Hôm nay,  

Mediation: Công Tác Giải Quyết Những Tranh Tụng Pháp Lý Tại Mỹ

25/11/201409:31:00(Xem: 7322)

                                                                                                                                                                       

MEDIATION:
Công Tác Giải Quyết Những Tranh Tụng Pháp Lý Tại Mỹ

Bernard Nguyên Đăng
Arbitrator-Mediator-Lecturer

 

MEDIATION thường được dịch là Hòa Giải; nói đúng hơn, Mediation là “Công Tác Giải Quyết Các Tranh Tụng Pháp Lý” tại Mỹ.  Hòa Giải, ở đây không có nghĩa là hai bên xung khắc làm hòa với nhau, vợ chồng ly thân trở lại sống chung hòa thuận dưới một mái ấm gia đình, hay chủ nợ làm hòa với con nợ.  Cũng khơng phải hòa giải theo cái nghĩa hành chánh “Tòa Hòa Giải” thuộc hệ thống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Lại càng không mang tính chất Hòa giải theo Bộ Lụât Dân Sự của Vịêt Nam hịên nay (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.)

 

Quan hệ giữa công nhân và chủ nhân là một quan hệ kinh tế, cần thiết và cần có cho sự phát triển đời sống vật chất của xã hội, người tiêu dùng và người/cơ sở kinh doanh có một tương quan thương mãi dài lâu.  Quan hệ hôn nhân là một hạt nhân rất quan trọng trong một xã hội thu nhỏ lại dưới một mái ấm gia đình. Nhưng mọi quan hệ luôn có những lúc bất hoà, không xuôi thuận, tạo ra tranh chấp, bất đồng, đưa đôi bên ra xa dần, rồi trở thành đối phương, phá vở nhịp cầu tương lợi tương đồng, phá vỡ hạnh phúc. Nhiều nghiên cứu và chuyên gia kinh tế cho rằng hàn gắn một quan hệ rạn nứt giửa chủ-thợ tiết kiệm tiền bạc và duy trì năng lượng sản xuất hơn là mướn một người công nhân mới.  Hàn gắn những đổ vở của hôn nhân mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình hơn là dùng con dao luật pháp để gọt rửa những loang lỗ của một cuộc tình đã vỡ.

 

Vì chưng hệ thống pháp lý của Hoa-Kỳ đặt nền tảng trên mô thức đối chọi (adversarial model), tranh chấp, phản ngịch, hơn thua, thắng bại, mất còn. Như hai đoàn quân ra trận, chiến sĩ đã được huấn luyện để triệt hạ đối phương bằng mọi cách để mang lại chiến thắng. Ngay từ năm đầu, sinh viên luật đã được nhồi tọng vào đầu những nguyên lý để giành thắng lợi cho thân chủ. Nhưng những truyền thống giáo dục ấy không mang lại lợi ích mấy trong những tranh chấp về công ăn việc làm, giữa công đoàn và chủ nhân, giữa những người trong cùng một cộng đồng, tổ chức xã hội, tôn giáo, gia đình v.v., lắm khi chỉ làm tổn hại thêm sự quan hệ, và nhiều khi việc tố tụng không bóc trần được thực trạng xung khắc tiềm ẩn bên dưới những sự kiện moi móc ra được vì khả năng tiền bạc và thời gian không cho phép.  Đại đa số các công ty lớn hiện nay có một khoản trong hợp đồng lao động, giới hạn những tranh chấp giữa chủ-thợ trong trường hợp tranh chấp xẩy ra, chỉ sử dụng tiến trình/phương án Trọng Tài (Arbitration) thay vì đưa nhau ra toà.   

 

Mediation-Hoà Giải mang một tính chất pháp lý hoàn toàn mới lạ ngay cả đến người dân sinh trưởng và lớn lên tại Hoa kỳ, huống chi là đối với những người di dân thiểu số như người Việt chỉ định cư từ năm 75, và càng xa lạ hơn đối với  những người vừa mới chân ướt chân ráo đến đất Mỹ nầy.  Hoà giải nằm trong một lãnh vực hoàn toàn không giống như những việc tố tụng ở pháp đình (litigation, judicial proceeding), trọng tài (arbitration.)

