Hôm nay,  

Một Cái Nhìn Về Điếu Cầy Qua Mỹ

08/12/201411:00:00(Xem: 5821)

MỘT CÁI NHÌN VỀ

ĐIẾU CẦY QUA MỸ

Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Tâm

 

Người tù lương tâm ở Việt Nam là Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải vừa được chính quyền Việt Cộng “trục xuất” qua Mỹ đã đem lại nhiều bất ngờ cho người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại.

 

Chính quyền Hà Nội thì cho đây là hành động “nhân đạo” của nhà nước XHCN và coi như chỉ tạm ngưng thi hành bản án mà thôi. Trong khi đó chính người tù  Điếu Cấy đã cho biết là bị ép buộc trục xuất đi Mỹ mà người tù lương tâm này không có chọn lựa. Không như lần ra đi của Cù Huy Hà Vũ còn có thân nhân như vợ được đi cùng sang Mỹ, lần này ngay vợ của Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải là bà Dương Thị Tân và hai con không đươc biết một tin tức gì cho mãi cho đến khi Điếu Cầy quá cảnh qua Hồng Kông liên lạc với người nhà thì mới biết được là Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải bị “trục xuất” đi Mỹ. Phía chính quyền Hoa Kỳ qua phát ngôn viên của bộ ngoại giao là bà Marie Harf cho biết như sau: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm này. Ông đã quyết định lên đường sang Hoa Kỳ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù và sẽ tới Hoa Kỳ vào ngày hôm nay thứ ba 21 tháng 10  năm 2014. Chính ông quyết định sang Hoa Kỳ”.

 

Sự không đồng nhứt của ba phía đã gây ra nhiều nghi ngờ ngay từ khi Điếu Cấy đặt chân tới Mỹ. Nghi ngờ ở đây có phải là một sự trao đổi quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và nghi ngờ thứ hai về sự chân thật của Điếu Cầy khi tuyên bố “ Tôi bị trục xuất sang Hoa Kỳ..”. Ngoài ra chúng ta còn nghe được chính Điếu Cầy trình bày : “ Mục tiêu của tôi sang đây là vì tôi đã nhìn thấy rõ những khuyết tật…… Bởi vậy tôi sang đây là để làm ……” Như vậy là Điếu Cầy có “chọn lựa đi Mỹ” hay “bị trục xuất sang Mỹ”? 

 

Cảnh đón tiếp Điếu Cầy tại phi trường Los Angeles nhộn nhịp với cờ vàng, đông đảo đồng hương và các hội đoàn người Viêt hải ngoại cho thấy một sự phấn khởi cho người tù lương tâm Điếu Cầy kể từ nay thoát khỏi cảnh tù tôi sau hơn 6 năm bị giam cầm để hưởng được một không khí tự do và dân chủ như hôm nay và bắt đầu nối tiếp cuộc tranh đấu đang bỏ dở dang.

 

Điếu Cầy đã được đài truyền hình SBTN chiếu cố giới thiệu trên đài truyền hình của mình và truyền đi khắp nơi. Đài truyền hình SBTN còn làm nổi bật sự hiện của Điếu Cầy tại Mỹ đã tổ chức cho Điếu Cầy có một cuộc Hội Luận với cộng đồng tại phòng họp của đài và được trực tiếp tryền hình đi khắp nơi.

 

Xuyên qua cuộc Hội Luận cũng như phỏng vấn của báo Người  Việt, người Việt tại hải ngoại biết rõ được phần nào lập truờng của Điếu Cầy. Cũng từ những hoạt động rầm rộ nổi cộm của Điếu Cầy đã làm cho dư luận trở nên ồn ào và xôn xao hơn và có nhiều tranh luận hơn so với những người từ lương tâm trước đây qua Mỹ như Bùi Tín, Dương Thu Hương, Nguyễn Chính Kết, Cù Huy Hà Vũ v…v

 

Cuộc tranh luận về Điếu Cầy trở nên sôi động hơn và gay gắt hơn đôi lúc đưa đến những căng thẳng không tương nhượng từ hai phía binh và chống.

 

Tranh luận gay gắt nhứt được tập trung vào những đề tài nhạy cảm xuất phát từ lời nói và hành động của chính Điếu Cầy là “Cờ Vàng” và “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc”

 

Đề tài thứ nhứt gây tranh luận là “Cờ Vàng”. Đề tài này được dư luận đem ra mổ xẻ tranh luận gay gắt muốn xác định cho rõ hơn lập trường của Điếu Cầy và nhóm chủ trương đài truyền hình SBTN.

