Hôm nay,  

Aung San Suu Kyi: Lãnh Đạo Phong Trào Dân Chủ Miến Điện

18/12/201400:00:00(Xem: 3614)

Viễn kiến và động lực

Miến Điện nằm dưới quyền cai trị của Anh từ năm 1824-1948, khi Tướng Aung San, người sáng lập quân lực Miến Điện, đã thương thuyết thành công với Vương Quốc Anh cho độc lập của Miến Điện. Nhưng chưa đầy một năm sau chiến thắng chính trị, Aung San bị các đối thủ trong quân đội ám sát. Năm 1962, quân đội củng cố quyền lực của mình với một cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền và thành lập một chính quyền quân sự do tướng Ne Win và Đảng Chương trình Xã hội của ông cầm quyền. Sau 50 năm nắm quyền, nhà cầm quyền quân phiệt đem lại dấu ấn của một chế độ với sợ hãi và nghèo khổ cho Miến Điện.

Aung San Suu Kyi, con gái của tướng Aung San, sinh năm 1945, ba năm trước khi Miến Điện được độc lập và vụ ám sát của cha mình. Sau khi rời khỏi nước vào năm 1960 để đi du học và một chức vụ tại Liên Hiệp Quốc, Suu Kyi trở về Miến Điện vào năm 1988 thăm bà mẹ đau ốm của mình. Cô trở về trong tình hình đất nước rối loạn. Tướng Ne Win vừa từ chức, để lại một khoảng trống lãnh đạo chính trị; đã có sự bất mãn ngày càng tăng do kinh tế yếu kém và các cuộc biểu tình khổng lồ trên toàn quốc ngày 08 tháng 8, 1988. Quân đội đã đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, giết chết hàng ngàn người tham gia.

Tại một cuộc mít tinh với nửa triệu người ở Rangoon chỉ ba tuần sau đó, Suu Kyi, ở vị thế ảnh hưởng chính trị lớn do là con gái của tướng Aung San, kêu gọi thành lập một chính phủ dân chủ vào ngày 26 tháng 8. Nhưng một chính quyền quân sự mới, do Tướng Saw Maung dẫn đầu, đã dùng bạo lực nắm quyền kiểm soát vào ngày 18 tháng 9. Để đáp lại, Suu Kyi đã giúp thành lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) và vẫn giữ chức vụ Tổng bí thư từ khi thành lập vào ngày 27 tháng 9, 1988. Ngay lập tức chính quyền nhận ra rằng một phong trào chính trị khá lớn đã được hình thành sau những lý tưởng dân chủ của Suu Kyi, cô đã bị đặt dưới lệnh quản chế tại gia vào ngày 21 tháng 7 năm 1989.

Mục tiêu và chủ đích

Aung San Suu Kyi đã cống hiến cuộc đời mình để đạt tới một Miến Điện cởi mở và tự do, một thể chế mà chính quyền quân sự được thay thế bởi một chính phủ tôn trọng nhân quyền được bầu lên một cách dân chủ. Năm 1988, Suu Kyi tin rằng cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó là Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đánh bại chính quyền quân sự trong các cuộc bầu cử toàn quốc. Trong cuộc bầu cử đầu tiên của đảng vào năm 1990, NLD giành 83% số ghế trong quốc hội. Suu Kyi, người đã vận động tranh cử trong khi bị quản thúc tại gia, được dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng. Các quan sát viên quốc tế trên thế giới công nhận sự công bằng của cuộc bầu cử năm 1990. Tuy nhiên, chính quyền quân sự bác bỏ kết quả và từ chối từ bỏ quyền lực. Đây rõ ràng là các hành vi vi phạm tự do dân sự và chính trị.

Đối mặt với bế tắc này, chiến thuật của Suu Kyi chuyển hướng, và cô bắt đầu sử dụng tình trạng quản thúc tại gia của cô làm cơ sở để công bố công khai các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Miến Điện cho cộng đồng quốc tế. Mặc dù thiếu tiếp cận với tình hình chính trị quốc tế và truyền thông, Suu Kyi, tiếp tục liên lạc với đội quân của NLD và cộng đồng quốc tế thông qua chồng và hai con trai sống ở Anh.