 

Theo định nghĩa, Mediation-Hoà Giải là một tiến trình, trong đó hai hoặc nhiều bên gây hấn, bất đồng, tranh tụng, thưa kiện, được một ngươì thứ ba (Mediator), đóng vai trò trung gian, đã được đào luyện đúng cách để hành nghề, giúp hai bên tìm cách bàn bạc, trao đổi, thông cảm, để đi đến một giaỉ pháp ôn hoà, giàn xếp, giải quyết những tranh chấp, gây hấn với nhau.

 

Hai bên phải đồng thuận với nhau về người đóng vai trò Hoà giải. Sau khi đơn kiện đã nộp vào toà, thì thẩm phán là người chỉ định vị chủ sự [mediator] việc hoà giải.  Nhưng tốt hơn là hai bên đã ý thức và cùng tự chọn cho mình vị chủ sự hoà giải.  Lệ phí có thể giàn xếp trước, hơn là khi toà đã chọn thì không còn chọn lựa về giá lệ phí.

 

Điều tối quan trọng là vị chủ sự không hẳn là một luật sư, có thể là một chuyên gia tâm lý, xã hội viên hoặc bất cứ ai đã học và đáp ứng đúng những chương trình đào tạo về Hoà giải, đóng đúng vai trò trung dung, không có những xung khắc về quyền lợi [conflict of interest], dầu chỉ là một mảy may. Nếu bất cứ ai trong tiến trình hoà giải biết được những xung khắc, thì phải tức khắc thông báo cho mọi người liên hệ hoặc với toà.

 

Chủ sự có toàn quyền trong tiến trình hoà giải, nhưng không có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, với kiến thức về phương pháp và kinh nghiệm về Hoà giải của họ, sẻ giúp đôi bên thấu suốt sự việc, nhìn đến chỗ đứng, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên để chấp nhận một giải pháp tốt đẹp cho cả hai.  Chủ sự Hoà giải được quyền gặp riêng từng bên để thảo luận và họp chung để hai bên tranh chấp đối diện trực tiếp, đối thoại, góp ý kiến, đề nghị những phương thế giải quyết hầu mang lại sự giàn xếp tốt đẹp mong muốn. Thỉnh thoảng, có những việc liên hệ đến vấn đề chuyên môn mà vị chủ sự cần thông qua với những chuyên gia, những tốn kém hoặc chi phí phải được cả hai bên thoả thuận.  Nhưng việc chọn lựa chuyên gia thường do vị chủ sự hoà giải tự quyết định.

 

Thật ra nếu một bên thành tâm muốn dùng phương pháp hoà giải để giải quyết tranh chấp, nhưng bên kia bên ngoài thì đồng ý, nhưng trong thâm tâm thì hoàn toàn có những mưu toan khác, không thật lòng muốn, thì vừa mất tiền, thì giờ, rồi ra về thêm bực dọc, đánh giá thấp tiến trình hoà giải.  Hoặc cả hai bên không muốn đi vào việc hoà giải, nhưng bị buộc làm theo lệnh của toà án, việc nầy thường thấy xảy ra.  Lắm khi có bên vô tình hoặc cố ý trốn tránh, dựa vào lý do nầy, lý do nọ để tránh lệnh của tòa, nhưng rồi vẫn phải chấp nhận vác xác đến văn phòng vị chủ sự để rồi vung lời bắn chữ sát phạt nhau ngay trong vài phút đầu ngồi xuống, thế là ra về hậm hực trong lòng.   