 

Câu hỏi được đặt ra: “Điều Cầy có nhận Cờ Vàng hay không nhận Cờ Vàng tại phi trường Los Angeles?  

 

Tranh luận về đề tài này hai bên, binh và chống, đều cố gắng đưa ra những lý luận và hình ảnh để binh vực việc Điếu Cầy có nhận cầm cờ Vàng và Điếu Cầy không nhận cầm Cờ Vàng tại phi trường Los Angeles. Xác thực hơn chúng ta nghe lời phát biểu của Điếu Cầy: “Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều ngươì muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip. Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không thay đổi. Lá Cờ Vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do, dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một chế độ độc tài áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người Việt. Do đó đối với tôi bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do, dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó”.

 

Người binh vực thì đưa ra những video clip cho thấy Điếu Cầy đang cầm Cờ Vàng. Người chống đối thì đưa ra những video clip hình Điếu Cầy lơ đi với lá Cờ Vàng. Với kỷ thuật ghép hình tinh vi của kỷ thuật digital làm cho người viết bối rối phân vân.

 

Vấn đề ở đây không phải là Điếu Cầy tại phi trường Los Ageles có chịu cầm Cờ Vàng hay không? mà vấn đề là Điếu Cầy có thực lòng nhận Cờ Vàng như là biểu tượng của tự do từ trong trái tim với những rung động của nó và tấm lòng thành thật của Điếu Cầy mà chính ông ta đã tâm sự là ông sẳn sàng đứng dưới là cờ nào biểu tượng cho tự do, dân chủ chớ không phải chỉ cầm hờ lá Cờ Vàng cho có lệ để chụp hình làm cảnh quay phim cho xong chuyện rồi đâu lại vào đó và trong lòng không có những rung động và kính phục lá Cờ Vàng đó. Chính Điếu Cầy đã xác nhận Cờ Vàng là cờ của Tổ Quốc.

 

Một điều chắc chắn người viết tin rằng dù Điếu Cầy có nhận Cờ Vàng tại phi trường Los Angeles thì cũng chỉ là một hành động phải có vì người ta đã đưa tận tay ông mà ông khó từ chối. Vấn đề là Điếu Cầy có nhận Cờ Vàng với con tim rung động hay không? Điếu Cầy từng là “bộ đội Cụ Hồ” trong sư đoàn Sao Vàng đã xông pha trong những cảnh nguy hiểm đến tánh mạng trong chiến tranh và đã từng nã những phát súng vào những chiến sĩ VNCH chiến đấu bảo vệ tự do dân chủ và nhân quyền dưới lá Cờ Vàng mà Điếu Cầy đã bị tuyên truyền nhồi sọ gần suốt cuộc đời của ông ta là “đánh Nguỵ chống Mỹ cứu nước” cho nên không thể nào một sớm một chiều Điếu Cầy có thể dễ dàng nhận hoặc đứng dưới lá Cờ Vàng với những rung động như ông ta đã từng đứng dưới lá Cờ Đỏ. Điếu Cầy cũng được bổng lộc của CSVN sau ngày CS chiếm miền Nam cho nên đây cũng là yếu tố khiến cho Điếu Cầy không dễ dàng nhận và đứng dưới là Cờ Vàng

 

Nếu sự việc xảy ra tại phi trường Los Angeles quá đột ngột thì có thể còn châm chế. Đằng này trong buổi Hội Luận do đài truyền hình SBTN tổ chức tại California cho Điếu Cầy là nhân vật chính vẫn không thấy hình bóng của lá Cờ Vàng như biết bao nhiêu những sinh hoạt của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Đây là sự vô tình hay sự cố ý của cả Điếu Cầy và đài tryền hình SBTN. Nhắc đến đài truyền hình SBTN về lập trường “chống Cộng” hay “thân cộng” của đài này đã và đang gây nhiều tranh luận khắp nơi. Chúng ta đừng quên lời tuyên bố của nhạc sĩ Trúc Hồ/ SBTN “ Không chủ trương lật đổ CS ….”