Sau khi hoàn tất án tù, Suu Kyi được trả tự do vào tháng Bảy năm 1995. Mặc dù được tự do rời khỏi nhà mình, cô vẫn bị cấm rời khỏi Miến Điện. Suu Kyi đã bỏ ra 5 năm làm việc để cổ động dân chủ cho đến khi cô bị bắt lại vào năm 2000. Nhà cầm quyền Miến Điện đặt Suu Kyi dưới sự quản thúc tại gia lần thứ hai vì cô có ý định vi phạm các hạn chế đi lại đối với cô. Một lần nữa, cô đã sử dụng thời gian quản thúc tại gia một cách có ý nghĩa và hiệu quả. Theo Suu Kyi: "Tôi có nhiều thời gian để nghiền ngẫm về ý nghĩa của những câu chữ và châm ngôn mà tôi đã được biết đến và cảm nhận trong cuộc đời của tôi. Là một Phật tử, tôi nghe nói về dukha [khổ].... Tuy nhiên, chỉ trong những năm bị quản thúc, tôi mới có cơ hội suy nghĩ về bản chất của sáu dukha căn bản”. Suy nghĩ của cô đã dẫn cô đến kết luận: "Nếu đau khổ là một phần tất yếu của sự tồn tại của chúng ta, chúng ta nên cố gắng giảm bớt nó càng nhiều càng tốt, với phương cách thực tiễn, trần tục. Trong cách ly, cô nghiền ngẫm những phương cách thực tế để có thể giảm bớt đau khổ ở Miến Điện, chẳng hạn như các dịch vụ về sức khỏe tổng quát, các chương trình chăm sóc trẻ em, và dịch vụ cho các nạn nhân của nạn buôn người.

Tiếp theo sau khi được trả tự do vào ngày 06 tháng 05 năm 2002, Suu Kyi ngay lập tức bắt đầu một chiến dịch toàn quốc cho NLD, chiến dịch đã bị rút ngắn sau khi cô bị kết án quản thúc tại gia một lần nữa vào ngày 30 tháng 5 năm 2003. Trong lần thứ ba bị giam giữ, cô vẫn tiếp tục tìm sự ủng hộ trong nước và quốc tế của Hoa Kỳ và Liên minh Âu châu, là những nước tích cực áp lực nhà cầm quyền Miến Điện trả tự do cho cô. Áp lực quốc tế tăng cao trong những tháng cận cuộc tổng tuyển cử năm 2010, kêu gọi chính phủ Miến Điện cho phép Suu Kyi tham gia như là một ứng cử viên. Chính phủ Miến Điện, đáp ứng lại với các lệnh trừng phạt quốc tế, sự hỗ trợ cho Suu Kyi và phong trào dân chủ, đã trả tự do cho Suu Kyi, cho dù vào một tuần sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 2010. Suu Kyi được trả tự do sau 7 năm rưỡi trước sự đón chào của đám đông người ủng hộ vui mừng. Sau khi bà được thả, Suu Kyi kêu gọi các phong trào dân chủ thành lập liên minh, "Tôi không nghĩ rằng sự việc tự nhiên xảy ra. Chúng ta phải làm cho nó xảy ra. Chúng tôi muốn tận dụng dịp này. Chúng tôi muốn dịp này như một cơ hội để đoàn kết và hiểu biết hơn nữa giữa các nhóm khác nhau mà tất cả đều mong muốn dân chủ”.

Lãnh đạo

Sự lãnh đạo của Aung San Suu Kyi không thể chỉ nhờ vào vị thế là con gái của một anh hùng chính trị. Cô chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các nhà lãnh đạo dân sự bất bạo động như Tiến sĩ Martin Luther King Jr. và Mahatma Gandhi. Là một nhà lãnh đạo chính trị, cô cố gắng tìm kiếm một sự cân bằng thanh cao và bền vững giữa thách thức và bất bạo động. Mặc dù với lệnh cấm các cuộc tụ họp chính trị hơn bốn người của chính phủ, Suu Kyi đã đâm đầu vào một cuộc du thuyết trên khắp đất nước để thu hút sự ủng hộ cho đảng NLD; đây không phải là lần đầu tiên cô thách đố lệnh của chính phủ, và cũng không phải là lần cuối cùng.