 

Đối phương của việc tranh chấp phải ý thức rằng vị chủ sự tiến trình hoà giải tuyệt đối không thể định đoạt kết quả của việc hoà giải, giải quyết sự tranh tụng, nhưng là chính đôi bên có trách nhiệm thương thảo và chấp nhận những điều kiện do đôi bên đưa ra. Vị chủ sự hoà giải chỉ đóng vai trò cổ võ, hướng dẫn, và vận dụng mọi khả năng về truyền thông, để giúp hai bên tìm ra một mẫu số chung, một giải pháp mà cả đôi bên đều có thể chấp nhận, tuy không hoàn toàn tuyệt đối như ý muốn, nhưng ít ra là thoả đáng.  Không ai có thể tiên đoán hoặc bảo đảm được kết quả của việc hoà giải cả.  Mỗi bên phải cung ứng đầy đủ những giấy tờ, thông tin cần thiết cho vị chủ sự khi được yêu cầu.    

 

Một điểm khá quan trọng mà lắm khi ai nấy đều quên lãng hoặc coi thường, đó là thẩm quyền quyết định của người đại diện đến bàn hoà giải.  Điển hình khi một cá nhân có việc tranh tụng với một công ty, một hội đoàn, một tổ chức, thì ai là người  chính thức đại diện theo nguyên tắc pháp lý của tổ chức đó (Bylaws).  Hoặc quyết định của nhân vật đó có được đúng cách để thi hành những việc đã thoả thuận tại bàn hoà giải không.

 

Về địa điểm và thì giờ của buổi hoà giải sẻ do vị Chủ sự hoà giải quyết định.  Có thể là tại văn phòng của vị chủ sự, tại một khách sạn, một nơi hội họp công cộng hoặc bất cứ nơi nào thuận lợi mà vị chủ sự xét thấy phù hợp cho hoàn cảnh và ích lợi cho mọi người liên hệ.

 

Kín mật-Chỉ có những người liên hệ đến vụ thưa kiện, tranh chấp mới được tham dự và buổi hoà giải.  Nếu được sự ưng thuận của cả đôi bên và chính vị chủ sự, thì những người không liên hệ, hoặc liên hệ ít mới được phép can dự vào.  Vị chủ sự tuyệt đối giữ kín mọi tin tức liên quan đến việc hoà giải.  Mọi giấy tờ, thông tin liên quan đến việc hoà giải phải được bảo mật.  Đặc biệt nhất là toà án không được phép ra lệnh vị chủ sự hoà giải ra khai trước toà, hoặc nộp bất cứ giấy tờ gì liên quan đến nội dung và mọi tiến trình của việc hoà giải.  Hy hữu lắm mới có những luật trừ, liên quan đến hình sự (criminal acts) mà cho đến nay vẫn còn tranh cãi trên diễn dàn chống án ở các cấp toà liên bang.  Mọi bên buộc phải hoàn toàn bảo mật mọi ý kiến, tranh cải, đề nghị, chấp nhận, chịu lỗi, hoặc bất cứ hành vi nào diễn ra trong tiến trình hoà giải, tuyệt đối không tiết lộ ở bất cứ nơi nào, ngay cả trong các phiên toà (trial,) trọng tài (arbitration) hoặc bất cứ một tiến trình tố tụng khác (legal proceeding) như diện vấn (deposition).  Nếu bất cứ ai vi phạm điều nầy, sẽ phải chịu trách nhiệm mọi phí tổn, kể cả luật sư phí để bảo vệ sự kín mật nầy.   Có những khi luật buộc bất cứ ai nghe thấy việc hành hung hoặc đe dọa đến tánh mạng của trẻ em, những người già nua, bệnh tật và một số vấn đề liên quan đến luật hình sự (criminal law) thì buộc phải báo cáo với chính quyền.

