Hôm nay,  

Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam

24/12/201410:17:00(Xem: 5829)

 

 

Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam

 

Đêm hôm ấy, đúng thật là một đêm Giáng Sinh nơi hang lừa máng cỏ, sương lạnh như hằng đêm vào mùa đông đổ xuống hắt vào khung cửa gió, các tù nhân không thể nằm với sự lạnh buốt, từng đợt sương gió đánh tạc vào như từng cơn gió tuyết thổi vào người... với củ khoai mì nhai hoài đến sợi gân tim của nó cũng nhai nốt và cảm thấy ngọt ngào làm sao. Một tù nhân hình sự la toáng lên vì quá lạnh, quá rét, quá đói khiến y không thể chịu nổi. Có tiếng từ phòng bên cạnh động viên y hãy cố lên, vì ngoài trời dù lạnh vẫn còn nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời, chúng ta có quyền hy vọng... Nhưng tù nhân đang than vãn lại đáp một cách gọn lỏn: -Những đêm vui nhộn mà trời sáng như thế nầy không có lợi cho ăn trộm... Mọi người im lặng. Một người khác thêm vào “Không có lợi cho du kích nữa…”

 

Ngoài trời qua khung cửa gió nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời như đang tưng bừng mừng vui Chúa giáng trần mở ra Sự khởi đầu mới, song nơi đây các tù nhân đa số là tù đào thoát bị bắt lại, phần lớn họ đã mang bản án cao từ hai chục năm đến chung thân, nên tù nhân nào cũng hát vang mừng Chúa giáng sinh, xem đây như lần cuối cùng vì chắc chắn họ phải lãnh bản án cao nhất là tử hình khi ra toà.

 

Tiếng “Cao cung lên... khúc nhạc Thiên Thần xuống...”, cùng lời hô vang các câu khẩu hiệu đòi dân chủ, nhân quyền... Các bạn tù nầy, họ rất trẻ hầu hết chưa đến tuổi ba mươi, học vấn chỉ ở bậc trung học, những khái niệm về tự do, dân quyền đối với họ thật cao xa nhưng họ đấu tranh cho con người vì sự hạnh phúc, những dân oan, người nghèo như bố mẹ, anh em, bà con nơi quê xứ bất hạnh của họ. Họ đáng được hưởng những gì khi sinh ra làm người như ít ra có cuộc sống không bị quấy rầy tại địa phương, những nông dân chân chất nhưng luôn bị sách nhiễu.

 

Các tử tù bị bắn ngay sau phiên toà lưu động xét xử, họ là những người gốc miền Trung và nổi dậy cũng tại nơi đây. Trước cái chết các tù nhân trẻ nói giọng rặc địa phương nầy đều rất hiên ngang, thanh thản... Không ai kêu xin. Họ khí khái, dũng cảm. Không thấy ai hô hào học thuyết, tuyên xưng lãnh tụ nào cả. Và đội hành quyết, ngay cả tên trưởng trại, chánh án cũng xuất thân taị địa phương nầy. Họ từ miền Bắc tập kết trước đây, hay từ rừng chiến khu trở về.

 

Các bạn tù trẻ được giáo dục theo truyền thống yêu nước, thương nòi từ một đảng uy tín Đại Việt với lãnh tụ Trương Tử Anh. Qua các song thông gió bên trên cửa chính ra vào mỗi phòng, các tù nhân thường đứng lên dù chân đang bị cùm để vừa tập thể dục vừa quan sát ra bên ngoài. Nhà kỷ luật của trại giam nầy không giống các trại tập trung khác, chung quanh thay vì bằng tường kín, nó gồm toàn các hàng rào kẽm gai bủa kín trong ngoài, giữa các lớp hàng rào đều có một đường mòn nhỏ chừng nửa mét thả gai xương rồng mọc phủ bên trong và hằng ngày các tù được bố trí công tác nhẹ, họ chui vào đó để dọn vệ sinh, làm cỏ, quét dọn... Nhà giam kiểu nầy giống như chuồng nhốt thú dữ, ngay cả bên trên cũng bao lưới kẽm gai chèn chịt và căn chòi nhỏ với bàn cùm chỉ là chỗ cho thú dữ ẩn thân.