Trong một lần, khi đi bộ về từ một buổi diễn thuyết của cô tại cuộc tập trung ở một thị trấn nhỏ, Suu Kyi và những người ủng hộ cô bất ngờ bị bao vây bởi những người lính ra lệnh cho tất cả rời khỏi mặt đường. Suu Kyi bình tĩnh trả lời rằng, như vậy họ sẽ đi trên lề đường. Suu Kyi giải thích, "Suy nghĩ của tôi là, người ta không quay lưng lại trong một tình huống như thế này”. Sau khi đi thẳng đến những người lính, cô đứng chờ họ cho phép cô vượt qua, cho đến lúc một Đại úy đột nhiên xuất hiện và ra lệnh cho họ hạ súng xuống. Suu Kyi thú nhận: "Có một sự khác biệt lớn trong thái độ của một người với khẩu súng trong tay và của một người không có súng trong tay. Khi ai đó không có súng trong tay, anh ta hoặc cô ta cố gắng nhiều hơn để sử dụng tâm trí, sự thương cảm và trí thông minh của mình để tìm ra giải pháp".

Trong các nỗ lực của cô để mang lại dân chủ cho Miến Điện, Suu Kyi đã nhận được một số giải thưởng cao quý nhất của thế giới, bao gồm giải Sakharov, giải Nobel Hòa bình và Huy chương Vàng Quốc hội. Suu Kyi, bằng cách sử dụng phần thưởng $1.300.000 từ giải Nobel Hòa bình năm 1991 của cô, dành để đầu tư cho người dân Miến Điện và thiết lập quỹ hỗ trợ Y tế và Giáo dục Daw Aung San Suu Kyi. Suu Kyi đã hiến tặng số tiền từ tất cả các giải thưởng cô nhận được cho quỹ toàn quốc này. Trong khi việc làm của Suu Kyi được sự hỗ trợ quốc tế và bên trong Miến Điện, chính phủ không những liên tục đặt cô trong tình trạng quản thúc tại gia mà còn ngăn cấm đề cập đến cô trên báo chí và hình ảnh của cô bị cấm trưng bày nơi công cộng.

Môi trường dân sự

Chính quyền Miến Điện từ lâu được coi là một trong những chế độ áp bức nhất thế giới. Chính quyền Miến Điện khác xa một nền dân chủ bầu cử; trong nửa thế kỷ, tập đoàn quân phiệt đã tự kiểm soát tất cả quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp và vi phạm nhân quyền trắng trợn. Thiếu cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình, tham nhũng trong chính phủ tràn lan ở cả cấp quốc gia lẫn địa phương. Chính quyền quân sự quyết liệt ngăn cản dòng thông tin tự do từ thế giới bên ngoài bằng cách hạn chế quyền tự do báo chí, đẩy mạnh giám sát tại các quán cà phê Internet và tăng lệ phí cấp giấy phép dĩa vệ tinh. Quyền tự do lập hội và hội họp bị hạn chế nghiêm trọng; tụ tập trái phép nhiều hơn 5 người ngoài trời bị ngăn cấm, và nhà chức trách thường xuyên sử dụng vũ lực để phá vỡ hoặc ngăn chặn các cuộc biểu tình và tụ họp.

Mặc dù có lịch sử lâu dài về độc tài toàn trị, chính quyền Miến Điện mới đây đã có những khởi động về tiến trình chính trị dân chủ và tự do. Cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ năm 1990 đã được tổ chức vào tháng 11 năm 2010, mặc dù các nhà quan sát quốc tế nhận định rằng cuộc bầu cử có gian lận. Chỉ một vài tháng sau đó, các dân biểu bầu U Thein Sein, một cựu tướng lãnh quân đội, làm tổng thống. Bắt đầu từ cuộc bầu cử Thein Sein, chính quyền đã phóng thích hơn 100 tù nhân chính trị. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 2.000 tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ. Theo phúc trình Tự do trên toàn Thế giới của tổ chức Freedom House năm 2012, chính quyền Miến Điện vẫn còn thiếu tính minh bạch, một tiến trình bầu cử dân chủ và các quyền căn bản như tự do hội họp và quyền của người lao động.