 

Lá Cờ Vàng lại bay đến vùng Hoa Thịnh Đồn khi chi nhánh đài truyền hình SBTN tại D.C muốn công tác nhờ cộng đồng người Việt vùng DC giới thiệu Điếu Cầy với người Việt tại miền Đông Hoa Kỳ thì cộng đồng người Việt vùng D.C đã ra một Phiếu Trình do chủ tịch Cộng Đồng Đoàn Hữu Định cho biết hai điều kiện tiếp đón Điếu Cầy “một là phải có chào cờ và phút mặc niệm lúc khai mạc, hai là Điếu Cầy phải chấp nhận Cờ Vàng là biểu tượng của tự do và dân chủ”.

 

Thương thảo giữa Cộng Đồng người Việt miền Đông HK và đại diện SBTN chưa đâu vào đâu thì phía SBTN/D.C đã đơn phương tổ chức một buổi gọi là tiếp tân cho Điếu Cầy vào ngày 23 tháng 11, 2014 tại thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Cộng đồng người Việt miền Đông Hoa Kỳ ngay sau đó ra Thông Báo với ba ý chính: “công đồng người Việt miền Đông không liên quan, không có sự yễm trợ, và không có sự tham dự”.

 

Đánh hơi được phản ứng của cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi cho nên SBTN phải lấy lòng cộng đồng do đó trong buổi tiếp tân giới thiệu Điếu Cầy ban tổ chức là SBTN/DC đã cử hành đủ nghi lễ như chào cờ Vàng và phút mặc niệm v..v và chính Điếu Cầy cũng chấp nhận cho một đồng hương quàng lên cổ Lá Cờ Vàng

 

Vấn đề thứ hai mà Điều Cầy tuyên bố tiếp tục cuộc đấu tranh là “Kết nối truyền thông hải ngoại và truyền thông trong nước để đẩy mạnh làn thông tin trao đổi giữa hai bên”. Điếu Cầy nói rằng với “Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do” ông ta sẽ tìm cách nối liền giữa truyền thông trong nước và truyền thông hải ngoại để thông hiểu nhau hơn để có cùng một tiếng nói từ đó có thể ảnh hưởng mạnh hơn để tranh đấu tự do cho những người bạn “tù lương tâm” và những “cây bút độc lập” đang còn bị CSVN giam giữ. Thêm nữa trong cuộc phỏng vấn của báo Người Việt, Điếu Cầy còn cho rằng chúng ta nên “quên đi quá khứ” để cùng nhau đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền: “ Hãy xếp lại quá khứ, xếp lại sự khác biệt để cùng tranh đấu” Hai quan niệm trên rõ ràng có âm hưởng sặc mùi của tinh thần “hoà hợp, hoà giải dân tộc” mà CS từ lâu nay đang đưa ra để dụ dỗ những người nhẹ dạ.

 

Thực tế ngày nay giữa thời đại internet, facebook v…v sự liên lạc giữa những thành phần trong nước với nhau cũng như giữa trong nước và ngoài nước đã trở thành hiển nhiên và dể dàng mặc dù CSVN ra sức lập hàng rào lửa để ngăn chặn. Cho nên khi nói là nối kết truyền thông trong nước và truyền thông hải ngoại thì ý của Điều Cầy là muốn nối kết hai luồng thông tin trong, ngoài thống nhứt thành một lực lượng để chống và lật đổ bạo quyền CSVN hay là Điếu Cầy muốn nối kết hai luồng thông tin trong nước và ngoài nước để làm công cụ tuyên truyền cho chế độ CSVN thi hành Nghị Quyết 36 của CSVN?

 

Lập trường của Điếu Cầy tương đối hiện rõ. Một lập trường có “chống Cộng” nhưng không phải phương thức chống Cộng như của người Việt quốc gia chúng ta đang theo đuổi.

 