 

Không có hồ sơ lưu- Không có một hồ sơ lưu, thâu thanh, mọi dữ liệu ghi lại bằng vi tính, điện tử trong tiến trình hoà giải.  Mọi ghi chú của vị chủ sự thường được tiêu hủy sau khi kết thúc buổi hoà giải.  Nếu ai có ghi chú dùng trong khi thương thảo tại bàn hoà giải, phải được thâu lại và tiêu hủy.  Do đó không ai ra về mà còn mang trong người bất cứ tài liệu gì về việc hoà giải, lét lút thâu lại những lời phát biểu của đối phương là điều bất chính và phi pháp.  

 

Chấm dứt việc hoà giải-Việc hoà giải sẽ được công bố chấm dứt rõ ràng bởi vị chủ sự sau khi hai bên đã:  (1) giàn xếp ổn thoả và ký một hợp đồng (settlement); (2) hoặc vị chủ sự xét thấy không cần thiết để tiếp diển một lần hoà giải khác; (3) Cả đôi bên tuyên bố qua một bản văn yêu cầu chấm dứt việc hoà giải.  Nếu việc hoà giải nầy là do toà án chỉ định, thì vị chủ sự có trách nhiệm gửi văn thư đến toà và báo cáo kết quả của việc hoà giải: (1) đã được kết quả tốt đẹp và kèm theo hợp đồng (Mediated Settlement Agreement); (2) Ý kiến đề nghị đình chỉ mọi tiến trình hoà giải khác trong tương lai, vì sự bế tắt của vấn đề thương thảo, nghịch ý của đôi bên; (3) Đôi bên yêu cầu dừng mọi ý định về hoà giải sau những cố gắng để giàn xếp, kèm theo văn bản do đôi bên ký; (4) Đôi bên yêu cầu toà chấm dứt mọi tiến trình tố tụng.  Nếu đôi bên chỉ giải quyết được một phần của việc tranh tụng thôi, vị chủ sự hoà giải cũng phải báo cáo về toà những gì đã giải quyết xong, và những gì còn phải tiếp tục hoà giải trong những lần tới hoặc để cho toà xét xử.

 

Trách nhiệm dân sự-Vị chủ sự của tiến trình hoà giải sẻ không mang một trách nhiệm dân sự nào trong khi đảm trách vai trò hoà giải.  Ngay cả đến văn phòng luật hoặc công ty của vị chủ sự hoà giải sẻ không phải mang lấy bất cứ trách nhiệm nào qua việc hành sự hoà giải.

 

Lệ phí của việc hoà giải không có một mức ấn định tối đa hoặc tối thiểu.  Có những trung tâm hoà giải bất vụ lợi, thường được toà yêu cầu nhận những vụ thưa kiện nhỏ, hoặc đôi bên là những người nghèo.  Ngược lại, những vụ thưa kiện lớn, tranh tụng giữa các công ty với nhau, thì lệ phí có thể lên đến cả ngàn đồng cho mỗi ngày.  Và thường thì đôi bên sẽ cùng chịu trách nhiệm bằng nhau về việc lệ phí cũng như  những chi phí khác, như việc thuê mướn chuyên gia, sưu tra giấy tờ, mướn phòng ốc theo yêu cầu của đôi bên tại một nơi ngoài văn phòng của vị chủ sự.  Mọi chi phí, tốn kém đều được thông báo trước, và thanh toán ngay trước khi đi vào bàn hoà giải.  Nếu là việc hoà giải là do lệnh của toà, thì mọi thắc mắc hoặc bấât đồng về thủ tục, tiến trình hoà giải sẻ phải được toà phán xử.

 

Hoà giải bởi một vị chủ sự không nói tiếng mẹ đẻ của cả đôi bên là một chuyện thường xảy ra. Hằng ngày có rất nhiều vụ tranh tụng giữa người Việt với nhau, nhưng khi phải đưa ra toà, và bị toà ra lệnh chuyển đến một vị chủ sự hoà giải chỉ nói tiếng Mỹ, thì quyền lợi của đôi bên không mấy được bảo vệ tối đa, nhất là những ai  không thông thạo Anh ngữ. 