 

Chuyện đánh đập xảy ra thường xuyên, các tù nhân hoặc nằm ngồi co ro bất động, hai khuỷ tay ôm sát vào người hầu tránh những cú đá ngang hông, nhiều khi cả bản súng đập nát trên lưng là chuyện bình thường. Và mỗi lần bị trận đòn như thế phải gần đến ba ngày sau, các tù nhân mới may ra nhai khoai mì thấy ngọt trở lại, trước đó liền mấy ngày đều là vị đắng của lưỡi, còn các cơ trong cơ thể như đều muốn co rút lại hết đàn hồi, không còn cử động được nữa, xương hàm như hết khả năng vận động.

 

Hình ảnh chiếc cổng trại giam trong bóng khuất của sáng chiều, lao động khổ sai cật lực suốt ngày đến đêm trong giấc ngủ chập chờn đầy ám ảnh kinh dị, nhất là từ những cơn đói rung dây thần kinh não, nó giựt giựt trong đầu, rồi một ngày nào đó cánh cổng kia cũng biến mất đến lụi tàn như nó đã từng bị nước cuốn trôi và xây lại, những tù nhân đang di chuyển về những trại xa hơn, địa thế hiểm trở khắc nghiệt hơn, đối đầu với cái chết cận kề hơn, nhưng chiếc cổng trại vẫn in hình những người Anh hùng như Lý Tống về sự khôn ngoan và thông minh khi trốn trại, Lm Nguyễn Huy Chương -  người đầu tiên lập hội Cựu tù nhân ngay trong tù, nhà báo Vũ Ánh ra báo ngay trong nhà giam với khổ báo bằng hai lóng tay, Hòa thượng Thích Thiện Minh đứng lên giữa Hội trường trong một cuộc hội thảo và kêu gọi bỏ ngay điều 4 Hiến Pháp, tù nhân trẻ Trần Minh Tuấn lãnh đạo nhóm bạn trẻ liên tục đấu tranh cải thiện chế độ lao tù, nụ cười lạc quan và hiên ngang của Lm Nguyễn Văn Vàng sau ba năm kiên giam và chết rũ trong biệt giam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chỉ thẳng vào mặt một Trung tướng Công an khi vào thăm trại giam “Hãy cút đi, thuế của dân các anh dùng làm gì khi chế độ giam giữ như thế này?”, Lm Nguyễn Công Đoan, SJ, bác ái hết lòng và vô cùng can đảm với Lm Lê Thanh Quế, Dòng Tên, kêu gọi mang mười bốn ủy viên Bộ chính trị ra xét xử về tội chống nhân loại và cao cả với các bạn tù bất khuất Phú Yên như linh hồn sẽ còn mãi đâu đây.   

         Tất cả không chỉ là sự bất khuất thông minh can đảm của một con người trong sự mưu sinh thoát hiểm vốn đồng loại đều có, nhưng thực hiện được ước mơ trong hoàn cảnh này cho một Nước Việt Mới Tự Do, Dân Chủ, nhân quyền được tôn trọng, quả là xưa nay hiếm!

 

Các trại giam thường nằm bên một dòng sông và theo triết gia Hy Lạp Heraclitos: “Không có gì im lặng như dòng sông nhưng cũng không có gì biến đổi như một dòng sông”. Với khu tử hình hay biệt giam cũng vậy, đêm nào cũng là đêm Giáng Sinh và Phục Sinh thật sinh động vì ai cũng có niềm hy vọng mạnh mẽ mới có thể vượt qua cái chết.

 

Nguyễn Quang

* Trích đoạn từ tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam.

   http://vnqvn.blogspot.com/

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.