Tuy nhiên, trong một động thái không thể tưởng tượng trong những năm trước đó, Thein Sein đã phá vỡ lệ thường và mời bà Aung Sang Suu Kyi tham gia đối thoại vào năm 2011. Chính phủ đã có những cử chỉ xa hơn tiến tới việc tôn trọng nhân quyền trong năm 2011 bằng cách giảm bớt một số hạn chế cho báo chí, bao gồm cho phép đề cập đến Suu Kyi. Tuy nhiên, nhiều nhà báo vẫn còn ở trong tù và một hội đồng kiểm duyệt tiếp tục ngăn cấm các câu chuyện nhạy cảm về chính trị. Cộng đồng quốc tế vẫn còn phê phán chính phủ Miến Điện, đặc biệt là liên quan đến việc trấn áp các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Thông điệp và khán giả

Trái ngược sâu sắc với các chiến thuật bạo lực của chính quyền quân sự, thông điệp cốt lõi của Suu Kyi là kêu gọi hành động bất bạo động trong công cuộc theo đuổi dân chủ. Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong chính trị của Aung San Suu Kyi đã là một đề tài cho giới phân tích học thuật trong nhiều năm, và cô tin rằng ý tưởng về sự tha thứ cho nhau trong Phật giáo là tâm điểm của tiến trình chuyển đổi dân chủ. Trong một cuộc phỏng vấn, Suu Kyi giải thích rằng cô và Gandhi chia sẻ niềm tin vào "sự giống nhau không thể tránh khỏi về những thách thức của độc tài toàn trị" đã làm phát sinh ra những chiến thuật bất bạo động tương tự được sử dụng bởi các nhóm đối lập trên thế giới. Giữa tín ngưỡng Phật giáo của mình và mối liên hệ gia đình với lịch sử cách mạng Miến Điện, Suu Kyi đã trở nên một nhà lãnh đạo mà người dân Miến Điện dễ dàng tiếp cận.

Mặc dù sự quản thúc tại gia làm Suu Kyi không thể công khai tuần hành với đồng bào của mình, tính ngay thẳng và sự phản kháng đáng kính của Suu Kyi không thể bị trấn áp bởi bất kỳ hạn chế thể chất nào. Trong bài diễn văn nổi tiếng "Tự do khỏi sự sợ hãi" của cô sau cuộc bầu cử năm 1990, Suu Kyi nói với những người ủng hộ, "Không phải sức mạnh tha hóa, nhưng là sự sợ hãi". Trong suốt cuộc đời, cô đã kiên trì trong công việc của mình; “Thánh, như được nói, là những tội nhân cố gắng liên tục”. Thông qua một loạt các cuộc biểu tình lớn, công khai và các thư từ viết cẩn thận cho các thành viên của chính quyền từ cá nhân Suu Kyi và các nhà lãnh đạo đảng NLD trong thời gian án tù, cô đã tìm cách định hướng dân chúng tới việc theo đuổi dân chủ. Chính quyền quân sự có năng lực dồi dào để đè bẹp bất cứ hình thức kháng cự nào bằng vũ lực, và Suu Kyi nhận ra điều này. Cô xây dựng thông điệp của mình để giúp cho dân chúng Miến Điện có thể hành động hiệu quả chống lại nhà cầm quyền mà không sợ mạo hiểm trong một cuộc đối đầu bạo lực với lực lượng quân đội của chính quyền.

Cô cam kết trung thành với người dân Miến Điện và Miến Điện dân chủ. "Đảng của tôi, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, và tôi sẵn sàng và mong muốn đóng bất cứ vai trò gì trong quá trình hòa giải dân tộc... Tiềm năng của nước ta rất là lớn. Điều này cần được nuôi dưỡng và phát triển để tạo ra không chỉ một xã hội thịnh vượng hơn mà còn là một xã hội hài hòa, dân chủ hơn, nơi mọi người được sống trong hòa bình, an ninh và tự do”.