 

Điều quan trọng hơn hết là vấn đề dị biệt về văn hoá, phong tục tập quan.  Nếu cần đến một người thông dịch viên, lại có những điều khác cần nêu lên:

Đôi bên được phép mang theo thông dịch viên của riêng mình không? Thông dịch viên có được đào tạo trong lãnh vực thông/phiên dịch, biết về những nguyên tắc tối thiểu của chức năng thông dịch không? Thông dịch viên có được thi cử và cấp giấy hành nghề không?  Người thông dịch viên có quen thuộc, kinh nghiệm với tiến trình hoà giải không?  Nếu cả đôi bên đồng ý cho phép mang theo thông dịch viên, thế thì làm sao bảo đảm được tính trung dung và dịch thuật trung thực như là một người không can dự (no interest) vào việc tranh tụng cũng như tiến trình hoà giải. 

 

Nên nhớ, người thông dịch viên được có mặt không phải để góp ý, cố vấn, hoặc hổ trợ tinh thần cho một bên, nhưng là đóng vai trị như một cái máy thông dịch, không thêm không bớt.  Một điểm khác quan trọng hơn hết là liệu những người thông dịch viên của đôi bên có tuân chỉ giử kín mật những tin tức, những điều nghe thấy tại phòng hoà giải theo như luật định không. Tại Texas, kể từ đầu năm 2001, và theo Chương 57 của Government Code, mọi người hành xử việc thông dịch tại toà án hoặc trong những tiến trình tố tụng (legal proceeding) phải có chứng chỉ hành nghề (license)[Texas Department of Licensing and Regulation]. Thêm vào đó, chính vị chủ sự hoà giải có quyền trắc nghiệm khả năng của người thông dịch qua hai dạng thông dịch: (1) Dạng thông dịch liên hồi (Simultaneous), và (2) Consecutive.

 

Điều đáng ghi nhớ là một người có tên họ Nguyễn, Lê, Phạm, Trần v.v., không chắc là người đó có thể nói tiếng Việt lưu loát.  Một người nói và viết thông thạo cả hai ngôn ngữ, không chắt là họ là một người thông dịch giỏi (qualified interpreter) hoặc chuyên nghiệp (professional).  

 

Nếu người thông dịch không được đào tạo và trau dồi chức năng, thì khó có thể thông dịch trong dạng Simulaneous được.  Có những người thông dịch hoặc phiên dịch nhiều năm, nhưng chưa hề qua một khoá đào tạo và thi hạch của bất cứ cơ quan tư nhân cũng như chính quyền nào, thì không bảo đảm được khả năng thông dịch đúng tiêu chuẩn được.  Một người là hội viên của National Association of Judicial Interpreters and Translators (NAJIT), hoặc The Translators and Interpreters Guild (TTIG) không có gì bảo đảm tài năng thông/phiên dịch của họ cả.  Ngay cả đến một luật sư có tên Việt, nói tiếng Việt, nhưng lại chưa học hết cấp trung học tại Việtnam, thì không thể bảo đảm am tường tiếng Việt và có thể đóng vai trò thông/phiên dịch được, huống chi một người, dầu là một luật sư Việt, nhưng sinh tại Thái lan, Lào, Mỹ, v.v thì làm sao có thể hành sự là một thông ngôn được.

 

Đồng chủ sự-Trong những trường hợp có vụ tranh chấp liên quan đến phái nam-nữ, hoặc có người khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, thì vị chủ sự nên cần có một người cộng tác, cùng mang một chức năng hoà giải (co-mediator), người nầy phải cùng phái tính, hoặc đắc thủ ngôn ngữ, văn hoá và tập tục của mọi người liên quan đến vụ tranh tụng, để bảo đảm chất lượng và giá trị của viêc hoà giải.  

