Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Phi Khanh

12/30/201400:00:00(View: 4358)

NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428)

Nguyễn Phi Khanh vốn tên Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, quê gốc làng Chi Ngại, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (tỉnh Hà Đông). Ông là người thông minh, giỏi văn chương, nên quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đưa ông về phủ, để dạy người con gái lớn của quan Tư đồ là Trần Thị Thái.

Giữa thầy Ứng Long và cô học trò Trần Thị, tình cảm nảy nở đưa đến tình yêu. Khi Trần Thị có thai, ông sợ tội bỏ trốn. Quan Tư đồ độ lượng, cho tìm về gả con gái cho, khích lệ học thêm để tiến thân. Từ đó, ông mài miệt thêm kinh sách.

Năm 1374, ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) lúc 19 tuổi. Có tài năng nhưng Trần Nghệ Tông không trọng dụng, nên ông an phận dạy học.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, ra làm quan với nhà Hồ, được cử giữ chức Học sĩ viện Hàn lâm vào năm 1401, rồi lần lượt được thăng chức Thông chương Đại phu, Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám.


Quân Minh xâm lược nước ta, vào năm 1407, ông cùng vua tôi nhà Hồ bị giặc bắt giải về Kim Lăng (Tàu). Hai người con ông là Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng theo cha đến ải Nam Quan, ông khuyên Nguyễn Trãi: “con hãy trở về lo phục hận cho nước, phục thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi vâng lời quay về, còn Nguyễn Phi Hùng đi theo cha.

Năm 1428, ông mất, Nguyễn Phi Hùng đem hài cốt cha về táng tại núi Bái Vọng (huyện Chí Linh).

Ông biên soạn tác phẩm “Nhị Khê thi tập”, bị quân Minh lấy đem về Tàu. Hiện nay, còn lưu lại 77 bài thơ của ông, do Lê Quí Đôn sao lục ở bộ “Toàn Việt thi tập”.

Cảm niệm: Nguyễn Phi Khanh

Miệt mài nghiên bút, dinh Tư đồ
Quấn quýt người yêu cũng học trò?!
Nước mất, làm quan thân bị bắt
Khuyên con phục quốc, khéo dặn dò!

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hàng chục Nghị quyết, Quyết định và Chỉ thị về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng nhưng vẫn không sao chấm dứt được tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.
Đúng 51 năm sau của ngày bi thảm Tết Mậu Thân 1968, là đã có Một vành khăn tang khoát trên đầu toàn thể quân nhân Thiết giáp binh Quân Lực Việt nam Cộng hòa năm xưa, thì nay lại có một trang sách mới tươi sáng đã được mỡ ra cho một Hậu duệ của binh chủng Thiết giáp. Đó là sự vinh thăng của tân Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn.Quả đúng với câu; Hổ phụ sinh hổ tử vậy!
Tôi đi lòng vòng mấy nước Á Châu nhưng không đâu mà cảm thấy gần gũi như ở Indonesia. Đất nước này nghèo quá. Dân chúng, phần lớn, cũng lam lũ và khốn khó y như dân Việt vậy. Đã vậy, khí hậu (đôi nơi ) cũng dịu dàng như Cao Nguyên Lâm Viên khiến cho tôi (đôi lúc) cứ ngỡ là đã được trở lại quê nhà.
Tin nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vừa qua đời cuối tuần qua đã gây xúc động cho nhiều người dân Mỹ. Để hiểu hơn về di sản và đóng góp của bà cho đất nước và người dân Mỹ ra sao, có lẽ cần nhìn lại quá trình của phong trào nữ quyền tại Hoa Kỳ cùng những điều bà đã góp phần tranh đấu và bảo vệ trong vài chục năm qua.
Mỗi độ thu sang, lá vàng lá úa xác xao rụng rơi trong gió, như âm vang ai oán của điệu vãn than cuối cùng, đang cuốn trôi vào định luật vô thường của vũ trụ, rồi hóa kiếp về cùng cát bụi, đắm chìm trong sương khói của thời gian…
Như hôm nay, bái biệt anh, em xin gửi theo lời tri ơn anh chị. Anh chị đã biến em thành một người may mắn hiếm hoi trên thế gian. Mấy ai trong nhân loại được có cổ thụ trong vườn và cổ thụ trong đời.
Nhân dịp lễ trung thu sắp đến xin kể câu chuyện “Chú Cuội Ngồi Gốc Cây Đa” đã được một cô giáo ở trường tiểu học kể cho đám học trò nghe cách đây hơn nửa thế kỷ.
Hoá ra “chế độ hồ sơ lý lịch” là sáng tác của bác Mao, và có nguồn gốc ở tận bên Tầu cơ đấy. Thật là qúi hoá. Khi qua đến nước ta, bác Hồ vận dụng sáng tạo thêm chút xíu cho hợp với văn hoá (“đậm đà bản sắc”) Việt Nam nên hồ sơ lý lịch không chỉ tính “cho đến hết đời” mà còn kéo dài cho đến đời con và đời cháu luôn.
Trong Tù Binh và Hòa Bình, được viết ngay khi các sự kiện đang xẩy ra, Nhà Văn Phan Nhật Nam qua một lăng kính đặc thù giúp người đọc thấy được cuộc chiến khắc nghiệt sau khi quân đội Mỹ rút lui và nỗi tuyệt vọng của Miền Nam trước nỗ lực ngăn chặn chiến thắng cuối cùng của cộng sản.(lời giới thiệu của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Ông James Webb)
Các nhà lập quốc Mỹ và Adam Smith, Roosevelt-Keynes và Reagan-Friedman sống cùng giai đoạn nên phải đối diện với những thách đố chung vào các khúc quanh lịch sử: cách mạng cơ khí, cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929, Hitler thập niên1930, Chiến Tranh Lạnh và Việt Nam 1950-80, toàn cầu hóa 1990…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.