Các hoạt động cộng đồng

Gần hai thập niên bị quản thúc tại gia đã không làm Suu Kyi lạc hướng ra khỏi con đường đem lại dân chủ cho Miến Điện. Sau khi được trả tự do vào năm 2010, cô đã tiếp tục các hoạt động dân sự của mình, bao gồm cả đấu tranh cho NLD tham gia vào cuộc tổng tuyển cử năm 2012. Trong một động thái được các quan sát viên quốc tế hoan nghênh như là một bước tự do hóa, NLD đã được phép tham gia vào các cuộc bầu cử quốc hội tháng 4 năm 2012. NLD đã thắng 43 trong số 44 ghế trong quốc hội, trong đó có một ghế cho Suu Kyi. Mặc dù với chiến thắng chính trị này, Suu Kyi chứng tỏ sự lạc quan thận trọng. "Vẫn còn quá nhiều ngọn đồi để vượt qua, hang sâu để bắc cầu, trở ngại để vươn tới."

Suu Kyi tin rằng một trong những nhóm chủ chốt sẽ tạo thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi sang dân chủ là thanh niên, đặc biệt là các thành viên trẻ của quân đội Miến Điện. Cô cho rằng sự tiến bộ kỹ thuật và toàn cầu hóa sẽ làm cho lòng trung thành của họ chuyển hướng; “Thời đại này thuộc về phía chúng ta trong ý nghĩa đó vì nó là thời đại của kỹ thuật. [Các chính phủ] không thể giữ cho những người trẻ tuổi... cắt đứt hoàn toàn khỏi phần còn lại của thế giới. Và tôi nghĩ rằng hiện nay họ có nhiều cơ hội, điều mà chúng tôi chưa bao giờ có trong quá khứ, chỉ đơn giản là vì cuộc cách mạng kỹ thuật”.

Kể từ cuối thập niên 1980, các nhà hoạt động Miến Điện và đồng minh của họ đã tạo ra một mạng lưới rộng lớn những cảm tình viên; thực ra, nếu không có một chiếc dù đa dạng trong nước và quốc tế hỗ trợ, Phong trào Dân chủ Miến Điện sẽ không thể đứng cao khi đối mặt với sự đàn áp. Vào tháng 5 năm 2012, Suu Kyi xuất ngoại khỏi Miến Điện lần đầu tiên trong hơn 20 năm để tiếp xúc với những cảm tình viên trên thế giới. Cô được chào đón bởi chính phủ Thái Lan, Quốc hội Anh và Quỹ Nobel ở Stockholm, Thụy Điển, nơi mà cuối cùng, cô có thể đón nhận giải Nobel Hòa bình của mình, hồi đầu được trao vào năm 1991. Ý thức được vai trò quan trọng mà cộng đồng quốc tế có thể tham gia vào tiến trình chuyển đổi dân chủ, cô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục cấm vận nhà cầm quyền Miến Điện và hỗ trợ cho sự phát triển của con người.

Quyết tâm của Suu Kyi với phương pháp bất bạo động, kết hợp với tính tự trọng và lòng tin của người dân Miến Điện, đã mang lại cho Phong trào Dân chủ Miến Điện sự đoàn kết và được khắp nơi trên thế giới tự do ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Suu Kyi vẫn cảnh giác:. “Nếu tôi chủ trương lạc quan thận trọng, đó là không phải vì tôi không có lòng tin vào tương lai, nhưng vì tôi không muốn khuyến khích lòng tin mù quáng. Nếu không có niềm tin vào tương lai và không có sự xác tín rằng các giá trị dân chủ và nhân quyền căn bản không chỉ cần thiết mà còn có thể đạt được cho xã hội chúng ta, phong trào của chúng ta không thể duy trì được trong suốt những năm tháng thiệt hại. Một số chiến binh của chúng ta đã ngã xuống, một số rời bỏ chúng ta, nhưng một bộ phận cốt lõi đầy nhiệt huyết vẫn mạnh mẽ và hết lòng. Thỉnh thoảng, khi tôi nghĩ về những năm đã trôi qua, tôi bàng hoàng khi thấy rất nhiều người vẫn hăng hái trong hầu hết các tình huống khó khăn nhất. Niềm tin của họ vào sự nghiệp của chúng ta không mù quáng; nó được dựa trên một xác định thông suốt về khả năng chịu đựng và một sự tôn trọng sâu sắc đối với nguyện vọng của quần chúng”.

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG

Số 40— Ngày 16 tháng 12 năm 2014

(Bản dịch từ https://tavaana.org/en/content/aung-san-suu-kyi-leading-burmese-democracy-movement-0)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.