 

Những điểm lợi và bất lợi-Việc tố tụng, nhất là thư kiện về dân sự, tốn kém rất nhiều, đòi hỏi nhiều thời gian, không bảo đảm mang lại kết quả mong đợi. Những người trong vụ tranh tụng không nắm cán được những gì sẽ xảy ra trong tiến trình tố tụng, hao tâm tốn của, luật sư của đôi bên là người lèo lái từng tình tiết tố tụng, nguyên đơn và bị đơn đều nằm thụ động, trong khi đó kết quả lại tuỳ thuộc vào phán quyết của bồi thẩm đoàn hoặc thẩm phán.  Không còn vấn đề kín mật, vì mọi hồ sơ nằm trong tay của toà án là thuộc về của công, ai nấy đều có quyền đọc, hoặc sao đi chép lại. Người thất thế không địch nổi tiền bạc của người giàu sang, lắm khi bỏ gánh giữa đường vì không kham nổi tiền luật sư phí hoặc những tốn kém trong tiến trình tố tụng.  Mọi sự đều hoàn toàn do lệnh của toà và rốt cuộc phá tan quan hệ đôi bên.  Khi một bên thắng án, không hẳn sẽ ra về hân hoan, vì kẻ thua kiện có khả năng chống án, kéo dài vụ kiện từ một đến hai, ba, bốn năm sau.  Khi năm mòn tháng mỏi, tưởng chừng tiền đến trong tay, mới té ra còn có một tiến trình đi đòi nợ (collection) mới lò lên.

 

Ngược lại Hoà giải dành cho đôi bên vị thế quyết định, đòi buộc sự tham gia tích cực của cả đôi bên. Nổ lực tìm ra những phương án với nhiều sáng tạo khác để giàn xếp vấn đề. Luôn luôn cởi mở và khuyến khích những đóng góp lạc quan tích cực của từng người có liên hệ. Ít tốn kém, kết quả nhanh chóng, mọi người đều có thể chấp nhận thi hành những điều kiện mà chính họ đã thoả thuận, hầu có thể kéo dài quan hệ xã hội, làm ăn, chú trọng đến quan hệ hơn là nguyên tắc và luật lệ. Luôn luôn kín mật (All matters occuring during the mediation process are confidential and may not be disclosed to anyone, including the Court. Mediation Order).  Mọi người làm chủ lấy việc mình muốn đệ đạc đến đối phương, không bị áp chế bởi những thủ tục rườm rà, thừa thải, tốn kém.  Phương thức hòa giải đơn sơ, khỏi mất nhiều thời giờ sưu tra giấy tờ, tỷ số kết quả cao; và một điều đáng lưu ý, Hoà Giải là một hình thức giá trị của công lý (acceptable form of Justice.)

 

Bernard Nguyên Đăng
Arbitrator/Mediator/Lecturer
PAXDRC@Gmail.com

 

 

References:

 

1.       Goldberg, Stephen B., Frank E.A. Sander, and Nancy H. Rogers. (1992) Dispute Resolution: Negotiation, Mediation, and Other Processes, 2d ed. Boston: Little Brown.

2.       Fisher, Ury and Patton, (1991)“Getting To YES: Negotiating Agreement Without Giving in” (3rd Edition) Penguin Group.

3.       Mayer, Bernard (1998) The Dynamics of Conflict Resolution. Jossey-Bass

4.       Avruch, Kevin (2000) Culture & Conflict Resolution. U.S. Institute of Peace Press. Washington D.C.

5.       Singer, Linda R. Settling Disputes: Conflict Resolution in Business, Families, and the Legal System. Westview Press (1994).