Đến đây chúng ta cũng nên suy nghĩ về một nhận định của một giảng sự đại học Hà Nội là Nguyễn Thị Từ Huy phê phán về những nhà đấu tranh dân chủ và các tù lương tâm trong nước như sau : “Điều đáng buồn là những người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam có cái nhìn về một số hoạt động dân chủ hiện tại ở Việt Nam như là những “đối lập cuội”. Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này và cố tìm cách lý giải tại sao họ có thể có cái nhìn như vậy và đã cảnh giác các những nhà “đấu tranh dân chủ” và “tù lương tâm” phải cẩn thận để ý dư luận cho các anh là “phần tử đối lập cuội”. Điều rõ ràng là những gì các anh tranh đấu cho đất nước và dân tộc đều bị đảng CSVN phớt lờ, họ không coi ra ký lô nào hết, họ không cần nghe trong khi  hai bên cứ tung hứng nhau, kèn cựa nhau qua biết bao nhiêu vụ từ vụ Beauxite, vụ Hiến Pháp 2013, cho đến Thư Gởi Bộ Chính Trị CSVN của thân hào nhân sĩ , Kiến Nghị của trí thức, Thư của những cựu đảng viên, cựu tướng lãnh QĐND lên tiếng chống đảng v…v và họ tiếp tục “đường ta ta cứ đi”. Họ bắt bỏ tù các anh ghép tội này, tội kia, rồi họ thả các anh khi thấy các anh không còn nguy hiểm đối với chúng và họ sử dụng các anh như một thứ “con tin” để trao đổi quyền lợi “một thứ quyền lợi riêng tư cho cá nhân và cho đảng” với Hoa Kỳ và họ còn có dịp tống xuất các anh đi chổ khác chơi để họ rảnh tay hành động độc đoán tiếp tục đàn áp nhân dân, cướp đất dân lành và tham nhũng vơ vét tài sản của đất nước cho riêng cá nhân gia đình họ. Điếu Cầy có nằm trong trường hợp này hay không?

 

Nhìn chung chúng ta chưa thấy Điếu Cầy đưa ra những kế hoạch chương trình vận động mạnh mẽ hơn tích cực hơn và cụ thể hơn làm sao lật đổ bạo quyền CSVN như từ gần 40 năm qua người Việt hải ngoại đã kiên trì theo đuổi.

 

Việc gặp gở tiếp đón Điếu Cầy như gặp một người bạn mới. Nếu ngay từ đầu khi hai bên chưa biết nhau nhiều lắm mà một phía quá vồn vã, xăng đón và muốn người bạn mới của mình phải đồng hành với mình thì e rằng không thực tế và người bạn kia sẽ tự hỏi “anh bạn mới của mình muốn ở mình cái gì đây?”. Hai bên cần thời gian tìm hiểu nhau chớ?

 

Thời gian cho tới hôm nay còn qua sớm và còn quá ít để có thể lượng giá biết rõ được lập trường của Điếu Cầy.

 

Chúng ta kiên nhẫn chờ đợi trong sự bao dung, thể hiện tình người trong sự văn minh với Điều Cầy hơn là những đối xử mạnh bạo và quá hấp tấp như những sự việc xảy ra gần đây thì mới có thể thuyết phục được trái tim của Điếu Cầy. Một trái tim đã bị nhuộm đỏ suốt cuộc đời của ông mặc dù gần đây ông luôn thanh minh giải thích là tất cả thanh niên dưới chế độ CSVN trong thời chiến tranh Việt Nam trong đó có ông đều phải bị gia nhập “ bộ đội cụ Hồ” và bị tuyên truyền, bị nhồi sọ tư tưởng “ yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Như vậy mới không dồn Điều Cầy vào thế bị động như bao nhiêu những tù lương tâm trước đây đã qua Mỹ chưa làm được một cái gì cho công cuộc lật đổ bạo quyền CSVN mà họ đã từng đấu tranh khi còn ở trong nước.

 

 Chúng ta nên kiên nhẫn chờ thêm thời gian. Thời gian sẽ trả lời. /.

 

  


.
,

Ý kiến bạn đọc
09/12/201401:05:29
Khách
tiếng nói Điêu Cày lớn hơn sau khi nhận giải thuởng..đó là điều vc ngại nhất..nên chỉ thị cho lâu la ở mỷ tìm cách chia rẻ ĐC và người việt hải ngoại..và họ đã thành công phần nào..nhìn cù huy hà vủ và cái petition với nhà trắng chỉ có gần 3000 chử ký / 100.000 required nên chả ai thèm "bóp cổ" lảo này làm chi!? cứ chê vc ..ngu nhưng nhớ tụi nó "thâm hiễm" lắm..
09/12/201400:46:38
Khách
Dò sõng dò bễ dễ dò, ai mà lầy thườc đi đo lòng nguời, chỉ có thời gian sẽ soi sáng tất cã.
08/12/201421:25:38
Khách
I ảgree with Mr. Tam. Le'ts wait and see. DC will prove who he is, the path he choses. Why force him to be at ỏu side whie he must convince himelf first ? I start having doubts about Truc Ho and his media tool, SBTN. Are they truly fighting against Viet Cong or just pretending ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.