lên cầu tham quan.
Lời người dịch: Bằng các hình thức gian manh hiện đại trong khuôn khổ mậu dịch quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hoạt động gián điệp và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng Mỹ và các nước phương Tây không liên kết được một đối sách chung cho phù hợp để chống Trung Quốc. Nhìn chung, phong trào bài Hoa lan tràn khắp nơi và chuổi cung ứng sản phẩm công nghệ của Trung Quốc đang ngày càng suy yếu. Tính từ tháng 5/2019 cho đến nay, Mỹ đã ra lệnh cho phong tỏa 152 chi nhánh của doanh nghiệp Hoa Vi đang hoạt động trên 21 quốc gia. Và gần đây nhất, trong cuộc họp với khối ASEAN, Mỹ đã kêu gọi hợp tác để phong tỏa hoạt động của 11 doanh nghiệp Trung Quốc đang xây dựng các công trình tại Biển Đông.
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.”
Việc lập Tòa án nhân dân để kết án các công dân xã Đồng Tâm là vi phạm trắng trợn các điều khoản trong công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Sự kiện này đòi hỏi Liên minh EU phải có thái độ thúc đẩy Hà Nội thực thi những cam kết bảo vệ Nhân quyền mà hai bên đã nhìn nhận theo tinh thần của các Hiệp định PCA và EVFTA.
Mở computer, “bấm” vào Inbox, tôi thấy trong danh sách emails hôm nay có email của nhà truyền thông Huy Tâm – tôi thường gọi anh một cách thân mật là “anh Mũ Nâu”. Vừa “bấm” vào email của anh Huy Tâm tôi vừa tự hỏi, không biết người Bạn trẻ đa tài Mũ Nâu chuyển đến tôi tác phẩm thơ, văn, âm nhạc, truyện đọc, youtube của chính anh hay là của ai?
Ngoài việc nguyền rủa, dân Việt có lẽ cũng không ai quên làm cù nèo và mài dáo mác. Với sự bạo ngược của đám cường hào ác bá hiện nay – ở xứ sở này - thì cái ngày mà chúng bị móc ra khỏi ống cống ̣(chắc) cũng không còn xa lắm nữa.
Rất nhiều người quen, bạn bè đã kể cho tôi nghe thời gian họ sống ở những trại tỵ nạn Hồng Kông sau chuyến vượt biên của họ từ Việt nam. Riêng tôi có ấn tượng nhất với Hồng Kông là khi máy bay đáp xuống phi trường Hồng Kông, tôi có cảm giác chiếc máy bay đi xuống cầu thang từng bậc, từng bậc… Xuống tới đất mới hiểu là người phi công rất giỏi mới đáp được vậy chứ không phải dở mà đáp máy bay kiểu lạ lùng.
Mới đó mà đã 19 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tôi còn nhớ rất rõ buổi sáng hôm đó, Thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, trước khi đi làm tôi đã xem tin tức trên đài truyền hình Mỹ thấy hình ảnh một trong 2 Tòa Tháp Đôi (World Trade Center) đang bốc cháy trên các tầng lầu gần chót. Nhiều máy bay lượn vòng và khói bay ra tỏa khắp bầu trời thành phố New York. Ở dưới đất tiếng còi xe cứu thương, xe cứu hỏa kêu inh ỏi. Nhiều người đang hốt hoảng chạy ra từ hai tòa tháp đôi. Tôi sững sờ và bàng hoàng trước cảnh tượng giống hệt trong một cuốn phim chiến tranh giả tưởng nào đó đang chiếu. Nhưng không. Đó là sự thật, việc thật, cảnh thật! Có lẽ không phải một mình tôi có cảm xúc đó mà nhiều người Mỹ và kể cả nhiều người trên khắp thế giới xem cảnh tượng hôm đó cũng có cùng cảm trạng.Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người chứng kiến những cảnh tượng khủng bố tàn bạo và dã man không thể tả! Những kẻ khủng bố đã sử dụng đến phương tiện mà không ai trước
Nhiều người hỏi tôi: trong các nghề: dạy học, làm báo, làm thương mại, bà thích nghề nào nhất? Tôi trả lời ngay không một chút do dự: - Dạy học và làm báo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.