6.       Folberg, Jay and Milne, Ann (1988) Divorce Mediation-Theory and Practice. The Guildford Press

7.       Matsumoto, David (2000) Culture and Psychology. Wadsworth

8.       ABA. The Negotiator’s Fieldbook. (Schneider, Andrea K., Honeyman, Christopher) (2006) Utpal P. Mehta, Translating Justice, T.X.B.J., Vol. 57-October 1994, 1004-1007

9.       Sue, Derald W., Sue David (1999) Counseling The Culturally Different-Theory and Practice. John Wiley & Sons

10.     Goleman, Daniel (1994) Emotional Intelligence. New York: Bantam Book

11.     Goleman, Daniel (2006) Social Intelligence. New York: Bantam Book

12.     Covey, Stephen R. (1997) The 7 Habits of Highly Effective Families. New York: Golden Book.

13.     Nierenberg, Gerald I, Calero, Henry H. (2003) How To Read A Person Like A Book. Barnes & Noble Books.

14.     Pease, Allan and Barbara (2004) The Definite Book of Body Language. Bantam Books

15.     Faber, Adele, Mazlish, Elaine (1980) How To Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk. New York: Avon Books.

16.     Grabau, Charles M. & Gibbons, Llewellyn J. “Protecting the Rights of Linguistic Minorities: Challenges to Court Interpretation”.

17.     Fred Butler, When Should Race, Gender Or Culture Be A Factor When considering The Mediator?  www.mediate.com/FredButler

18.     Texas Department of Licensing and Regulation, License Court Interpreters Government Code, www.license.state.tx.us/court/lcilaw.htm

19.     License Court Interpreters Frequent Asked Questions, www.license.state.tx.us/court/lcilfaq.htm

20.     Josefina M. Rendĩn, Mediating With Interpreters, T.X.B. ADR Section, Vol.13, No.4, Josrendon@aol.com

21.     ACR Mediation Rules (www.acresolution.org)

22.     State Bar of Texas.ADR Section (2003) (Elliott, Kay E., Elliott, Frank W. ed.)

23.     Alternative Dispute Resolution. The Judicial Council of California-Court Interpreter Certification Division. Fact sheet.

24.     R. D. Gonzalez (1991) “Fundamentals of Court Interpretation: Theory, Policy, and Practice”.

25.     H.R.2497, “Administrative Dispute Resolution Act.”, Public Law No.101-552

26.     Federal Mediation Conciliation Service (FMCS) http://www.fmcs.gov/internet/

27.     National Council on Interpreting in Health Care (NCIHC) http://www.ncihc.org

28.     California Standards for Healthcare Interpreters: Ethical Principles, Protocols, and Guidance on Roles & Intervention developed by the California Healthcare Interpreting Association (CHIA).

29.     National Council on Interpreting in Health Care Develops National Standards for Interpreters

30.     Kate Storey, “The Linguistic Rights of Non-English Speaking Suspects, Witnesses, Victims and Defendants, in Language Legislation and Linguistic Rights.” 

31.     Timothy Dunnigan & Bruce T. Downing, “Legal Interpreting on Trial: A Case Study, in  8 translation and the Law 93” (Marshall Morris ed., 1995).

32.     Angela McCaffrey (2000) “Don’t Get Lost in Translation: Teaching Law Students to Work with Language Interpreters,” 6 Clinical L. Rev. 347, 372

33.     Stella Ting-Toomey, “Constructive Intercultural Conflict Management-Communicating  Across Cultures”. New York: The Guilford Press.  (http://www.guilford.com)

34.     Daniel J. Rearick, “Reaching Out to the Most Insular Minorities: A Proposal for Improving Latino Access to the American Legal System,” Harvard Civil Rights-Civil Liberties Law Review (CR-CL) / Vol. 39, No. 2, Summer 2004

35.     Divorce and Family Mediation: Models, Techniques, and Applications. (2004) (Folberg, J, Milne, A. L., Salem, P. ed.) Guilford Press.

36.     Bercovitch, Jacob, and Jeffrey Z. Rubin (1992) Mediation in International Relations. New York: St. Martin’s

37.     Brett, Jeanne M., Deborah Shapiro, and Rita Drieghe (1988)  ‘Inter-and-Intra-Cultural negotiation: U.S. and Japanese Negotiators,” 41 Acad. Mgmt. J. 495 (October)

 

 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về qua email: PAXDRC@Gmail.com.
 
Copyright©2003 BernardNguyenDang

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.